Những Bước Cần Chuẩn Bị Khi Đi Du Học Mỹ, Lịch Trình Cấp Chiếu Khn Di Dn Tính Đến Thng 04-2006

Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 200600:00(Xem: 116774)
Những Bước Cần Chuẩn Bị Khi Đi Du Học Mỹ, Lịch Trình Cấp Chiếu Khn Di Dn Tính Đến Thng 04-2006

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 

Trong những buổi hội luận của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International trong thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều dịp trình bày về chủ đề du học tại Hoa Kỳ. Để có thêm nhiều thông tin khác liên quan đến diện du học lý thú này, chúng tôi xin trích dẫn một bài phỏng vấn đặc biệt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do với Tiến sĩ Trần Văn Hiển, giám đốc phụ trách các chương trình cộng tác du học giữa đại học Houston và các trường Việt Nam. Để qúy vị có thể theo dõi dễ dàng, chúng tôi xin lược biên theo dạng hỏi-đáp sau đây:

 

(Tiếp theo kỳ trước)

 

 

Những điều kiện yêu cầu tối thiểu

 

- Hỏi: Những điều kiện yêu cầu tối thiểu để ứng viên có thể được nhận vào học tại 1 trường ở Mỹ là gì?

 

- Đáp: Không cần biết bạn muốn đi du học cấp bậc nào, nói và nghe thạo tiếng Anh là điều cần thiết nhất khi phỏng vấn visa. Tùy là bạn xin đi du học ở cấp bậc nào, điều kiện yêu cầu có thể khác như sau:

 

1. Trung học:  Đại đa số trung học Mỹ không đòi TOEFL. Tuy nhiên, có vẫn tốt hơn không. Thêm vào đó, bạn cần có một người giám hộ vì bạn dưới 18 tuổi.

 

2. Community College: Đa số đòi TOEFL từ 500 đến 550 và có bằng trung học.

 

3. University: Đa số đòi TOEFL 550 trở lên. Bạn phải là học trò khá trở lên ở trung học hay đại học ở Việt Nam. Cho đại học, nhiều trường bắt bạn thi SAT. Cho cao học, bạn cần phải thi GRE hay GMAT.

 

- Hỏi: Xin cho biết ứng viên có thể xin học bổng hay không? và xin như thế nào?

 

- Đáp: Rất nhiều đại học Mỹ cấp học bổng cho sinh viên ngoại quốc, và thông tin thường có trên mạng của trường.

 

Cho những bạn học cao học, trường có những việc làm gọi là teaching assistantship hay research assistantship, và bạn có thể xin assistantship cùng với xin nhập học. Teaching hay research assistantship có thể lên đến 15,000 hay 25,000 đô một năm, khi tính luôn sự giảm học phí cho những sinh viên này.

 

- Hỏi: Từ kinh nghiệm làm việc của mình, giáo sư có thể cho biết những thực tế về thủ tục xin visa du học Mỹ tại Việt Nam. giáo sư có những lời khuyên gì đối với các bạn học sinh - sinh viên có dự định du học Mỹ?

 

- Đáp: Dựa vào kinh nghiệm của tôi trong những năm qua làm việc với sinh viên Việt Nam muốn đi du học Mỹ, tôi có một số nhận xét hữu ích như sau:

 

1. Viên chức ngoại giao của Mỹ phỏng vấn du học sinh, thường là những người chuyên nghiệp và tận tâm. Đại đa số theo luật pháp Mỹ, đề cấp hay từ chối visa của bạn. Nếu bạn hiểu luật visa du học và chuẩn bị kỹ, xác suất bạn được visa sẽ rất cao.

 

2. Những sinh viên đến xin visa mà không chuẩn bị kỹ hay không theo đúng luật, thường bị từ chối. Tôi sẽ không ngạc nhiên, nếu xác suất này lên đến 80-90%.

