Tình Trạng Phụ Nữ Di Dân Trên Thế Giới (phần 1)

Thứ Bảy, 16 Tháng Chín 200600:00(Xem: 113701)
Tình Trạng Phụ Nữ Di Dân Trên Thế Giới (phần 1)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Vào ngày thứ tư, 6 tháng 9 vừa qua, Quỹ Dân Số Thế Giới đã tổ chức hội thảo và phát hành tài liệu báo cáo về tình trạng của những phụ nữ di dân ngày nay ở các nước phát triển. Đây là một công trình rất quan trọng vì nó nói lên những bất công mà phụ nữ di dân đang phải gánh chịu.

Đồng thời đưa ra những điểm mà các chính phủ của các nước giàu có và phát triển thiếu quan tâm. Điều quan trọng hơn cả là nhấn mạnh đến tệ trạng buôn bán phụ nữ trên toàn cầu. Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International xin trích đăng bài viết của ký giả Phương Anh của đài Á Châu Tự Do, phổ biến ngày 13/9/2006, để chúng ta có thể tìm hiểu thêm về thực trạng của người phụ nữ di dân trên thế giới, qua những lời phát biểu của những phụ nữ đã tốn nhiều công sức để giúp hoàn tất bản báo cáo quan trọng này.

Trước hết, bà Maria Jose Alcalá, hiện đang làm việc cho tổ chức United Nations Population Fund, tác giả của công trình nghiên cứu quan trọng này đã cho biết:

"Những phụ nữ di dân ở trên khắp thế giới mang ý nghĩa đặc biệt bởi vì đối với họ sự di dân là đi tìm một lối thoát, một sự tự do cho chính họ và gia đình của họ. Có đến 95 % phụ nữ di dân hiện là những thành phần kinh tế chính của một số đông các quốc gia và ngay tại Hoa Kỳ.
Họ là mối liên quan mật thiết giữa xã hội và kinh tế của chính đất nước họ, vì họ là những người đi làm kiếm tiền để gửi về cho gia đình và con cái của họ còn đang ở quê nhà. Thế nhưng, hình như ít có ai để ý đến điều này. Những phụ nữ di dân này đang bị kỳ thị vì chủng tộc, vì tuổi tác hoặc bị phân biệt đối xử vì họ đến từ quốc gia nào đó.

Chúng tôi đã biết được rằng có rất nhiều phụ nữ di dân bị lạm dụng về tình dục. Nhiều người phải làm việc rất nhiều giờ với đồng lương rất thấp. Chúng tôi còn được biết rằng có những phụ nữ di dân đã bị chồng đánh đập hành hung nhưng không dám rời bỏ người phối ngẫu vì họ bị lệ thuộc trong vấn đề hộ chiếu nhập cảnh.

Có những phụ nữ mang thai và bị bỏ rơi, rồi cũng không được chăm sóc đầy đủ về y tế. Những phụ nữ di dân là những người đóng vai trò quan trọng trong đời sống chúng ta, họ đi làm, đóng thuế đầy đủ, thế nhưng, dường như họ lại đang bị bỏ rơi. Họ là những y tá, những người giữ trẻ khi chúng ta đang đi làm, họ là những người làm công việc nhà...

Nếu không có họ, chúng ta sẽ khó mà an tâm làm việc. Hơn thế nữa, họ là những người vô cùng quan trọng với con cái và gia đình của họ tại quê nhà. Rất nhiều người đã buộc lòng phải rời bỏ quê hương để lại con thơ và trong nhiều năm, họ không có cơ hội để gặp lại con của mình.
Con cái của họ chỉ biết trông chờ vào người mẹ di dân khốn khổ này. Thực vậy, một cuộc thống kê đã cho thấy rằng năm qua, số tiền mà những phụ nữ di dân đã gửi về cho gia đình của họ lên đến 232 billions dollar."

Những thảm cảnh

Trong vai trò nghiên cứu, bà đã đi rất nhiều nơi trên thế giới, có mặt ở nhiều quốc gia, nhất là những nước có nhiều phụ nữ di dân đến để tìm hiểu thêm về những thảm cảnh của những phụ nữ không may bị rơi vào tay bọn buôn người. Bà nói:

"Những phụ nữ di dân còn là nạn nhân của những kẻ buôn người trong thế kỷ 21 này. 85% nạn nhân của bọn buôn người là phụ nữ và trẻ em. Hầu hết đều bị bán vào ổ mãi dâm, làm nô lệ tình dục&Họ đều được hứa hẹn sẽ có việc làm tốt trước khi di dân nhưng cuối cùng họ lại rơi vào tình trạng vô cùng thê thảm.

Có những phụ nữ phải lao động cật lực trong các nhà máy. Họ khó lòng thoát ra được vì bị bọn buôn người tìm cách canh giữ hay buộc phải ký giấy nợ.".

Nữ dân biểu ở bang New York, bà Carolyn Maloney, người đã ủng hộ rất nhiều cho việc hoàn tất công trình nghiên cứu về những phụ nữ di dân phát biểu:

"Tài liệu này rất quan trọng vì nó nói về những phụ nữ di dân, những người mà hầu hết họ đang chăm sóc cho đời sống chúng ta. Thế nhưng, họ lại ít được chú ý đến. Những phụ nữ di dân cũng giống như những đàn ông di dân vậy. Họ là những người đi tìm cuộc sống mới tốt đẹp hơn và kiếm tiền gửi về cho gia đình của họ.

