Di Dân Đều Muốn Nhập Tịch Hoa Kỳ

Thứ Sáu, 11 Tháng Tám 200600:00(Xem: 120066)
Di Dân Đều Muốn Nhập Tịch Hoa Kỳ

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Cuộc tranh luận về cải tổ vấn đề di dân tại quốc hội đang tạm ngưng trong lúc các chính trị gia thảo luận với nhân dân Hoa Kỳ về vấn đề này bằng một loạt những cuộc điều trần được tổ chức trên toàn quốc. Trong khi đó sự bất trắc về tương lai của chính sách di dân của Hoa Kỳ là nguyên nhân khiến cho nhiều thường trú nhân hợp pháp tại đây vội vã nộp đơn xin nhập tịch.

Qua tiết mục Lá Thư Mỹ Quốc của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), Văn phòng Tham vấn Di Trú Robert Mullins Internatiopnal xin được trích thuật nội dung bài tường thuật về vấn đề nhập tịch Hoa Kỳ hiện nay. Bài tường thuật này do thông tín viên Rene Gutel của Đài VOA thực hiện:

Cô Fabiola Valencia từ Guadalajara, Mexico di dân đến Hoa Kỳ từ 13 năm trước. Cô làm việc cho một sòng bài tại Scottdale, tiểu bang Arizona. Cô cho biết đã hội đủ điều kiện để xin nhập tịch từ 8 năm trước nhưng mãi đến tháng này cô mới quyết định nộp đơn. Cô cho biết sau bao nhiêu năm như vậy, giờ đây cô mới cảm thấy cần phải trở thành công dân hơn bao giờ hết.

"Trở thành công dân để được đi bầu, giúp cho những người đồng hương, cho gia đình tôi, và để có thể thay đổi được luật lệ để có lợi cho chúng tôi".

Hôm chủ nhật, cô Valencia đã đến tham dự một diễn biến được gọi là "Hội Chợ Nhập Tịch" tổ chức ở một trường tiểu học trong thành phố Phoenix. Những tình nguyện viên giúp cho cô và hàng chục những di dân hợp pháp khác điền đơn xin nhập tịch. Khi được hỏi, hầu hết những người nộp đơn đều nói rằng họ sợ qui chế thường trú của họ sẽ không được bảo đảm nữa, có nghĩa là họ sẽ không được lưu lại vĩnh viễn tại Hoa Kỳ nếu họ không phải là công dân.

Ban tổ chức hội chợ nhập tịch cũng mở một lớp huấn luyện cho di dân về tiến trình chính trị, và những ai là các chính trị gia đang can dự rất nhiều vào cuộc tranh luận về di dân. Hội chợ này là một phần của điều được gọi là Mùa Hè Dân Chủ, một chiến dịch toàn quốc khuyến khích các di dân hợp pháp nộp đơn xin nhập tịch.

Những cổ động viên hy vọng sẽ đăng ký được 1 triệu cử tri mới. Chiến dịch Mùa Hè Dân Chủ được liên minh có tên: "Chúng Ta Là Nước Mỹ" đứng ra tổ chức. Đây là một liên minh đứng sau nhiều cuộc diễn hành ủng hộ di dân diễn ra trong mùa xuân vừa rồi. Bà Lydia Hernandez là một người trong ban tổ chức, cho biết:

"Vì có những cuộc diễn hành như thế, người ta mới muốn biết họ có thể làm gì để giúp thay đổi chiều hướng đang diễn tiến hiện nay. Rất nhiều người mang cảm nghĩ chống đối di dân, họ muốn tạo ảnh hưởng với những dự luật này".

Những dự luật đó đang bị đình lại tại quốc hội. Thượng viện thì đã chấp thuận một chương trình làm việc cho các công nhân từ nước ngoài đến. Hạ viện thì muốn có những biện pháp trừng phạt nặng nề hơn đối với giới chủ nhân thuê mướn các di dân bất hợp pháp. Hai bên chưa đạt tới được một lập trường dung hòa, và trong tình trạng chưa ngã ngũ, các di dân hợp lệ tại đây vội vã kéo nhau nộp đơn xin nhập tịch.

Trước hiện tượng này, bà Marie Sebrechts, một phát ngôn viên cho Cơ Quan Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ, phát biểu:

"Suốt trong lịch sử, bất cứ khi nào bàn tới chuyện thay đổi hay cải tổ luật di dân thì chúng ta đều thấy là số người nộp đơn xin nhập tịch gia tăng".

Bà Sebrechts cho hay con số những người nộp đơn xin nhập tịch từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 5 năm nay tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Bà nói rằng khó mà biết được rõ riêng một nguyên nhân nào đã khiến cho các di dân hợp pháp đổ xô nộp đơn xin nhập tịch.

Nhưng dân biểu của cơ quan lập pháp tiểu bang Arizona, dồng thời là luật sư chuyên về di trú, ông Ben Miranda, nói rằng nguyên nhân rất đơn giản, đó là: "người ta đang lo sợ".

Lý do duy nhất mà một số lớn di dân nộp đơn xin nhập tịch vì một loạt những dự luật chống di dân như chúng ta đã chứng kiến, và theo tôi nghĩ, đó phản ứng của các di dân, họ muốn trở thành công dân, một hình thức tối hậu để họ bảo vệ cho chính họ.

Tại "Hội Chợ Nhập Tịch, anh Ramon Lopez đưa ra thêm 1 lý do nữa của hiện tượng did ân hợp lệ đổ xô đi xin nhập tịch. Người thợ máy này đã sống tại Hoa Kỳ từ 22 năm nay. Anh cho biết với tất cả những cảm nghĩ chống đối di dân mà người ta đã chứng kiến, anh muốn chứng tỏ cho mọi người biết di dân là những người lương thiện và là những thành viên đóng góp cho xã hội.

Những người đến đây làm việc đã mang lại lợi ích cho quốc gia này. Họ đóng thuế và xứng đáng được tôn trọng như tất cả mọi người khác trong xã hội.

Anh Lopez giải thích là anh muốn trở thành công dân để có cơ hội, giúp cho quốc gia, đóng thuế và được nể trọng.

- Hỏi: Ba năm trước, em gái tôi đến Hoa Kỳ theo diện vợ của một thường trú nhân. Hiện nay, chồng của cô ấy đã có quốc tịch Mỹ, Cô ấy có thể xin nhập quốc tịch Mỹ bây giờ không?

- Đáp: Cô ấy chưa thể xin được và phải đợi đến khi chồng của cô ấy có quốc tịch được 3 năm, hoặc cô ấy là thường trú nhân được 5 năm. Việc xin quốc tịch sẽ nhanh hơn nếu cô ấy chọn theo diện thường trú nhân 5 năm.

Hỏi: Khi con gái tôi dưới 18 tuổi, cháu đã có Sổ thông hành Hoa Kỳ vì tôi là công dân Mỹ. Bây giờ con gái tôi cần một Chứng Chỉ Công Dân, làm sao cháu có thể xin được giấy này ?

- Đáp: Cô ấy có thể xin Chứng Chỉ Công Dân bằng cách nộp mẫu đơn N-600 với cơ quan di trú ?ỉ

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 90510)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 92630)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95747)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100785)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 97513)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96290)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 101079)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 103413)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100678)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 97028)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.