 

3. Mỗi lần bạn bị từ chối visa, xác suất được visa lần tới sẽ giảm đi nhiều. Viên chức sẽ ít tin bạn hơn, khi bạn phỏng vấn lần tới. Lần tới có thể là một vài hôm sau, hay một vài năm sau. Do đó tôi thành thật khuyên bạn, là đừng đi xin visa, nếu bạn không hội đủ điều kiện để đạt được visa.

 

4. Người ngoài không có ảnh hưởng được các viên chức trong việc cấp visa cho bạn, do đó đừng tin bất cứ những ai hứa hẹn giúp bạn xin được visa.

 

- Hỏi: Nhìn chung có mấy loại visa du học, những ưu tiên và giới hạn của từng loại như thế nào?

 

- Đáp:Cho du học sinh, có 2 hai loại visa thường dùng, là F-1 và J-1. Đây là một số điều cần biết về hai loại visa này.

 

1. Visa F-1: Đại đa số du học sinh được loại visa này. Sinh viên cần mẫu I-20 của trường cấp để xin visa F-1. Visa cho phép du học sinh qua Mỹ du học và thường có giá trị là một năm. Trong một năm đó, sinh viên có thể qua lại Mỹ nhiều lần mà không cần phải đi phỏng vấn lại. Sau khi học xong, nếu được công ty Mỹ giữ lại làm việc lâu dài, sinh viên có visa F-1, có thể tiếp tục ở lại Mỹ đi làm.

 

2. Visa J-1: visa này thường dành cho sinh viên thuộc những chương trình trao đổi văn hóa hoặc chương trình học bổng của chính phủ Việt Nam hay Hoa Kỳ. Sinh viên cần mẫu DS-2019 của trường, hay cơ quan Mỹ cấp đề xin visa J-1. Visa J-1 cho phép du học sinh qua Mỹ du học, trao đổi văn hóa, hoặc nghiên cứu, và thường có giá trị là một năm.

 

Trong một năm đó, sinh viên có thể qua lại Mỹ nhiều lần mà không cần phải đi phỏng vấn lại. Vì có học bổng, đa số sinh viên xin J-1 visa, được cấp visa. Sinh viên có J-1 visa thường phải rời Mỹ it nhất hai năm sau khi học xong, do đó sinh viên không thể ở lại Mỹ đi làm, như sinh viên có visa F-1.

 

- Hỏi: Thông thường các viên chức Hoa Kỳ phụ trách về thủ tục cấp visa, họ dựa vào những yếu tố nào để quyết định việc đồng ý hay từ chối cấp visa cho du học sinh ?

 

- Đáp: Viên chức cấp hay từ chối visa, tùy thuộc vào người xin phải chứng minh được 3 điều sau đây:

 

1. Lý do đi Mỹ, chính là để học.

 

2. Sinh viên hay người tài trợ, phải có đủ tài chính lo cho sinh viên ít nhất là năm đầu. Nếu đủ tài chính cho suốt thời gian học ở Mỹ thì chắc chắn hơn.

 

3. Sinh viên có nhiều gắng bó với Việt Nam, và sẽ trở về Việt Nam sau khi học xong để làm gì đó cho chính bản thân mình, gia đình mình và xã hội mình.

Nếu muốn được visa, sinh viên phải chứng minh được cả 3 điều trên.

 

- Hỏi: Du học sinh cần phải chứng minh 3 điều trên ra sao khi đi phỏng vấn visa?

 

- Đáp: Mỗi một điều cần chứng minh khác nhau:

 

1. Để chứng minh đi học thật sự, bạn cần nói và nghe tiếng Anh tốt, được một trường có kiểm định chất lượng tốt ở Mỹ nhận vào học chính thức, có điểm TOEFL cao, bạn là một học sinh giỏi ở Việt Nam, hay những gì khác chứng minh được là bạn sẽ thành công trong sự học khi đến Hoa Kỳ.

