Những Điều Cần Biết Khi Nhập Tịch Hoa Kỳ (phần 3)

Thứ Sáu, 08 Tháng Chín 200600:00(Xem: 127696)
Những Điều Cần Biết Khi Nhập Tịch Hoa Kỳ (phần 3)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Làm Sao Trẻ Em Có Thể Nhập Tịch Hoa Kỳ

Một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc trước cha mẹ trở thành công dân Mỹ không đương nhiên trở thành công dân Hoa Kỳ khi cha mẹ được nhập tịch.

Trẻ em muốn nhập tịch cần phải theo đúng một số đòi hỏi bắt buộc và cha mẹ phải nộp đơn cho Sở Di Trú (INS trước đây) hay Phòng Công Dân Và Các Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) hiện nay để xin quốc tịch Hoa Kỳ cho con cái của họ.

- Tình trạng thứ nhất: Một thường trú nhân bảo lãnh con của họ đến Hoa Kỳ. Đứa trẻ dưới 18 tuổi. Sau khi đứa trẻ đến Hoa Kỳ như người di dân, cha mẹ trở thành công dân Mỹ. Sau đó, đứa trẻ có thể được quốc tịch hóa.

- Tình trạng thứ hai: Cha mẹ ở Hoa Kỳ trở thành công dân Mỹ sau khi đứa trẻ ra đời ở nước ngoài. Người cha bảo lãnh cho con và sau đó người con đến Hoa Kỳ như người di dân. Cha mẹ có quốc tịch kể trên có thể xin quốc tịch Mỹ cho con của họ bất cứ lúc nào trước khi đứa trẻ đến 18 tuổi.

Xin tóm tắt luật như sau:

1/ Đứa trẻ phải dưới 18 tuổi và phải được nuôi dưỡng hợp pháp bởi cha mẹ.

2/ Cơ quan di trú phải nhận đơn xin quốc tịch của đứa trẻ trước khi chúng 18 tuổi. Nếu đơn đến trễ, dù chỉ 1 ngày, đứa con phải đợi nộp đơn xin quốc tịch sau khi đã cư ngụ ở Hoa Kỳ đủ 5 năm.

3/ Đứa trẻ phải cư ngụ thường xuyên ở Hoa Kỳ, với thẻ thường trú nhân (tức Thẻ Xanh).

4/ Đứa trẻ phải chung sống với cha mẹ. Nếu cha mẹ ly thân hoặc ly dị, và đứa con phải sống với người cha, hoặc mẹ có Thẻ Xanh, thì đứa trẻ sẽ không hợp lệ để nộp đơn xin quốc tịch, cho đến khi đứa trẻ cư ngụ ở Hoa Kỳ đủ 5 năm.

Việc đòi hỏi phải ở Hoa Kỳ đủ 5 năm mới có thể xin nhập tịch Hoa Kỳ không áp dụng cho những trường hợp kể trên. Mẫu đơn để xin nhập quốc tịch Mỹ là N-400.

Thay Đổi Nội Dung Thi Quốc Tịch Hoa Kỳ

Ngày 13 tháng 3 năm 2003, cơ quan di trú USCIS đã loan báo việc tiến hành một dự án thí nghiệm nhằm tiêu chuẩn hóa các cuộc thi trắc nghiệm về sự hiểu biết Anh ngữ, Chính phủ và Lịch sử Hoa Kỳ, của các đương đơn muốn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Giai đoạn đầu tiên của việc thí nghiệm gồm hai bước này sẽ tập trung vào việc trắc nghiệm phần Anh ngữ. Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú đang làm việc với một cơ quan chuyên về thi trắc nghiệm để thực hiện nỗ lực trên.

Ông William R. Yates, thừa uỷ nhiệm Phụ tá Giám đốc các Công tác của Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di trú Hoa Kỳ, cho biết: "Mục đích lâu dài là tìm ra một cuộc thi trắc nghiệm công bằng, thích hợp và phong phú cho các đương đơn xin nhập tịch trên toàn quốc". Ông Yates còn nói rằng: "Ưu tiên của Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ là bảo đảm rằng chúng tôi sẽ thực hiện nhiều hơn những gì  mà qúy vị  trông đợi và việc này tạo nên một sân chơi đúng đắn cho những ai muốn trở thành công dân Hoa Kỳ".

Về phần thử nghiệm Anh ngữ, các đương đơn xin nhập tịch sẽ được yêu cầu trả lời một cuộc trắc nghiệm vào cuối buổi phỏng vấn thi nhập tịch như trước đây. Việc thử nghiệm này bao gồm những câu hỏi được soạn thảo để rà khả năng đọc, viết và nói chuyện. Những câu trả lời của đương đơn sẽ không ảnh hưởng gì đến kết quả cuộc phỏng vấn.

