Di Dân Từ Việt Nam, Nhìn Lại Năm 2006

Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 200600:00(Xem: 115661)
Di Dân Từ Việt Nam, Nhìn Lại Năm 2006

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Trong 12 tháng qua đã có một số thay đổi về đơn di trú và yêu cầu mới, tuy nhiên, không có những thay đổi quan trọng về luật di trú.

Việc Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu đơn I-864) hiện nay chỉ đòi hỏi năm thuế lợi tức mới nhất, và cách tính về số người trong gia đình cũng đã thay đổi. Tương tự, mẫu đơn mới I-864EZ dành cho những người chỉ bảo lãnh một thân nhân. Sau hết, mẫu đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 không còn cần thiết phải thị thực chữ ký nữa.

Trong nỗ lực bảo vệ người hôn thê có thể gặp nguy hại sau khi đến Hoa Kỳ, đơn bảo lãnh họ hiện nay đòi hỏi nhiều thông tin hơn liên quan đến tiểu sử cá nhân của người bảo lãnh, kể cả những hành vi tội ác. Đơn mới cũng có thêm phần yêu cầu người bảo lãnh xác nhận có nhờ người môi giới vị hôn thê trong hồ sơ bảo lãnh này hay không.

Trong năm 2006 có một vài tin đồn khác nhau liên quan đến loại giấy tờ nào cần để du lịch nước ngoài trong năm 2007. Vấn đề này đã được minh xác khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ loan báo rằng các công dân Mỹ phải luôn luôn mang theo sổ thông hành (passport) khi xuất ngoại, dù là chỉ đi Gia Nã Đại hay Mễ Tây Cơ. Và các Thường trú nhân không cần phải có sổ thông hành hay Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-entry Permit) khi xuất ngoại. Mang theo Thẻ Xanh là đủ, mặc dù một vài nước và hãng máy bay đôi khi đòi hỏi khách du lịch phải có Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh.

Hai năm qua, tỷ lệ chiếu khán bị Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn từ chối gia tăng. Kết quả này cho thấy các văn phòng Robert Mullins International tại California đã có cơ hội gặp gỡ nhiều thân chủ yêu cầu giúp giải quyết các hồ sơ bảo lãnh bị từ chối. Lại một lần nữa, chúng tôi khuyến khích người bảo lãnh nên tìm sự giúp đỡ từ các văn phòng hành nghề di trú uy tín để chăm lo hồ sơ ngay từ lúc bắt đầu. Cố gắng khiếu nại một hồ sơ bị từ chối không dễ dàng và ít khi được thành công.

Viễn ảnh di trú năm 2007 ra sao? Chúng ta kỳ vọng rằng quốc hội mới sẽ thảo luận nhiều vấn đề di trú sau khi họ trở lại làm việc vào tháng Giêng 2007. Nhưng trên thực tế, chúng ta không kỳ vọng những thay đổi về luật di trú sẽ ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng Việt Nam. Các chính trị gia sẽ dồn nỗ lực làm hài lòng các cử tri gốc La Tinh.

Hy vọng lớn nhất cho những hồ sơ di dân đang được duyệt xét là diện bảo lãnh vợ, chồng và con cái của các Thường trú nhân có thể được rút ngắn thời gian chờ đợi. Luật mới này sẽ giúp cho người dân ở mọi quốc gia.

Điều chắc chắc sẽ có mộ số luật mới liên quan đến khách-công nhân, nhưng chúng tôi tin rằng các luật mới này sẽ nhắm đến các công nhân gốc Châu Mỹ La Tinh.

Nhân dịp năm mới 2007, Ban giám đốc và toàn thể nhân viên Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International xin kính chúc qúy vị một năm mới sức khoẻ và thịnh vượng. Chân thành cảm ơn qúy thân chủ đã tin tưởng uỷ nhiệm công việc di trú cho chúng tôi trong suốt 20 năm qua. Văn phòng RMI sẽ luôn nỗ lực là nơi cung cấp dịch vụ di trú tín cẩn của qúy vị.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

 

Immigration from Vietnam - 2006 Year End Summary           December 06
 
The past 12 months have seen several changes in immigration forms and requirements, but there have been no important changes in immigration laws.
 
The I-864 Affidavit of Support now requires just the most recent tax return, and the way of calculating the US family size has been changed.   Also, there is an I-864EZ for people who are just sponsoring one relative.  Finally, the I-864’s no longer need to be notarized.
 
In an effort to protect fiancées from possible harm after they arrive in the States, their petition now requires more information about the sponsor’s personal history, including criminal acts.  It also needs the petitioner to state if a marriage broker was involved in the case.
 
During 2006, there were various rumors about what documents will be needed to travel abroad in 2007.  The matter was recently made clear when the government announced that US Citizens must always carry their passports when traveling abroad, even if only to Canada or Mexico .   And, Permanent Residents are not required to have a passport or Re-entry Permit when they travel outside the US .  The Green Card is sufficient, though some foreign governments and airlines sometimes require a re-entry permit.
 
In the past two years, the visa denial rate at the US Consulate in Saigon has increased.  One result is that here in California , RMI offices have been approached by many new clients who are asking help with their denied cases.  Once again, we urge sponsors to get help from qualified immigration practitioners from the start of their cases.   Trying to appeal a denied case is never easy and rarely successful.
 
What is the immigration outlook for 2007?  We are expecting the new Congress to debate many immigration issues when they return to work in January.  But, to be realistic, we are not expecting that changes in immigration law will have much affect in the Vietnamese community.  The politicians will be trying to please Latino voters.
 