 

2. Để chứng minh tài chính, bạn cần cho viên chức thấy là bạn có đủ tiền đi du học Mỹ qua một trong hai hình thức:

 

a. Hình thức thứ nhất - Bạn hay người tài trợ, có tiền trong ngân hàng lâu dài, và số tiền này đủ trang trải ít nhất một năm đầu ở Mỹ. Nếu đủ cho cả thời gian học ở Mỹ thì tốt nhất. Thêm vào đó, bạn cần chứng minh được nguồn tiền từ đâu ra. Ví dụ như, gia đình bạn, bán một căn nhà cho bạn đi du học, hoặc bạn để dành tiền khi đi làm có thu nhập cao.

 

b. Hình thức thứ hai - Người tài trợ có công ăn việc làm với thu nhập hàng tháng hay hàng năm cao, và có thể tài trợ sinh viên trong suốt thời gian học ở Mỹ.

 

3. Để chứng minh là bạn sẽ trở về Việt Nam hay có nhiều gắng bó với Việt Nam, bạn cần ghi danh học một ngành nào thích hợp với nền kinh tế Việt Nam, ngành giúp bạn làm nhiều tiền khi trở về Việt Nam, và sự đi du học ở Mỹ là một đầu tư tốt cho bạn.

Bạn phải linh động giải thích được những điều này bằng tiếng Anh, do đó khả năng nói, và nghe được tiếng Anh, rất quan trọng trong giai đoạn này. Cho những bạn đã có gia đình hay được công ty bên Việt Nam cam kết sẽ giữ việc và chờ bạn trở lại, bạn được xem là có nhiều gắng bó với Việt Nam.

 

- Hỏi: Nếu du học sinh có thân nhân ở Mỹ, có nên nhờ thân nhân tài trợ hay không?

 

- Đáp: Bạn cần phải cân nhắc, trước khi nhờ thân nhân ở Mỹ bảo lãnh tài chính. Người ở Mỹ thường có thu nhập cao và có thể tài trợ bạn một cách khá dễ dàng. Tuy nhiên viên chức có thể đánh giá thấp, sự gắn bó của bạn với Việt Nam, ngoại trừ bạn chứng minh một sự gắng bó cao khác như đã có gia đình ở Việt Nam, và đi du học Mỹ sẽ giúp bạn thành công hơn khi trở về Việt Nam.

 

Chi Phí Học Tập

 

- Hỏi: Về học phí ra sao?

 

- Đáp: Đại đa số trường trung học và đại học Mỹ là trường công. Ở bậc Trung học, chỉ có trường tư nhận học sinh ngoại quốc. Nếu bạn muốn đi du học bậc trung học, tốt nhất nên đi du học vào năm lớp 10 hay 11.

 

Du học trung học đắt hơn du học đại học vì học sinh còn quá trẻ, phải ở cư túc xá, và cần có người giám hộ. Nhưng vì còn trẻ, các em có thể học nói và nghe tiếng Anh nhanh hơn sinh viên đi du học bậc đại học. Phí tổn 1 một năm cho trung học từ 20,000 đến 30,000 đô la tùy theo sự lựa chọn.

 

Ở bậc Đại học, trường công và tư đều nhận sinh viên ngoại quốc. Cho Đại học công lập, tiền học tương đối thấp cho người dân địa phương nhưng rất đắt cho sinh viên ngoại quốc. Đại học tư, tiền học đắt cho tất mọi người, dân địa phương hay không không thành vấn đề.

 

Nếu học community college công, phí tổn hàng năm từ 12,000 đến 25,000 đô la tuy theo sự lựa chọn. Nếu học university công, phí tổn hàng năm khoảng 15,000 đến 30,000 tùy theo sự lựa chọn. Trường tư thường đắt hơn trường công nhiều.

 

- Hỏi: Những vùng nào ở Mỹ có chi phí đại học tương đối thấp?

 

- Đáp: Chi phí đại học thấp hay cao còn tùy vào một vài yếu tố như sau: Chọn community college hay university - Học phí của community college thường rẻ hơn university rất nhiều. Do đó sinh viên nên học community college hai năm đầu và chuyển tiếp lên university hai năm sau.

