Người di dân có du nhập văn hóa của họ không (phần 1)

Thứ Hai, 21 Tháng Tám 202300:33(Xem: 4832)
Người di dân có du nhập văn hóa của họ không (phần 1)
(Robert Mullins International) Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần.  Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ.

Điều này đã được quan sát thấy trong quá trình di dân của người miền Nam da trắng ở Hoa Kỳ, cũng như trong số những người di dân từ nước ngoài.

Trong một nghiên cứu, nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tỷ lệ tiết kiệm quốc gia ở quốc gia gốc của người di dân và khoản tiết kiệm hưu trí cá nhân của những người di dân từ các quốc gia đó và con cái của họ được sinh ra ở Hoa Kỳ. Hành vi tiết kiệm của con cái của những người di dân thậm chí còn có mối liên hệ chặt chẽ hơn với hành vi tiết kiệm ở quê hương.

Sự tiếp nối văn hóa có ảnh hưởng lớn đến điều kiện di dân hiện nay. Tại Washington, Trung tâm Nghiên cứu di dân bảo thủ nói rằng chính quyền hiện tại đang cho phép một số lượng rất lớn những người di dân vào Hoa Kỳ để sinh sống và làm việc trong khi đang nộp đơn xin tỵ nạn. Họ đang làm thay đổi đất nước bằng một cách mà không thể cứu vãn được.

Tuy nhiên, Trung tâm Nghiên cứu di dân không chỉ ra lý do tại sao chính phủ Mỹ cần nhận thức được một số hành vi của người di dân đang làm thay đổi đất nước như thế nào. Và, họ không nói lý do tại sao họ nghĩ rằng một số hành vi của người di dân đang làm thay đổi đất nước Hoa kỳ theo hướng không mong muốn.

Hãy xem xét việc tôn trọng người già và chăm sóc người già trong gia đình họ. Đây là những hành vi điển hình của nhiều nhóm người di dân và hiếm thấy đối với nhiều người Mỹ. Chắc chắn, sự kính trọng và quan tâm đến người già là những hành vi rất đáng ngưỡng mộ mà những người di dân mang lại cho họ, và điều đó được tiếp tục bởi những đứa con của họ sinh ra ở Mỹ.

Và nếu có bất kỳ hành vi tiêu cực thông thường nào giữa các nhóm di dân, làm thế nào để xác định nó và liệu họ sẽ ngăn cản những nhóm người đó du nhập vào Mỹ? Trung tâm Nghiên cứu di dân im lặng về điều đó.

Các nghiên cứu về người di dân châu Âu trong các lĩnh vực về lịch sử, khoa học chính trị và xã hội học cho thấy những hành vi văn hóa do người di dân mang lại không phải lúc nào cũng biến mất. Trên thực tế, sự khác biệt về giá trị và hành vi giữa các nhóm người di dân có xu hướng tiếp tục sang thế hệ thứ ba và hơn thế nữa.

Sự tiếp tục này đặc biệt đáng kinh ngạc khi chúng ta nhìn vào hậu duệ của những người di dân châu Âu ở Hoa Kỳ. Ví dụ, vẫn có những khác biệt về văn hóa giữa người Mỹ gốc Đức và người Mỹ gốc Ireland sau nhiều thế hệ sinh sống tại Mỹ.

Chắc chắn rằng những người di dân ngày nay cũng sẽ thay đổi văn hóa của Hoa Kỳ trong tương lai. Khi xem xét mức độ gắn bó cộng đồng, lòng khoan dung và hạnh phúc giữa các nhóm châu Âu khác nhau, các quốc gia Bắc Âu thường đạt điểm cao hơn Nam Âu. Hành vi đó được lặp lại ở Hoa Kỳ trong số con cháu của những người di dân từ các quốc gia đó.

Ngoài ra còn có một phân tích về Niềm tin xã hội, nghĩa là Bạn có tin rằng hầu hết mọi người đều đáng tin cậy hay không? Niềm tin xã hội đáng được quan tâm đặc biệt vì nó là một phần thiết yếu trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế và xã hội trong cộng đồng.