Họ là những người làm công việc hàng ngày trong đời sống chúng ta. Cuộc khảo cứu đã cho thấy rằng họ gửi tiền nhiều hơn là các đàn ông di dân. Nhưng điều này chỉ đúng khi họ đi làm và được trả tiền đàng hoàng. Vì có rất nhiều phụ nữ di dân đang bị lợi dụng, họ bị chủ trả lương rẻ mạt, họ bị hành hung,nhất là bị lạm dụng về tình dục. Tôi muốn nhấn mạnh về điểm này.
Đó là chuyện bị buôn bán để làm nô lệ tình dục. Chúng ta cần phải phân biệt hai trường hợp: những phụ nữ di dân bình thường và những phụ nữ là nạn nhân của bọn buôn người. Những phụ nữ di dân thường là tình nguyện rời bỏ quê hương của họ để mong tìm một cuộc sống khá hơn cho bản thân họ và gia đình.

Thế nhưng, họ lại không có một ý niệm nào về miền đất mà họ sẽ tới. Những kẻ buôn người lợi dụng điều này, lợi dụng sự nghèo khổ, và ít hiểu biết của những phụ nữ di dân để lường gạt. Rất nhiều phụ nữ di dân đã bị lừa cùng với những đàn ông di dân đến làm việc vô cùng cực khổ trong những nông trại.

Họ bị buộc phải làm những việc mà họ không hề muốn, họ bị giam giữ và không thể gửi tin tức về cho người than. Gia đình của họ đều tin là họ đã chết. Có những phụ nữ di dân được nói là đến đất nước mới để làm thư ký, làm việc nhà, thế nhưng họ lại bị bán vào các ổ mãi dâm để làm nô lệ. Thật là không thể tưởng tượng nổi ở thế kỷ 21 này lại có tình trạng nô lệ ghê gớm như thế."

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 18 Tháng Giêng 2012(Xem: 116011)
Một số dân biểu Hoa Kỳ hay muốn làm khó những đương đơn xin chiếu khán (visa) phi di dân. Một bản nghiên cứu mới đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Di Trú sẽ giải thích tại sao họ cảm thấy như vậy.
Thứ Tư, 11 Tháng Giêng 2012(Xem: 123068)
Với dự tính thắng số phiếu của cư tri gốc Latinh mà không cần săn tay áo đôi co với Quốc hội, Tổng thống Obama đang tiến lên bằng... cửa sau để giải quyết phần nào kế hoạch cải tổ di trú mà ông đã hứa bốn năm trước nhưng chẳng làm được gì.
Thứ Tư, 04 Tháng Giêng 2012(Xem: 114599)
Thông tin đầu tiên trong đề tài hôm nay liên quan đến một loai chiếu khán (visa) mới của Gia Nã Đại. Chính phủ Gia Nã Đại hiện nay đã cung cấp loại "Chiếu Khán Thượng Hạng" (tức Super Visa"cho cha mẹ và ông bà của công dân hoặc thường trú nhân Gia Nã Đại.
Thứ Ba, 27 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 111868)
Cũng giống như năm 2010, Quốc hội đã thất bại trong việc ban hành bất cứ luật di trú nào có ý nghĩa trong năm 2011, và còn để lại một hệ thống di trú chưa hoàn chỉnh đã mang lại một số phương hướng xấu trong ngành di trú hiện nay.
Thứ Tư, 21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 104410)
Trong tiến trình bảo lãnh, đơn của những người bảo lãnh sẽ được các trung tâm di trú ở Hoa Kỳ chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và sau khi hoàn tất một số thủ tục sau cùng, Trung Tâm này sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ đến các Tòa Lãnh sự liên hệ. Những người được bảo lãnh thuộc nhiều diện khác nhau có số lượng chiếu khán (visa) giới hạn được đăng ký trong danh sách chờ đợi chiếu khán.
Thứ Tư, 14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 111427)
Nhiều cặp vợ chồng không có con đã nghĩ đến việc nhận con nuôi. Khi nghiên cứu tiến trình thực hiện điều này, họ nhận thấy rằng việc nhận con nuôi, ở Hoa Kỳ hoặc ở ngoại quốc, rất tốn kém, mất nhiều thời gian và thủ tục dễ mang lại sự thất vọng. Hơn nữa, vào thời điểm này không thể xin con nuôi ở Việt Nam.
Thứ Năm, 08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 117429)
Đạo luật H.R.3012, tức Đạo Luật Công Bằng Cho Người Di Dân Có Năng Khiếu Cao (The Fairness for High-Skilled Immigrants Act), vừa được Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua và đã được chuyển lên Thương Viện vào ngày 30/11/2011 vừa qua. Đạo luật HR 3012 sẽ tăng số chiếu khán (visa) giới hạn của mỗi quốc gia từ 7% lên 15% trong tổng số chiếu khán dành cho diện bảo lãnh gia đình.
Thứ Tư, 30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 121923)
Một nhân viên quản lý người Đức của hãng xe nổi tiếng Mercedes đã được trả tự do sau khi bị bắt vì không mang theo bằng lái xe, trong thời gian tiểu bang Alabama đang áp dụng luật mới nhắm vào những di dân bất hợp pháp.
Thứ Tư, 23 Tháng Mười Một 2011(Xem: 115991)
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có trách nhiệm quyết định số chiếu khán (visa) được cấp trong mỗi tháng, cho mỗi diện bảo lãnh, và cho từng quốc gia.
Thứ Tư, 16 Tháng Mười Một 2011(Xem: 119725)
Kể từ khi văn phòng chúng tôi tường trình về việc Tòa Án Mở Rộng Quận 5 thực hiện cởi mở hơn về Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức CSPA), đã có nhiều câu hỏi về cách nào có thể được hưởng lợi ích từ sự phán quyết của tòa này.