 

Chọn thành thị hay vùng quê, vùng xa.

 

Đời sống hàng ngày ở thành thị thường tốn kém nhiều hơn ở vùng quê vùng xa. Tuy nhiên thành thị thì vui hơn, nhất là những nơi có đông người Việt. Bạn có cơ hội học thêm lối tổ chức và đời sống phức tạp của đô thị Hoa Kỳ.

 

Cơ hội tìm việc làm chuyên môn ở thành thị cao hơn thôn quê. Do đó đô thị cho bạn nhiều cơ hội học hỏi và làm việc hơn. Còn ở vùng quê vùng xa thì buồn hơn. Tuy nhiên nó rất lý tưởng nếu bạn chỉ muốn học, học và học.

 

Chọn tiểu bang: Nếu bạn học ở community college, hai tiểu bang học phí rẻ nhất là Texas và New Mexico. Nếu bạn chọn university, tiểu bang học phí rẻ nhất là Oklahoma. Tổng quát mà nói, Đại học miền Nam Hoa Kỳ học phí hạ hơn miền Bắc.

 

- Hỏi: Chính quyền Hoa Kỳ quản lý du học sinh quốc tế như thế nào?

 

- Đáp: Sinh viên khi xin visa đi du học, Sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội và Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn là nơi quyết định cho sinh viên qua Mỹ du học hay không. Nếu được chấp nhận, sinh viên được visa F-1 hay J-1 qua Mỹ du học. Visa này có giá trị một năm.

 

Nghĩa là sinh viên có thể dùng visa này đi lại giữa Mỹ và Việt Nam nhiều lần trong một năm mà không cần phải phóng vấn lại. Sau một năm, nếu sinh viên về thăm nhà, cần phải qua một phỏng vấn khác. Khi phỏng vấn lại, sinh viên phải chứng minh nhiều điều như đã nói ở các chương trình trước.

 

Khi qua đến Mỹ, sinh viên không còn trực thuộc vào sự quản lý của Sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Việt Nam nữa. Ở Mỹ, cơ quan quản lý sinh viên du học là Sở Di trú và Quan thuế. Sở Di trú ủy quyền cho đại học kiểm soát sinh viên.

 

Đại học dùng một hệ thống computer tên là SEVIS báo cáo cho Sở Di trú và quan thuế tình hình học tập của sinh viên. Nếu sinh viên học tốt, trường tiếp tục quản lý sinh viên đến khi học xong. Sau khi học xong một bằng, sinh có thể tiếp tục nghi danh học một bằng khác và tiếp tục ở Mỹ học.

 

- Hỏi: Du học sinh có được đi làm ở Mỹ hay không?

 

- Đáp: Theo luật di trú của Hoa Kỳ, du học sinh không được phép đi làm ngoại trừ những trường hợp sau:

 

1. Đi làm tạm thời cho đại học mình đang học: Nếu bạn tìm được việc làm tạm thời trong đại học, bạn không phải xin phép chính quyền. Research và teaching assistantship là một hình thức làm tạm thời cho đại học.

 

2. Đi làm bên ngoài khi được đại học cho phép - Du học sinh có thể xin phép đại học cho đi làm bên ngoài vào những ngành liên quan đến sự học để học hỏi thêm kinh nghiệm chuyên môn.

 

3. Đi làm bên ngoài khi người tài trợ bị khó khăn về kinh tế. Khi người tài trợ, như bố mẹ bị khó khăn về kinh tế, sinh viên có thể xin phép sở Di trú giấy phép đi làm bên ngoài.

 

Đi thực tập sau khi tốt nghiệp: Sở Di trú cho phép sinh viên đi làm, thời hạn một năm, ngay sau khi tốt nghiệp.