The biggest hope for all pending immigration cases is that the spouses and children of permanent residents will have their waiting time reduced.  This kind of new law would help people in every country.
 
There is sure to be some new guest worker legislation, but we suspect that it will be aimed at helping Central American workers.
 
At this time the entire RMI group wishes our listeners a healthy and prosperous New Year, and we remind everyone that in this, our 20th year of business, RMI remains committed to providing the most reliable and ethical immigration support services.

Thứ Tư, 27 Tháng Sáu 2012(Xem: 112277)
Việc tiến hành duyệt xét đơn mới I-601A xin hủy bỏ vi phạm vẫn chưa được thực hiện, nhưng hy vọng sẽ đến trong một ngày không xa. Việc tiến hành duyệt xét loại đơn mới mẻ này được thực hiện để giúp cho những người thân trực hệ của các công dân Mỹ đã sống ở Hoa Kỳ bất hợp lệ trên 6 tháng, và đối diện với luật cấm nhập cảnh từ 3 đến 10 năm nếu họ rời Hoa Kỳ để xin chiếu khán (visa) di dân ở nước ngoài.
Thứ Tư, 20 Tháng Sáu 2012(Xem: 117831)
Vào ngày 15/06/2012 vừa qua, Tổng thống Obama và Bộ Nội An Hoa Kỳ đã loan báo một Lệnh Hoãn Thi Hành (tức Deferred Action Process) liên quan đến giới trẻ đang ở diện cư trú bất hợp pháp nhưng không ở trong tình trạng bị chế tài luật một cách khắt khe. Lệnh này liên quan đến những trẻ em đến Hoa Kỳ khi họ dưới 16 tuổi và đang sinh sống bất hợp lệ ở Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 13 Tháng Sáu 2012(Xem: 117201)
Khi dư âm ngày kỷ niệm 25 năm thành lập công ty RMI vẫn còn đọng trong nắng ấm của Thung Lũng Hoa Vàng, người đứng đầu Robert Mullins International đã một mình chạy một mạch 7 tiếng lái xe xuôi Nam California, để làm việc với văn phòng RMI tại Westminster. Ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy", trời đất vẫn cho ông sức khỏe để tiếp tục đi hàng ngàn dặm đường.
Thứ Tư, 06 Tháng Sáu 2012(Xem: 126529)
Vào ngày 2 tháng 6 năm 2012 vừa qua, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International tại San Jose đã tổ chức ngày kỷ niệm 25 năm thành lập công ty, với sự tham dự đông đảo của qúy thân chủ, thân hữu và bà con trong cộng đồng. Một trong những tiết mục cảm động nhất trong ngày kỷ niệm này là lễ trao giải thưởng những bài viết với chủ đề "Hồ Sơ Bảo Lãnh Cần Chia Sẻ".
Thứ Tư, 30 Tháng Năm 2012(Xem: 124058)
Tâm tình của ông Giám đốc Robert Mullins International nhân ngày kỷ niệm 25 năm thành lập công ty RMI
Thứ Tư, 23 Tháng Năm 2012(Xem: 122385)
Khi đến các văn phòng Robert Mullins International (RMI), khách dễ dàng thấy trên bàn làm việc của nhân viên văn phòng tờ nội quy làm việc của ông Robert Mullins. Người đứng đầu công ty chỉ yêu cầu nhân viên giữ nghiêm hai việc chính: chăm lo hồ sơ như việc nhà và ứng xử với nhau như anh em trong nhà. Tâm niệm này đã giúp cho các văn phòng làm tròn những ủy thác của đồng hương Việt Nam khi gửi gấm hồ sơ di trú của mình cho Robert Mullins International suốt 25 năm qua.
Thứ Tư, 16 Tháng Năm 2012(Xem: 123238)
Văn Phòng Tổng Thanh Tra của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản Tường Trình Thanh Tra về Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội và Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Trong Phần 1 của bài viết Công Việc Lãnh Sự Mỹ Ở Việt Nam kỳ trước, chúng ta đã được biết về một số điểm chính trong bản tường trình này, và sau đây là phần tiếp theo.
Thứ Tư, 09 Tháng Năm 2012(Xem: 120561)
Văn Phòng Tổng Thanh Tra của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản Tường Trình Thanh Tra về Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội và Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Đối với nhiều người trong Bộ Ngoại Giao, bản tường trình đã nhắc lại nhiều hồi ức về cuộc chiến tranh khốc liệt đã mang đi mạng sống của hơn 58.000 người dân Mỹ và hơn 200.000 người dân Việt Nam.
Thứ Năm, 03 Tháng Năm 2012(Xem: 125829)
Đơn mới I-601A Xin Hủy Bỏ Vi Phạm đang là đề tài di trú được bàn tán rất nhiều trong thời gian gần đây, vì đơn này sẽ cho một số người có cơ hội nhận được giấy hủy bỏ tạm thời sự vi phạm sống quá hạn ở Hoa Kỳ, và họ sẽ bị cấm nhập cảnh từ 3 đến 10 năm. Nếu họ nhận được giấy chấp thuận hủy bỏ sự vi phạm, họ có thể yên tâm khi trở về quê hương chờ đợi phỏng vấn xin chiếu khán (visa) di dân sang Mỹ.
Thứ Tư, 25 Tháng Tư 2012(Xem: 141962)
Gần đây có một số tin tức thời sự liên quan đến việc trục xuất những người có án tích từ Hoa Kỳ về Việt Nam, nên nhiều độc giả yêu cầu văn phòng Robert Mullins international cung cấp chi tiết về bản hiệp định trục xuất đã được thỏa thuận giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam vào đầu năm 2008.