Người di dân có du nhập văn hóa của họ không? (Phần 3)

Thứ Hai, 28 Tháng Tám 202300:32(Xem: 4932)
Người di dân có du nhập văn hóa của họ không? (Phần 3)
(Robert Mullins International)

Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây.

Ở một số quận của các bang phía tây, nếu tỷ lệ người da trắng miền Nam tăng lên, thì những quận đó có nhiều khả năng ủng hộ ông Donald Trump, phản đối phá thai, xây dựng nhà thờ Tin lành, nghe nhạc đồng quê và thậm chí thích gà nướng hơn pizza.

Sự lan rộng của văn hóa miền Nam da trắng ra khỏi miền Nam đã giúp thành lập mối hữu nghị “Cánh Tân hữu” quốc gia, bằng cách kết hợp quan điểm truyền thống của miền Nam về chủng tộc và tôn giáo, với một tiểu chính quyền và mối quan tâm chống Cộng sản của những người Cộng hòa miền Bắc.

Rõ ràng, những người miền Nam di cư đã không bị hòa nhập vào nền văn hóa đã có từ trước tại nơi cư ngụ mới của họ ở bên ngoài miền Nam. Thay vào đó, họ du nhập văn hóa của chính họ, chia sẻ nó với những người hàng xóm không phải là người miền Nam và truyền nó cho thế hệ tiếp theo.

Những người ủng hộ di dân thường có cái nhìn bất lợi về những người miền Nam bảo thủ và đổ lỗi cho họ vì đã truyền bá một nền văn hóa không mong muốn. Mặt khác, những người ủng hộ di dân lập luận rằng nỗi e sợ về những người di dân sẽ làm thay đổi nền văn hóa của Hoa Kỳ là hoàn toàn chưa được chứng minh. Nhưng điều đó có nghĩa là họ đang phớt lờ ảnh hưởng của những người da trắng miền Nam, những người mang theo nền văn hóa của họ mà không thay đổi, khi họ chuyển từ nơi này sang nơi khác ở Hoa Kỳ. Nói cách khác, người di cư hay nhập cư dưới bất kỳ hình thức nào đều có khả năng giữ các hành vi văn hóa của họ khi họ chuyển đến nơi ở mới.

Trên thực tế, tất cả các nhóm di dân đã gây ra một số thay đổi văn hóa vể lâu dài ở Hoa Kỳ. Ngay cả những nhóm có vẻ khá giống nhau, chẳng hạn như người Mỹ gốc Ireland và người Mỹ gốc Đức, vẫn tiếp tục có những khác biệt quan trọng về niềm tin xã hội và các hành vi văn hóa khác nhau. Do đó, tất nhiên những người di dân ngày nay cuối cùng sẽ làm thay đổi nền văn hóa của Hoa Kỳ. Thuế tăng và giảm, các điều luật đến rồi đi, nhưng hậu quả của việc di dân sẽ còn kéo dài trong tương lai.

Những người bảo thủ nói rằng, thực tế này có nghĩa là chính phủ Hoa Kỳ nên thận trọng trong việc tiếp nhận thêm những người mới, đến Mỹ. Nghe có vẻ như họ muốn quay trở lại thời điểm trước năm 1965, khi hầu hết những người châu Á và hầu hết người Nam và Đông Âu đã từng không thể xin được chiếu khán di dân.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 118078)
Người mẹ đưa người con trai đến Văn phòng Robert Mullins International (RMI) đúng hẹn. Bà nói rất muốn người con trai lấy vợ ở Việt Nam và muốn hỏi rõ thủ tục kết hôn. Người vợ tương lai, theo người mẹ, là con của một người bạn thân, rất ngoan và tháo vát. Người con trai ngồi hiền lành, chỉ cười
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 124771)
Trong một Thư Báo quan trọng, ghi ngày 23/11/2005, được gửi đi từ Văn phòng Liên Lạc Di Dân và Công Dân Hoa Kỳ của Bộ Nội An tại Hoa Thịnh Đốn, gửi đến các giám đốc vùng, các giám đốc trung tâm dịch vụ, các giám đốc quận hạt, các giám đốc trung tâm quốc gia, ông Michael Aytes, Quyền Giám đốc Nội Vụ, đã loan báo về
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 125958)
Trong khi có nhiều du khách ngoại quốc không thể xin chiếu khán (visa) nhập cảnh Hoa Kỳ một cách dễ dàng thì có nhiều du khách ở những quốc gia khác lại được hưởng Chương Trình Miễn Thị Thực Chiếu Khán. Vậy những người may mắn này là ai? Chương Trình Miễn Thị Thực Chiếu Khán cho phép các công dân từ
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 130107)
Năm 2005 sắp trôi qua với nhiều thay đổi về luật lệ và phương thức duyệt xét các hồ sơ di trú. Ngoài vấn đề quan trọng và ưu tiên hàng đầu là việc bảo vệ an ninh ngăn chận các hành động khủng bố tại Hoa Kỳ, cơ quan di trú và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã nỗ lực ngăn ngừa các dịch vụ bảo lãnh "không trong sáng". Mới đây, cơ quan di trú loan báo
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 151641)
Như Văn phòng Robert Mullins International đã loan báo trước đây trong các buổi hội thoại phát thanh và trên báo chí, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã chính thức thông báo chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam chấp thuận việc tái cứu xét quy chế tỵ nạn cho những người hội đủ điều kiện theo Chương