 

Đi làm lâu dài khi được công ty Mỹ bảo lãnh: Những sinh viên có chuyên môn mà nền kinh tế Mỹ cần, họ có thể ở lại Mỹ làm việc lâu dài khi được công ty Mỹ xin cho một loại visa gọi là H1-B.

 

Đi làm lâu dài sau khi đính hôn với công dân Mỹ - Sau khi đính hôn và được sở Di trú chấp nhận, sinh viên có thể đi làm và được mọi quyền kinh tế như người dân Mỹ.

 

- Hỏi: Xin Giáo sư giới thiệu thêm về các nguồn thông tin hữu ích liên quan đến du học Hoa Kỳ?

 

- Đáp: Sau đây là một số nguồn thông tin hữu ích trong việc du học Hoa Kỳ.

 

1. Institute of International Education hay IIE: Đây là một tổ chức vô vụ lợi của Hoa Kỳ. Văn phòng IIE ở Việt Nam có nhiều thông tin về du học Hoa Kỳ mà bạn có thể tham khảo. Địa chỉ ở Sài Gòn là Saigon Centre, 65 Lê Lợi, Lầu 9, Quận 1. Địa chỉ ở Hà Nội là số 2 Ngô Quyền, Phòng 505.

 

2. Web site cho TOEFL, SAT and GRE là www.ets.org, nơi đây bạn có thể tìm đủ mọi thông tin về ba môn thi này.

 

3.Muốn tìm một danh sách các trường trung học tư thục ở Hoa Kỳ - Web site này HTTP://WWW.EDUFAX.COM/ISL.HTML cho bạn tên và địa chỉ của rất nhiều trường trung học Mỹ nhận du học sinh.

 

4. Muốn tìm một danh sách các trường đại học ở Hoa Kỳ - Bạn có thể dùng Web site này <a href='HTTP://APPS.COLLEGEBOARD.COM/SEARCH/INDEX.JSP" target="new">HTTP://APPS.COLLEGEBOARD.COM/SEARCH/INDEX.JSP để tìm một đại học thích hợp với bạn nhất.

 

5. Muốn chuẩn bị đi du học bậc trung học: Trường tư thục Nam-Mỹ ở Sài Gòn, số 23, Đường 101 Phạm Thế Hiển, Quận 8 là một trường song ngữ Việt Mỹ. Trường có dạy chương trình GED, hay trung học Mỹ. Học sinh Nam-Mỹ có thể thi lấy bằng GED từ xa, do tiểu bang Maine cấp.

 

6. Muốn chuẩn bị đi du học bậc đai học ở Saì Gòn: Sàigòn Tech, Quang Trung Software City, Quận 12 là một community college của người Việt liên kết với Houston Community College System đào tạo nghề. Sinh viên tốt nghiếp Sài Gòn Tech sẽ được Houston Community College System cấp bằng Associate of Applied Science về ngành Computer Technology.

 

Muốn chuẩn bị đi du học bậc đại học và cao học ở Saì Gòn - Trung tâm đào tạo quốc tế của Đại học Quốc Gia, 166 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1 có những chương trình đào tạo 2+2 cho đại học và 1+1 cho cao học trình độ masters.

 

Chương trình 2+2, sinh viên học chương trình Mỹ, 2 năm đầu ở Việt Nam, hai năm sau ở một đại học Mỹ, và nhận bằng cử nhân từ đại học Mỹ. Chương trình 1+1, sinh viên học chương trình Mỹ một năm ở Việt Nam và một năm ở Mỹ, và nhận bằng masters từ đại học Mỹ.