Người Mỹ gốc Na Uy đáng tin cậy hơn người Mỹ gốc Đức, mà những người này lại đáng tin cậy hơn người Mỹ gốc Ý. Những khác biệt này có thể tồn tại theo thời gian và không gian, nó là bằng chứng về sự thay đổi văn hóa mà bất kỳ quốc gia tiếp nhận người di dân nào cũng có thể trải qua.

Khoảng 55% người dân từ Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ cảm thấy hầu hết mọi người đều đáng tin cậy. Mức độ tin tưởng này giảm xuống dưới 40% đối với những người di dân từ Ý và Tây Ban Nha.

Ở châu Âu, người Na Uy đáng tin tưởng hơn người Đức và người Đức đáng tin tưởng hơn người Ý. Sau hơn một thế kỷ di dân sang Mỹ, ba nhóm này vẫn có văn hóa ứng xử giống như thế ở Mỹ. Người Na Uy ở Mỹ vẫn đáng tin tưởng hơn người Đức hay người Ý.

Sự khác biệt văn hóa tồn tại theo thời gian và không gian. Bất kỳ quốc gia nào nhận được nhiều người di dân sẽ trải qua sự thay đổi văn hóa. Đó là điều chắc chắn.

Các nhóm bảo thủ ở Mỹ muốn đó là lời cảnh báo về việc tiếp nhận người di dân. Lịch sử của Hoa Kỳ đưa ra bằng chứng rõ ràng rằng, đầu vào từ nhiều nền văn hóa đã tạo nên một đất nước Hoa kỳ như ngày nay.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: info@rmiodp.com Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Thứ Ba, 16 Tháng Năm 2023(Xem: 5233)
(Robert Mullins International) Kể từ tháng 1 năm 2021, số ca tử vong do COVID-19 đã giảm 95% và số ca nhập viện giảm gần 91%. Trên toàn cầu, số ca tử vong do COVID-19 đang ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Chính quyền đã chấm dứt các yêu cầu về chủng ngừa COVID-19 đối với khách du lịch hàng không quốc tế vào ngày 11 tháng 5. Các yêu cầu về chủng ngừa COVID-19 đã hỗ trợ và tăng cường việc chủng ngừa trên toàn quốc, và trọng tâm là việc chủng ngừa đã cứu sống hàng triệu mạng người.
Chủ Nhật, 07 Tháng Năm 2023(Xem: 5839)
(Robert Mullins International) Ngày 3 tháng 5 năm 2023. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã chính thức triển khai chương trình “Đơn giản hóa việc nhập cảnh”mà đã được thử nghiệm ở nhiều thành phố khác nhau từ năm 2021 đến năm 2022. Mục đích là để làm nhanh gọn thủ tục nhập cảnh cho du khách quốc tế tại tất cả 238 sân bay đến ở Hoa Kỳ. Theo chương trình Nhập cảnh đơn giản hóa, CBP không còn đóng con dấu khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ và hiện sẽ chỉ cấp Mẫu I-94 điện tử trên trang web của mình. Cư dân không phải là người định cư của Hoa Kỳ nên thường xuyên kiểm tra trực tuyến Mẫu I-94 của họ khi họ trở về sau chuyến du lịch quốc tế. Mẫu I-94 rất quan trọng để xác định cá nhân có thể ở lại Hoa Kỳ trong bao lâu. Giờ đây, những người không phải định cư khi tiến hành thủ tục nhập cảnh, xuất trình hộ chiếu cùng với các giấy tờ nhập cảnh hợp lệ, chưa hết hạn của họ và sẽ được trả lại hộ chiếu mà không cần đóng con dấu nhập cảnh ghi nhận họ đã nhập cảnh vào quốc gia này.
Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023(Xem: 5631)
