2008: Thi Nhập Tịch 125 Câu Hỏi Khó Hơn - Một Số Thống Kê Di Trú

Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 200700:00(Xem: 111051)
2008: Thi Nhập Tịch 125 Câu Hỏi Khó Hơn - Một Số Thống Kê Di Trú

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cho biết, theo ký giả Melissa Trujillo của Thông tấn AP, chính phủ Liên Bang vừa ra thông báo cho hay trong nỗ lực tạo ý nghĩa cho các kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ, những người đi thi có thể được miễn trả lời một số vấn đề lịch sử, chẳng hạn như hỏi tên quê hương của các tổng thống, nhưng các ứng viên sẽ bị thử thách bởi các câu hỏi về dự án của các thành phố, về dân chủ và Bản Tuyên bố về quyền cơ bản của con người.

Bài thi mới sẽ được sử dụng trong các kỳ thi vào mùa Thu này tại Albany (Nữu Ước), Boston, Charleston (South Corolina) Denver, El Paso (Texas), Kansas City (Missouri), Miami (Florida), San Antonio, Tucson (Arizona), và Yakima (Washington) cho tất cả các ứng viên xin nhập tịch, bắt đầu từ năm 2008.

Shawn Saucier, phát ngôn nhân của Văn phòng Dịch Vụ Di Trú và Công Dân nói: "Ý tưởng này chỉ nhằm bảo đảm rằng những người muốn trở thành công dân Hoa Kỳ phải hiểu và tán đồng các giá trị của xã hội chúng ta, và giá trị của Hiến Pháp Hoa Kỳ cũng như Bản Tuyên bố về quyền cơ bản của con người". Theo Saucier, kỳ thi hiện nay không bảo đảm đủ kiến thức về các giá trị này. Một người có thể biết tiểu bang thứ 49 sáp nhập vào Hiệp Chủng Quốc là tiểu bang nào chẳng hạn, nhưng lại hoàn toàn không có ý thức về quyền bầu cử.

Các viên chức sẽ kiểm tra 125 câu hỏi mới đối với 5.000 người. Các câu hỏi nói trên thực sự được thu hẹp chỉ còn 100. Muốn thi đậu, di dân phải trả lời đúng 6/10 câu hỏi.

Sự thay đổi này có thể làm cho kỳ thi trở nên khó hơn đối với một số người, theo America Calderon, chương trình quản trị của Central Resource Center, một tổ chức công nhận tư cách công dân của di dân Mỹ Latinh. Bà tiên đoán rằng điều đó sẽ thúc đẩy nhiều người chịu khó đến các lớp học bình thường, thay vì tự mình cố gắng tìm hiểu thông tin.

Bà ủng hộ ý tưởng mới này vì mục tiêu của tổ chức của bà là thúc đẩy các công dân mới tham gia vào chính quyền của họ.

Cũng theo Roger Clegg, chủ tịch Center for Equal Opportunity, một nhóm nghiên cứu bảo thủ ủng hộ chính sách đồng hóa di dân.

*

Nhân dịp đầu năm mới 2007, Bộ Nội An Hoa Kỳ phổ biến một bản thông báo tóm lược tình hình di trú trong tài khóa 2005 theo các đề mục như sau:

- Tình trạng di dân của thường trú nhân hợp lệ tăng 17% so với tài khóa 2004.
- Tỷ lệ người tỵ nạn nhập cảnh tăng một chút so với tài khóa 2004, nhưng vẫn ở trong tình trạng thấp so với các thống kê trước biến cố 11 Tháng 9.
- Mức độ du khách đến Hoa Kỳ phục hồi gần bằng thời gian trước biến cố 11 tháng 9.
- Vấn đề nhập tịch tăng gần 13% so với tài khóa 2004.

Số người được quy chế thường trú nhân tại Hoa Kỳ trong tài khóa 2005 tăng 17.2%, tức tăng 1,122,373 người trong tài khóa 2005. Số người này bao gồm 384,071 người mới đến Hoa Kỳ, và 738,302 người được điều chỉnh từ các loại di trú khác.

Gần một nửa số di dân mới hợp lệ nói trên đến từ 10 quốc gia. Đứng đầu danh sách là các di dân đến từ nước lân bang Mễ Tây Cơ, với 161,445 người; số di dân Mễ tụt 8% so với tài khóa 2004. Các nước được xếp hạnh thứ tự tiếp theo là Ấn Độ, Trung Hoa, Phi Luật Tân, Cuba, Việt Nam, Dominican Republic, Đại Hàn, Colombia và Ukraine. Các nước có số di dân tăng nhiều nhất đến Hoa Kỳ là Cuba, Ấn Độ, Trung Hoa, Ulraine và Đại Hàn.