 

Các trang web hữu ích có thể giúp các bạn muốn xin du học Hoa Kỳ:

 

- Trang web về giáo dục Hoa Kỳ: http://www.educationusa.state.gov/

 

- Trang web về chiếu khán của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ: http://travel.state.gov/visa/

 

- Trang web về thông tin du học: http://www.iie.org/

 

LỊCH TRÌNH CẤP CHIẾU KHN DI DN TÍNH ĐẾN THNG 04-2006

 

A- IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thnh nin, cha- mẹ của cơng dn Hoa Ky, luơn luơn hiệu lực)

B- Ưu tin F1-1:          Xt đến 22-04-2001

C- Ưu tin F2-A:          Xt đến 01-03-2002

D- Ưu tin F2-B:          Xt đến 15-07-1996

E- Ưu tin F3:              Xt đến 22-07-1998

F- Ưu tin F4:              Xt đến 08-11-1994

G- Tu Sĩ-SR:              Luơn luơn hiệu lực

 

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 860AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

 

 

 

Chủ Nhật, 25 Tháng Chín 2022(Xem: 7620)
(Robert Mullins International) Thông tin này dựa vào bản báo cáo của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC). Kể từ tháng 3 năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng duyệt xét đơn xin chiếu khán nhập cư của Bộ Ngoại giao. Các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đang làm việc để tiếp tục các dịch vụ chiếu khán thông thường càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, đại dịch tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng chiếu khán mà các đại sứ quán và lãnh sự quán có thể xét duyệt. Vào những thời điểm khác nhau, quá trình duyệt xét của lãnh sự bị chậm lại hoặc tạm dừng vì các lệnh đóng cửa tại địa phương và toàn quốc; việc hạn chế đi lại; các quy định về kiểm dịch của nước sở tại; và nỗ lực của các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Chủ Nhật, 18 Tháng Chín 2022(Xem: 7959)
(Robert Mullins International) Chương trình DACA đã tới lui tại các tòa án kể từ khi nó bắt đầu vào năm 2012. Một luật DACA mới đã được ban hành vào cuối tháng Tám. Ông Biden hy vọng sẽ tiếp tục DACA vì nó bảo vệ những người nhập cư đến Mỹ bất hợp pháp khi còn thơ ấu. Luật vẫn chưa đưa vào hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 10 và nó vẫn là chủ đề của một vụ kiện tại Tòa án phúc thẩm khu vực 5. Vụ kiện đó tuyên bố DACA là bất hợp pháp. Vụ việc đó vẫn chưa xong và nếu có quyết định chống lại DACA thì chương trình sẽ cần phải lên Tòa án Tối cao một lần nữa. Chương trình DACA đã bị đóng đối với những đương đơn mới kể từ tháng 16 tháng 7 năm 2021 vì vụ kiện của tòa án liên Bang tại Texas, mặc dù chương trình vẫn cho phép gia hạn. Luật mới của ông Biden sẽ chưa có hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 10. Chính quyền Biden hy vọng rằng việc ban hành một luật chính thức trong bộ luật liên bang sẽ bảo vệ chương trình trước tòa án liên bang.
Thứ Bảy, 10 Tháng Chín 2022(Xem: 7479)
(Robert Mullins International) Vào ngày 24 tháng 8, một nhóm vận động trong lĩnh vực EB-5 đã đạt được thỏa thuận với Sở Di Trú Hoa kỳ. Thỏa thuận khẳng định cho các Trung tâm vùng đã được chuẩn thuận trước đây sẽ duy trì trạng thái uỷ quyền của họ và không cần xin lại quy chế Trung tâm vùng. Tất cả các Trung tâm vùng, bao gồm những trung tâm đã được chuẩn thuận trước tháng 3 năm 2022, vẫn phải nộp Mẫu đơn I-956 mới và phí nộp đơn $ 17,795 trước ngày 29 tháng 12 năm 2022. Các trung tâm vùng không cần phải đợi đơn I-956 chấp thuận. Họ có thể hoạt động ngay sau khi họ nộp đơn I-956. Các Trung tâm vùng được chấp thuận trước tháng 3 năm 2022, đơn I-956 của họ phải được xem xét trước khi có Trung tâm vùng mới.