(Robert Mullins International) Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang tăng lệ phí xin chiếu khán để hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng và các hoạt động lãnh sự của mình. Để đáp ứng cho các nhu cầu hoạt độngthì cần phải dựa vào lệ phí của người dùng. Lần cập nhật lệ phí gần đây nhất là vào năm 2012 và 2014. Vào ngày 30 tháng 5 năm 2023, phí duyệt đơn xin chiếu khán diện không định cư (NIV) sẽ tăng. Tất cả những người xin chiếu khán phải trả số tiền lệ phí có hiệu lực vào ngày nộp thanh toán của họ. Các thay đổi chính về lệ phí được thực hiện theo quy định như sau: • Các đơn xin chiếu khán NIV, loại không dựa trên đơn bảo lãnh như B1-2 và F-1 sinh viên, sẽ tăng từ $160 lên $185 • L-1 và chiếu khán làm việc tôn giáo không định cư sẽ tăng từ $190 lên $205 • Chiếu khán loại E dành cho các nhà đầu tư sẽ tăng từ $205 lên $315
Chủ Nhật, 23 Tháng Tư 2023(Xem: 5853)
(Robert Mullins International) Ba năm sau khi đại dịch bắt đầu, thị trường lao động nóng đỏ cuối cùng cũng bắt đầu hạ nhiệt. Trong thời kỳ đại dịch, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động là do số lượng người di dân giảm. Người di dân thường chiếm phần lớn trong việc tăng trưởng lực lượng lao động. Tuy nhiên dòng người di dân vào Hoa Kỳ đã tăng lên trong khoảng một năm qua. Các hạn chế đi lại do đại dịch đã kết thúc và Lãnh sự quán và Sở di trú Hoa Kỳ đã bắt đầu thụ lý các hồ sơ tồn đọng. Mối liên hệ giữa di dân và thị trường lao động là rất rõ ràng. Điều hiển nhiên trong thời kỳ đại dịch, những người lao động nhập cư đã đảm nhiệm rất nhiều công việc ở tuyến đầu, chẳng hạn như là người làm công việc chăm sóc ban ngày, y tá và bác sĩ, và cũng như những người đóng gói và giao hàng.
Thứ Hai, 17 Tháng Tư 2023(Xem: 5515)
(Robert Mullins International) Những người di dân Trung Quốc, lo lắng về kinh tế và áp bức chính phủ, đang thực hiện những hành trình nguy hiểm đến Hoa Kỳ với số lượng lớn hơn trước. Con số càng ngày càng tăng những người Trung Quốc vượt biên vào Hoa Kỳ mà không có chiếu khán, thường được thực hiện bằng các hành trình nguy hiểm qua một số quốc gia và dùng mạng xã hội làm hướng dẫn. Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là những người thuộc tầng lớp bậc trung, họ chỉ cảm thấy rằng các cơ hội ở Trung Quốc đang giảm dần, và tình hình chính trị đã trở nên rủi ro hơn rất nhiều. Vì vậy, họ đang tìm mọi cách để thoát khỏi Trung Quốc.
Thứ Hai, 10 Tháng Tư 2023(Xem: 5481)
(Robert Mullins International) Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2023, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) sẽ loại bỏ yêu cầu lấy dấu vân tay và lệ phí 85 Mỹ kim đối với những Đương đơn I-526E, Đơn xin di dân của các Nhà đầu tư Trung tâm vùng. Đương đơn không còn cần phải nộp lệ phí cho các dịch vụ lấy dấu vân tay cùng với Đơn I-526E của họ. Kể từ năm 2022, Sở Di Trú đã nhận được khoảng 980 đơn I-526E nộp kèm theo lệ phí lăn tay. Họ sẽ hoàn trả các khoản phí này trong thời gian tới. Người nộp đơn không cần phải liên hệ với Sở Di Trú để yêu cầu được hoàn lại tiền.
Chủ Nhật, 02 Tháng Tư 2023(Xem: 5359)