Để trở thành công dân Hoa Kỳ, đương đơn phải thể hiện sự hiểu biết căn bản về Anh ngữ, kể cả khả năng viết và đọc tiếng Anh. Họ cũng phải thể hiện sự hiểu biết cơ bản về chính phủ và lịch sử Hoa Kỳ.

Hiện nay, những người nộp đơn thi quốc tịch Mỹ được trắc nghiệm về những tiêu đề như đã kể trong cuộc phỏng vấn trắc nghiệm quốc tịch. Những câu hỏi trắc nghiệm phần lớn đều trích từ một bản câu hỏi khá dài đã được phê chuẩn, nhưng vẫn chưa có một mô thức trắc nghiệm nào được tiêu chuẩn hóa trong việc tiến hành đặt các câu hỏi. Kết quả cho thấy nội dung và phương pháp trắc nghiệm có thể thay đổi từ nhân viên này sang nhân viên khác, và từ văn phòng này đến văn phòng khác.

Ông Gerri Ratliff, Giám đốc Chương trình của Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú, nhấn mạnh rằng: "Dù qúy vị đang nộp đơn xin thi quốc tịch ở Sacramento hay San Antonio, qúy vị sẽ có những mong đợi về cuộc thi  giống nhau". Ông còn cho biết nỗ lực thay đổi về việc thi quốc tịch "không chỉ là vấn đề công bằng mà còn giúp cho đương đơn an tâm khi đến một cuộc thi được chuẩn chuẩn bị hoàn toàn chu đáo".

Đơn Xin Quốc Tịch Hoa Kỳ Phải Qua Điều Tra Của FBI

Vào tháng 7-2006 vừa qua, Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ đã phổ biến một bản thông tin nội bộ liên quan đến việc điều tra của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đang làm chậm lại việc cứu xét xin nhập tịch Hoa Kỳ của các thường trú nhân đang sống trên đất Mỹ.

Thêm vào việc đòi hỏi các đương đơn phải đi lấy dấu vân tay như thường lệ, cơ quan di trú USCIS sẽ gửi các thông tin của đương đơn cho cơ quan FBI để điều tra thêm về lý lịch, được gọi là "điều tra tên họ" của đương đơn. Phần lớn thời gian cần thiết để điều tra về tên họ được hoàn tất trong vòng vài tuần, và tất cả thủ tục điều tra, nói chung, thường được hoàn tất trong 6 tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc điều tra tên họ có thể kéo dài đến vài năm mới có thể hoàn tất. Việc điều tra chậm trễ sẽ làm thủ tục xin quốc tịch sẽ chậm hơn trước đây, và đơn xin sẽ không thể được giải quyết cho đến khi việc điều tra lý lịch cá nhân hoàn tất.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi muốn nộp đơn thi quốc tịch Mỹ, xin cho biết tôi phải hội đủ những điều kiện căn bản nào?

- Đáp: Trước hết, muốn điền mẫu đơn N-400 để xin vào quốc tịch Hoa Kỳ, bạn phải trên 18 tuổi. Sau đó, bạn phải là một trong hai trường hợp sau đây:

Một là, bạn sống thường trú ở Mỹ ít nhất 5 năm;

Hai là, bạn sống thường trú ở Mỹ ít nhất 3 năm, với cùng một người hôn phối mà bạn đã kết hôn trong 3 năm qua. Người hôn phối này phải là công dân Mỹ ít nhất 3 năm.

- Hỏi: Mẹ tôi đã lớn tuổi và không thông hiểu tiếng Anh. Làm sao mẹ tôi có thể xin vào quốc tịch Mỹ?

- Đáp: Theo luật định, những người nộp đơn thi quốc tịch Mỹ sẽ trải qua các kỳ thi trắc nghiệm khác nhau tuỳ theo tuổi tác và thời gian sinh sống thường trú tại Hoa Kỳ. Nếu mẹ của bạn trên 50 tuổi và đã là thường trú nhân ít nhất 20 năm, hoặc đã trên 55 tuổi và sống thường trú tại Hoa Kỳ ít nhất 15 năm, thì bà sẽ không phải thi trắc nghiệm bằng Anh ngữ, nhưng mẹ của bạn sẽ phải thi trắc nghiệm bằng ngôn ngữ tự chọn; thí dụ như tiếng Việt Nam chẳng hạn.

Nếu mẹ của bạn trên 65 tuổi và đã sống thường trú ở Hoa Kỳ ít nhất 20 năm, bà sẽ không cần phải thi trắc nghiệm tiếng Anh, nhưng bà vẫn sẽ trải qua một kỳ thi nhưng với cách thức đơn giản hơn, với ngôn ngữ tự chọn, như tiếng Việt Nam chẳng hạn.

- Hỏi: Tôi phải nằm bệnh viện khi con gái tôi lên 18 tuổi, vì thế tôi không thể gửi đơn xin nhập tịch của con tôi đến cơ quan di trú đúng hạn được. Chúng tôi có thể xin cơ quan di trú miễn trừ cho trường hợp này không?