Thứ Ba, 06 Tháng Chín 2022(Xem: 8356)
(Robert Mullins International) Một cuộc phỏng vấn với Sở di trú là phần khó khăn nhất đối với người đến Hoa Kỳ có chiếu khán (visa) du lịch hoặc sinh viên du học khi kết hôn với một công dân Mỹ sau chỉ vài tháng đến Hoa Kỳ. Suy nghĩ đầu tiên trong đầu nhân viên di trú là "Làm sao họ có thể rơi vào lưới tình và kết hôn chỉ trong một thời gian ngắn như vậy?". Nhân viên Sở di trú có thể phỏng vấn cách ly hai người trong cuộc phóng vấn xin Thẻ Xanh. Nhân viên di trú có thể hỏi người chồng về màu sắc màn cửa trong phòng ngủ. Người chồng trả lời là "Xanh lá cây". Vợ anh ta trả lời cùng câu hỏi là "Xanh dương". Chỉ với những câu trả lời căn bản như vậy thôi, nhân viên di trú đã cố tìm những lý do để từ chối đơn xin điều chỉnh tình trạng cư trú.
Chủ Nhật, 28 Tháng Tám 2022(Xem: 7971)
(Robert Mullins International) Một trong những thân chủ của văn phòng Robert Mullins International mô tả lần gặp gỡ nhân viên Sở di trú giống như "một cuộc phỏng vấn nín thở qua sông", rất hồi hộp và căng thẳng. Điều chẳng có gì ngạc nhiên về những cuộc phỏng vấn với nhân viên Sở di trú sẽ rất căng thẳng với tất cả mọi người, kể cả những cặp vợ chồng có mối quan hệ trong sáng vì chẳng có gì để che dấu cả. Kể cả những cặp vợ chồng thật nhất vẫn có thể hiểu lầm câu hỏi của nhân viên phỏng vấn hoặc bị mất trí nhớ trong một thoáng nào đó, làm cho họ đưa ra những câu trả lời sai hoặc không thể chấp nhận được. Giả định rằng có một mối tình chân thật nào đó, cả hai người đều biết rằng ngày hết hạn chiếu khán du lịch hoặc du học đã gần kề, vì thế họ không màng đến việc cần có thời gian dài quen biết nhau. Tuy nhiên, nhân viên Sở di trú lại rất quan tâm về việc này.
Thứ Hai, 22 Tháng Tám 2022(Xem: 9505)
(Robert Mullins International) Kết hôn ở Việt Nam hoặc đợi kết hôn sau khi hôn phu-thê đến Hoa Kỳ, cách nào tốt hơn? Đây là thắc mắc chung của nhiều người trước khi chọn xúc tiến một loại hồ sơ bảo lãnh. Nhưng câu trả lời không dựa vào yếu tố tổng quát, mà còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân liên hệ. Hồ sơ diện vợ chồng thường được Tòa lãnh sự tin tưởng hơn. Với diện hôn phu - thê, lãnh sự sẽ có thể muốn biết lý do chánh đáng nào hai người lại chọn cách không kết hôn ở Việt Nam? Ưu điểm của việc chọn lập một hồ sơ theo diện vị hôn phu-thê là thời gian duyệt xét nhanh hơn khoảng ½ thời gian xét diện vợ-chồng, có thể đem theo con riêng trên 18 tuổi nhưng dưới 21 tuổi. Người bảo lãnh và được bảo lãnh vẫn có thể thay đổi quyết định không tiến tới hôn nhân sau khi nhập cảnh Mỹ trước 90 ngày. Trong khi đó, khuyết điểm cũng không ít: Tự túc bảo trợ tài chánh mà không được nhờ người phụ bảo trợ. Nếu không may hồ sơ bị từ chối, người bảo lãnh không được kháng cáo hay lập một hồ sơ
Chủ Nhật, 14 Tháng Tám 2022(Xem: 9101)
(Robert Mullins International) Nên bảo lãnh diện vợ - chồng hay hôn phu - thê? Bảo lãnh diện vợ - chồng không bảo đảm là hồ sơ sẽ được Lảnh sự dễ dàng chấp thuận, nhưng hồ sơ này sẽ dễ gây ấn tượng tốt đối với nhân viên lãnh sự hơn là hồ sơ hôn phu - thê. Bảo lãnh vợ - chồng thường đòi hỏi người bảo lãnh phải có ít nhất hai chuyến đi Việt Nam - một chuyến đi để gặp mặt trực tiếp và chuyến đi thứ hai để kết hôn. Đôi khi người bảo lãnh cần phải đi chuyến thứ ba chỉ để ký giấy hôn thú vì không đủ thời gian hoàn tất thủ tục xin hôn thú rất nhiêu khê trong lần thứ hai về Việt Nam. Đó là lý do tại sao một số người chọn bảo lãnh diện hôn phu - thê. Trong cả hai diện bảo lãnh vợ - chồng và hôn phu - thê, điều quan trọng nhất vẫn là bằng chứng liên lạc: emails, thư từ, hình ảnh, liên lạc qua các mạng xã hội, những chuyến về Việt Nam, v.v… Sở di trú đôi khi đòi hỏi phải có bản sao cùi vé máy bay, hoặc những trang trong sổ thông hành (passport) có đóng mộc ghi nhận ngày đến và rời khỏi Việt N
Chủ Nhật, 07 Tháng Tám 2022(Xem: 9073)
(Robert Mullins International) Một người vợ hoặc chồng là người ngoại quốc nhập cảnh Hoa Kỳ với loại chiếu khán (visa) phi-di-dân, không vi phạm diện nhập cảnh, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh nếu họ hợp lệ để xin chiếu khán di dân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp nộp đơn xin thẻ xanh theo diện đầu tư EB-5 trực tiếp kinh doanh, hay lao động EB-3. Chúng tôi sẽ viết về 2 diện EB này trong những kỳ tới. Nếu qúy vị là khách du lịch với chiếu khán loại B-2, hoặc là sinh viên du học, hoặc nhập cảnh với chiếu khán miễn thị thực WT, qúy vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi kết hôn với một công dân Mỹ.
Thứ Hai, 01 Tháng Tám 2022(Xem: 8132)
(Robert Mullins International) Tiếp theo phần 1 kỳ trước, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Chúng tôi tiếp tục giai đoạn 4 đến 6 trong thủ tục xin nhận con nuôi gồm có 6 giai đoạn. Sau khi bạn chấp nhận được kết hợp với một đứa trẻ cụ thể, bạn sẽ nộp đơn lên USCIS để được chấp thuận tạm thời cho đứa trẻ đó nhập cư vào Hoa Kỳ bằng cách nộp Mẫu I-800, Đơn Yêu cầu Phân loại Người nhận con nuôi Công ước là Người thân ngay lập tức. USCIS sẽ đưa ra quyết định tạm thời về việc liệu đứa trẻ có đáp ứng định nghĩa của một người được chấp nhận Công ước hay không và có khả năng đủ điều kiện để được nhận vào Hoa Kỳ hay không.
Thứ Hai, 25 Tháng Bảy 2022(Xem: 7567)
(Robert Mulllins International) Vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Thời gian chờ đợi để nhận được giấy giới thiệu của một trẻ em được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài theo diện nhu cầu đặc biệt thường ngắn hơn so với những trẻ em khác. Việt Nam là thành viên của Công ước về con nuôi La Hay (Hague), nên việc nhận con nuôi từ Việt Nam phải tuân theo một quy trình cụ thể được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của Công ước. Dưới đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về quá trình thông qua Công ước. Bạn phải hoàn thành các bước này theo thứ tự sau để đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý cần thiết. Việc nhận con nuôi được hoàn thành không theo trình tự có thể gây ra sự chậm trễ đáng kể hoặc dẫn đến việc đứa trẻ không đủ điều kiện để được cấp thị thực nhập cư vào Hoa Kỳ.