(Robert Mullins International) Đạo luật Liêm chính và Cải tổ EB-5 (RIA) năm 2022 hiện cho phép các nhà đầu tư EB-5 hợp lệ và các thành viên gia đình phụ thuộc của họ nộp Mẫu I-485, Đơn xin Điều chỉnh Tình trạng cùng lúc khi nhà đầu tư EB-5 nộp Mẫu I- 526E, Đơn xin di dân của Nhà đầu tư Trung tâm vùng, hoặc ở bất kỳ thời điểm nào trước khi Mẫu I-526 được duyệt xét. Đối với những nhà đầu tư EB-5 trực tiếp trên thế giới, bao gồm công dân Việt Nam, được nộp hồ sơ xin điều chỉnh cùng lúc khi họ đang có mặt hợp lệ tại Hoa Kỳ. Trước khi có RIA, các nhà đầu tư EB-5 cần phải đợi Mẫu I-526 đã được duyệt xét trước khi hợp lệ để nộp Mẫu I-485, tạo ra sự chậm trễ từ 2 đến 3 năm hoặc hơn.
Thứ Hai, 27 Tháng Ba 2023(Xem: 8189)
(Robert Mullins International) Điều gì xảy ra nếu bạn kết hôn với một công dân Hoa Kỳ trong khi đơn xin tị nạn của bạn đang chờ duyệt xét? Bài viết này sẽ thảo luận về các lựa chọn của bạn khi bạn có thể đủ điều kiện nhận được cả hai loại lợi ích di trú. Bạn có thể bị từ chối tị nạn nếu, chẳng hạn như, ở quốc gia của bạn có một nơi an toàn mà bạn có thể di chuyển đến. Đối với thẻ xanh diện hôn nhân, trong hầu hết các trường hợp, những người đủ điều kiện để điều chỉnh tình trạng và có mối quan hệ chân thật với vợ/chồng là công dân Hoa Kỳ sẽ có thể nhận được thẻ xanh mà không gặp nhiều khó khăn. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chứng minh một cuộc hôn nhân chân thật nếu thời điểm có vẻ đáng ngờ? Câu trả lời cho câu hỏi này là: nó thì còn tuỳ. Đơn I-130 sẽ bị từ chối trừ phi người bảo lãnh (người vợ/hoặc chồng là công dân Hoa Kỳ) có thể chứng minh được rằng bạn và vợ/chồng Hoa Kỳ của bạn có một cuộc hôn nhân "thật sự".
Chủ Nhật, 19 Tháng Ba 2023(Xem: 5958)
Robert Mullins International) Việc nộp đơn xin một sổ thông hành mới trước khi đi du lịch nước nhttp://www.rmiodp.com/a1474/can-luu-y-gi-neu-ban-du-tinh-du-lich-vao-mua-he-goài có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn cũng cần chiếu khán trong sổ thông hành mới. Nhiều quốc gia yêu cầu sổ thông hành của bạn phải còn giá trị ít nhất 3 tháng, thậm chí 6 tháng sau khoảng thời gian bạn dự kiến ở lại nước ngoài. Đầu năm 2023, các lần gia hạn thông thường mất 6-9 tuần và các lần gia hạn cấp tốc mất 3-5 tuần. Bây giờ, thông thường là 8-11 tuần và 5-7 tuần để duyệt xét nhanh, không bao gồm thời gian gửi thư. • SỔ thông hành gấp có thể được cấp trong vòng 3 ngày làm việc dành cho các trường hợp khẩn cấp sinh tử.
Chủ Nhật, 12 Tháng Ba 2023(Xem: 5660)
(Robert Mullins International) Ngày 20 tháng 2 năm 2023 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ thiết lập một chương trình thí điểm cho phép một số người có chiếu khán không định cư được gia hạn chiếu khán mà không cần phải rời khỏi Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và sẽ áp dụng cho việc gia hạn các chiếu khán không định cư diện H và L. Hiện tại, việc gia hạn (như là tất cả các chiếu khán không định cư ban đầu) phải được xin ở nước ngoài tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ là tin tức đáng hoan nghênh đối với những đương đơn xin gia hạn chiếu khán diện H, L và người sử dụng lao động của họ. Những đượng đơn này hiện phải chờ đợi lâu để được cấp chiếu khán với nguy cơ bị mắc kẹt ở nước ngoài và bị gián đoạn công việc trong khi chờ đợi.