Theo cơ quan di trú Hoa Kỳ, mức tăng lớn nhất là số lượng người xin điều chỉnh tình trạng quy chế thường trú tại chỗ là kết quả của cơ quan di trú có nỗ lức gia tăng tốc độ giải quyết số đơn di trú, nhằm giảm bớt tình trạng chậm trễ duyệt xét đơn hơn 6 tháng.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 08 Tháng Sáu 2007(Xem: 121296)
Vừa qua, chúng ta đã có dịp nói về Hệ thống Tính điểm cho các loại chiếu khán (visa) di dân đang được bàn thảo tại Quốc hội Hoa Kỳ. Với hệ thống tính điểm này, tất cả đương đơn xin chiếu khán di dân sẽ được duyệt xét dựa trên lý lịch và tiêu chuẩn, và sự hiện diện của người thân ở Hoa Kỳ chỉ được tính 10% số điểm. Điều này cho thấy người thân tại Hoa Kỳ chưa hẳn là người bảo lãnh theo đúng nghĩa của nó như trước đây.
Thứ Sáu, 01 Tháng Sáu 2007(Xem: 116116)
Điều duy nhất mà chúng ta biết được hiện nay về những dự luật cải tổ di trú tại quốc hội là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi cho đến khi những dự luật sau cùng được trình Tổng thống phê chuẩn vào tháng Tám năm nay. Mọi viễn ảnh của các dự luật này vẫn còn đang được tranh luận, nhiều vấn đề còn gay gắt đến độ Thượng viện phải ngưng hẳn một tuần để giảm không khí căng thẳng.
Thứ Sáu, 25 Tháng Năm 2007(Xem: 115508)
Dự luật cải tổ di trú được đệ trình bởi Thượng viện Hoa Kỳ tuần qua cho thấy có vẻ như phía đảng Dân Chủ muốn dọn đường cấp Thẻ Xanh cho khoảng 12 triệu ngoại kiều cư ngụ bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, và phía đảng Cộng Hòa chuộng việc di trú dựa trên hệ thống có giá trị, hơn là những ràng buộc gia đình.
Thứ Sáu, 18 Tháng Năm 2007(Xem: 122947)
Đầu tiên là sự kiện giá xây dựng trồi sụt tùy số lượng di dân bất hộp pháp nhập cảnh. Ngành xây cất ở Hoa Kỳ là nơi chứa chấp nhiều người Mễ Tây Cơ nhập cư lậu vào Mỹ, nhiều nhứt. Người Mễ Tây Cơ nhập cư lậu dễ kiếm việc và kiếm được tiền. Những chủ thầu kiến trúc dễ kiếm công nhân lao động phổ thông, trả tiền công rẻ.
Thứ Năm, 10 Tháng Năm 2007(Xem: 114381)
Cãu trúc sau cùng của Đạo luật Cải tổ Di trú Toàn diện còn tùy vào các yếu tố chính trị. Khi các vị dân biểu quyết định về luật di trú mới, họ cũng sẽ nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra liên quan đến cơ hội thắng các cuộc bầu cử năm 2008.
Thứ Năm, 03 Tháng Năm 2007(Xem: 114689)
Những hồ sơ xin chiếu khán di dân đều cần những bằng chứng chính và phụ. Trong các hồ sơ diện kết hôn, giấy hôn thú là bằng chứng chính xác nhận hôn nhân hợp pháp của hai người. Nhưng chứng minh này vẫn chưa đủ. Điều quan trọng không kém là các bằng chứng phụ phải thể hiện sự thành thật trong quan hệ vợ chồng.
Thứ Năm, 26 Tháng Tư 2007(Xem: 113910)
Cả triệu người Việt tìm cách thoát khỏi Việt Nam, trở thành những người di dân "bất hợp pháp" đối với chế độ Cộng Sản Việt Nam, nhưng họ là những người di dân đầy lòng can đảm và tự trọng đối với các dân tộc tự do trên thế giới. Hàng trăm ngàn người Việt đã không thể đến bến bờ tự do và phải "định cư" vĩnh viễn trên biển Thái Bình.
Thứ Sáu, 20 Tháng Tư 2007(Xem: 119502)
Trong đề tài kỳ trước, chúng ta đã nói về vấn đề chi phí du học tại Hoa Kỳ. Một trong những vấn đề quan trọng khác là bảo hiểm y tế. Các trường học ở Hoa Kỳ muốn biết liệu tất cả sinh viên của nhà trường có thể thanh toán các chi phí y tế cần thiết hay không. Trong bài viết lần này, Văn phòng Robert Mullins International xin trích dẫn bài viết của thông tín viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Nancy Steinbach trình bày về vấn đề bảo hiểm y tế đối với sinh viên ngoại quốc theo học tại các đại học Mỹ.
Thứ Sáu, 13 Tháng Tư 2007(Xem: 125474)
Sinh viên ngoại quốc muốn theo học tại nước Mỹ cần phải chứng tỏ là họ đủ khả năng chi trả học phí và phí khoản ăn ở cũng như các chi phí khác. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, Văn phòng Robert Mullins International xin trích dẫn bài viết của thông tín viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Nancy Steinbach trình bày về vấn đề chi phí du học đối với sinh viên ngoại quốc theo học tại các Đại học Mỹ.
Thứ Sáu, 06 Tháng Tư 2007(Xem: 129465)
Khi dân số Hoa Kỳ đạt một dấu mốc mới 300 triệu người, một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy công chúng Mỹ đang ngày càng lo ngại về mức độ nhập cư hiện nay, đặc biệt là con số 12 triệu người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp đang sinh sống tại nước này. Để tìm hiểu thêm về vấn đề phức tạp và đầy tế nhị này