- Đáp: Tiếc thay, cơ quan di trú phải theo luật, và luật thì không thể miễn trừ. Con gái của bà phải đợi cho đến khi cô ấy thường trú ở Mỹ đủ 5 năm, và sẽ nộp đơn xin vào quốc tịch Mỹ.

- Hỏi: Tôi là công dân Hoa Kỳ nhưng vợ cũ của tôi chỉ là thường trú nhân. Cô ấy có quyền nuôi đứa con trai 14 tuổi của chúng tôi. Nhưng thực ra, con tôi thích sống với tôi hơn và hiếm khi gặp mẹ của nó. Tôi có thể nộp đơn xin quốc tịch cho con tôi được không?

- Đáp: Để bạn có thể nộp đơn N-600 xin quốc tịch cho con của bạn, bạn phải làm đơn xin tòa gia đình cho phép bạn được quyền nuôi con.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Hai, 11 Tháng Chín 2023(Xem: 4513)
(Robert Mullins International) Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng. Khi ông Biden trở thành tổng thống, ông đã bãi bỏ chính sách của chính quyền trước. Nói cách khác, Luật gánh nặng xã hội của chính quyền trước hiện không còn tồn tại. Nó đã đi và sẽ không trở lại. Người di dân không phải lo lắng về điều đó. Sở Di Trú Hoa Kỳ đã quay trở lại Luật gánh nặng xã hội cũ của năm 1999. Luật đó thoáng và nhân đạo hơn nhiều so với luật của chính quyền trước.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4725)
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây. Ở một số quận của các bang phía tây, nếu tỷ lệ người da trắng miền Nam tăng lên, thì những quận đó có nhiều khả năng ủng hộ ông Donald Trump, phản đối phá thai, xây dựng nhà thờ Tin lành, nghe nhạc đồng quê và thậm chí thích gà nướng hơn pizza.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4534)
(Robert Mullins International) Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan.
Thứ Hai, 21 Tháng Tám 2023(Xem: 4623)
(Robert Mullins International) Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ. Điều này đã được quan sát thấy trong quá trình di dân của người miền Nam da trắng ở Hoa Kỳ, cũng như trong số những người di dân từ nước ngoài.
Thứ Ba, 15 Tháng Tám 2023(Xem: 4472)
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan. Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 08 Tháng Tám 2023(Xem: 4677)
(Robert Mullins International) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không? Việc sử dụng AI tiếp tục mở rộng ở các chính phủ trong và ngoài nước, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng đó không phải là giải pháp một thứ dùng được chung cho tất cả. Trên thực tế, nó có thể không hoàn toàn phù hợp với các chương trình đầu tư định cư như EB5. Thật vậy, sử dụng AI mà không chú ý đến bối cảnh có thể là một sai lầm lớn. Việc duyệt xét chương trình EB-5 tại Sở Di trú liên quan đến các quy trình rất phức tạp đối với những người duyệt xét không phải là con người. Hiện tại, AI không có khả năng xem xét tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lệ. Việc đánh giá các hồ sơ di dân là rất chủ quan và chỉ một số yêu cầu của đơn xin có thể được AI đảm trách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 2023(Xem: 5320)
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này. Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.
Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2023(Xem: 5056)
(Robert Mullins International) Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ. Sáu mươi tám phần trăm cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi trở lên được xác định là thuộc Đảng Cộng hòa, 58% cử tri gốc Việt trẻ tuổi được xác định là thuộc Đảng Dân chủ. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ lớn tuổi có chung một lịch sử di dân duy nhất mà việc này có tác động mạnh mẽ đến tình cảm chính trị của họ. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, hàng trăm ngàn người di cư cảm thấy bị đe dọa bởi chế độ Cộng sản đã chạy sang Mỹ.
Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 2023(Xem: 4798)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ. Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm: Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh. Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.
Chủ Nhật, 09 Tháng Bảy 2023(Xem: 5228)
(Robert Mullins International) Theo luật hiện hành, nếu những đương đơn xin Điều chỉnh Tình trạng (Thẻ Xanh) đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ mà không có Giấy tái nhập cảnh tạm thời (Advance Parole), Sở Di Trú coi như đơn của họ bị từ bỏ. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc và cần phải bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh từ đầu. Hơn nữa, để có được Giấy tái nhập cảnh tạm thời có thể là một quá trình khó khăn. Thời gian chờ đợi để được phê duyệt Giấy tái nhập cảnh tạm thời đã bị kéo dài lên đến 9, 10 và thậm chí là hơn 24 tháng. Chính sách này đã cản trở những đương đơn xin Điều chỉnh đi thăm người thân bị bệnh hoặc tham dự các sự kiện gia đình quan trọng ở nước ngoài. Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế.