Visa H2a Và Lao Động Tại Các Nông Trại Ở Hoa Kỳ (phần 2)

Thứ Năm, 25 Tháng Giêng 200700:00(Xem: 121297)
Visa H2a Và Lao Động Tại Các Nông Trại Ở Hoa Kỳ (phần 2)

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 02-2007

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Mới đây, sau khi báo chí ở trong nước loan tin rằng nhà nước Việt Nam cho phép công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế AIC và Trung Tâm Xuất Khẩu Lao Động Viracimex được đưa lao động sang Mỹ làm việc trong các nông trại, trong đó, có nhắc đến việc sau một thời gian làm việc sẽ được cấp thẻ xanh, tức thẻ thường trú nhân tại Hoa Kỳ. Điều này làm nhiều thính giả đang sinh sống ở trong và ngoài nước rất xôn xao.

Trong đề tài kỳ trước, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã giới thiệu phần đầu cuộc trao đổi giữa phóng viên Phương Anh của đài Á Châu Tự Do (RFA) với ông Jack King, hiện là Giám Đốc Chương Trình Quốc Gia Về Chính sách của Bộ Nông Nghiệp thuộc tiểu bang California, là người trực tiếp làm việc về đạo luật "Ag Job" liên quan đến vấn đề tuyển lựa người nước ngoài đến làm việc trong các nông trại tại Hoa Kỳ.

Để cung cấp thêm thông tin cho những người quan tâm hiểu rõ hơn về diện Visa H2A này, chúng tôi xin gửi tới quí vị những chi tiết cụ thể hơn do phóng viên Phương Anh thực hiện, qua lời trình bày của một viên chức trong Bộ Lao Động Hoa Kỳ, và một luật sư người Mỹ, chuyên làm việc trong lãnh vực di trú và xin visa H2A.

Theo lời của một viên chức trong Bộ Lao Động Hoa Kỳ, xin không nêu danh tánh, chuyên xem xét các đơn xin của những chủ nhân, thì có rất nhiều loại visa cấp cho những ai muốn đến Mỹ làm việc. Một trong những loại visa đó là H2A, bà nói:

"Có một số visa dành cho những người chủ nạp đơn để xin mướn những người nước ngoài đến Mỹ làm việc. Một trong những visa đó gọi là H2A visa. Ngoài ra, còn có một loại visa H2B, cũng dành cho những người không có tay nghề, và không nhất thiết phải làm trong các nông trại.

Visa H2B này thì chỉ được cấp một lần, và cũng làm việc trong một thời gian mà thôi. H2A visa chỉ được cấp trong một thời gian tạm thời để làm việc theo vụ mùa và có thể được phép đến nhiều lần. Bộ Lao Động của chúng tôi là một thành phần trong tiến trình cưú xét những đơn này. Những người chủ phải nộp đơn nơi chúng tôi trước.

Chúng tôi là những người xem xét các đơn đó trước, xem những người chủ có thực sự cần mướn thêm những người ở nước ngoài không. Nếu đúng, chúng tôi sẽ chấp thuận, nhưng Sở Di Trú Hoa Kỳ mới là người quyết định sau cùng".

Trước khi được cấp visa, người được chấp thuận sẽ được Bộ Lao Động cấp một giấy công nhận, thường được gọi là Labor Certification. Bà nói tiếp:

"Tiến trình cho phép mướn người nước ngoài, mà chúng tôi thường gọi là Labor Certification, để xác minh rằng, những người nước ngoài đến Mỹ làm việc không lấy mất việc, hay không ảnh hưởng đến mức lương của cư dân Hoa Kỳ.

Tiến trình xét giấy phép này phải được trải qua 3 giai đoạn ở 3 nơi: Bộ Lao Động, Bộ Ngoại Giao, và Bộ Nội An. Cả 3 cơ quan này đều phải xem xét thật kỹ lưỡng và chịu trách nhiệm về chuyện mướn người nước ngoài đến Mỹ làm việc".

Bên cạnh đó, luật sư Donovan E. Thomas, hiện đang hành nghề tại tiểu bang Maryland, và thường xin visa H2A cho những người đến từ Ấn Độ và các nước ở Phi Châu, cũng cho biết rằng:

"Hiện nay, rất nhiều người quan tâm đến một hình thức Visa H2A mới, tức loại visa cấp cho những ngươì làm việc trong các nông trại dưới 1 năm, và được đệ trình đến quốc hội Hoa Kỳ, gọi là "Guest Worker" [tức Khách Công Nhân] hay gọi là "Ag Job program" (tức Chương trình Nông vụ), chương trình này sẽ làm cho việc xin visa H2A dễ dàng hơn, nhưng chuyện này thì chưa được thông qua.

Tôi xin nói như thế này cho dễ hiểu, visa H2A visa đang hiện hành thì rất giới hạn, và không có cơ hội cho những người đang cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, trong đó có cả một số người Việt, được chính thức ở lại.

Chuyện cấp thẻ xanh thì chỉ xảy ra cho diện Visa H2A mới, tức dưới chương trình Ag Job, cho những người cư ngụ bất hợp pháp, có nghĩa là mở một cánh cửa cho họ. Ngoài ra, cũng dễ dàng xin cho những nông dân nước ngoài đến làm việc hơn.

Nhưng chuyện này thì chưa đi đến đâu hết. Trở lại việc xin visa H2A đang hiện hành, thì ai cũng có thể xin hết, ngay cả ở Việt Nam cũng vậy, nếu thuyết phục được những chủ nhân mướn người từ Việt Nam sang".

Ngoài ra, ông cũng cho biết về những điều kiện làm việc ở các nông trại, nhất là khi nhiệt độ lên cao ở một số tiểu bang. Ngoài ra, đó là chưa kể đến một số chủ nhân xấu, không thực hiện đúng theo hợp đồng. Ông nói:

"Việc đến Hoa Kỳ làm việc theo diện Visa H2A không cần phải có tay nghề vì quí vị sẽ làm việc ở trong các nông trại, nhưng quí vị nên nhớ rằng thời tiết và khí hậu ở bên Mỹ này khắc nghiệt lắm.

Khi làm việc ở các nông trại, quí vị phải đi hái trái cây, làm cỏ, v..v.. dưới nhiệt độ có khi cao đến 110 độ F (tức 40 độ C) suốt 8 tiếng đồng hồ. Quí vị phải có một sức khoẻ rất tốt, vì làm việc ngoài trời suốt ngày, phải chịu đựng ánh nắng mặt trời gay gắt. Đó là chưa kể đến trường hợp có những người chủ không tốt, họ lợi dụng quí vị, có khi lại còn giảm tiền lương của quí vị.

Họ hứa là trả 10, 12 đồng một giờ, nhưng cuối cùng thì quí vị chỉ được lãnh có 500 đồng một tháng. Tôi đã từng chứng kiến những trường hợp một số nông dân, sau một thời gian làm việc, chịu không nổi, phải quay về nước, còn đi kiện cáo các chủ nhân thì phải tốn nhiều thời gian và công sức, rồi đủ thứ rắc rối xảy ra.

Cho nên, trước khi quí vị đến làm việc, quí vị phải nên biết sơ lược về công việc quí vị sẽ làm và người chủ của quí vị".

Cũng liên quan đến chuyện một số nguồn tin từ trong nước cho hay nhà nước Việt Nam đã sẵn sàng gửi lao động sang Mỹ để làm việc trong các nông trại. Luật sư Donovan E. Thomas cho rằng:

"Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam quan tâm đến hình thức Visa H2A mới nhiều hơn, vì nói gì đi chăng nữa thì những người đến Mỹ làm việc dưới bất cứ hình thức nào, hàng năm, họ gửi tiền về nước rất nhiều, và những người Việt Nam cũng vậy. Do đó, đây là điểm rất lợi cho kinh tế ở trong nước, nhưng mà phải nên nhớ rằng loại visa H2A mới chưa được thông qua đâu".

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 02-2007

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1:   Xét đến 01-05-01 (Tăng 1 tuần)
C- Ưu tiên F2-A:  Xét đến 22-03-02 (Tăng 1 tuần)
D- Ưu tiên F2-B:  Xét đến 15-05-97 (Tăng 5 tuần)
E- Ưu tiên F3:      Xét đến 01-02-99 (Tăng 4 tuần)
F- Ưu tiên F4:      Xét đến 15-02-96 (Tăng 5 tuần)
G- Tu Sĩ-SR:      Luôn luôn hiệu lực

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 08 Tháng Sáu 2007(Xem: 121342)
Vừa qua, chúng ta đã có dịp nói về Hệ thống Tính điểm cho các loại chiếu khán (visa) di dân đang được bàn thảo tại Quốc hội Hoa Kỳ. Với hệ thống tính điểm này, tất cả đương đơn xin chiếu khán di dân sẽ được duyệt xét dựa trên lý lịch và tiêu chuẩn, và sự hiện diện của người thân ở Hoa Kỳ chỉ được tính 10% số điểm. Điều này cho thấy người thân tại Hoa Kỳ chưa hẳn là người bảo lãnh theo đúng nghĩa của nó như trước đây.
Thứ Sáu, 01 Tháng Sáu 2007(Xem: 116165)
Điều duy nhất mà chúng ta biết được hiện nay về những dự luật cải tổ di trú tại quốc hội là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi cho đến khi những dự luật sau cùng được trình Tổng thống phê chuẩn vào tháng Tám năm nay. Mọi viễn ảnh của các dự luật này vẫn còn đang được tranh luận, nhiều vấn đề còn gay gắt đến độ Thượng viện phải ngưng hẳn một tuần để giảm không khí căng thẳng.
Thứ Sáu, 25 Tháng Năm 2007(Xem: 115542)
Dự luật cải tổ di trú được đệ trình bởi Thượng viện Hoa Kỳ tuần qua cho thấy có vẻ như phía đảng Dân Chủ muốn dọn đường cấp Thẻ Xanh cho khoảng 12 triệu ngoại kiều cư ngụ bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, và phía đảng Cộng Hòa chuộng việc di trú dựa trên hệ thống có giá trị, hơn là những ràng buộc gia đình.
Thứ Sáu, 18 Tháng Năm 2007(Xem: 122996)
Đầu tiên là sự kiện giá xây dựng trồi sụt tùy số lượng di dân bất hộp pháp nhập cảnh. Ngành xây cất ở Hoa Kỳ là nơi chứa chấp nhiều người Mễ Tây Cơ nhập cư lậu vào Mỹ, nhiều nhứt. Người Mễ Tây Cơ nhập cư lậu dễ kiếm việc và kiếm được tiền. Những chủ thầu kiến trúc dễ kiếm công nhân lao động phổ thông, trả tiền công rẻ.
Thứ Năm, 10 Tháng Năm 2007(Xem: 114484)
Cãu trúc sau cùng của Đạo luật Cải tổ Di trú Toàn diện còn tùy vào các yếu tố chính trị. Khi các vị dân biểu quyết định về luật di trú mới, họ cũng sẽ nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra liên quan đến cơ hội thắng các cuộc bầu cử năm 2008.
Thứ Năm, 03 Tháng Năm 2007(Xem: 114811)
Những hồ sơ xin chiếu khán di dân đều cần những bằng chứng chính và phụ. Trong các hồ sơ diện kết hôn, giấy hôn thú là bằng chứng chính xác nhận hôn nhân hợp pháp của hai người. Nhưng chứng minh này vẫn chưa đủ. Điều quan trọng không kém là các bằng chứng phụ phải thể hiện sự thành thật trong quan hệ vợ chồng.
Thứ Năm, 26 Tháng Tư 2007(Xem: 114060)
Cả triệu người Việt tìm cách thoát khỏi Việt Nam, trở thành những người di dân "bất hợp pháp" đối với chế độ Cộng Sản Việt Nam, nhưng họ là những người di dân đầy lòng can đảm và tự trọng đối với các dân tộc tự do trên thế giới. Hàng trăm ngàn người Việt đã không thể đến bến bờ tự do và phải "định cư" vĩnh viễn trên biển Thái Bình.
Thứ Sáu, 20 Tháng Tư 2007(Xem: 119567)
Trong đề tài kỳ trước, chúng ta đã nói về vấn đề chi phí du học tại Hoa Kỳ. Một trong những vấn đề quan trọng khác là bảo hiểm y tế. Các trường học ở Hoa Kỳ muốn biết liệu tất cả sinh viên của nhà trường có thể thanh toán các chi phí y tế cần thiết hay không. Trong bài viết lần này, Văn phòng Robert Mullins International xin trích dẫn bài viết của thông tín viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Nancy Steinbach trình bày về vấn đề bảo hiểm y tế đối với sinh viên ngoại quốc theo học tại các đại học Mỹ.
Thứ Sáu, 13 Tháng Tư 2007(Xem: 125527)
Sinh viên ngoại quốc muốn theo học tại nước Mỹ cần phải chứng tỏ là họ đủ khả năng chi trả học phí và phí khoản ăn ở cũng như các chi phí khác. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, Văn phòng Robert Mullins International xin trích dẫn bài viết của thông tín viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Nancy Steinbach trình bày về vấn đề chi phí du học đối với sinh viên ngoại quốc theo học tại các Đại học Mỹ.
Thứ Sáu, 06 Tháng Tư 2007(Xem: 129513)
Khi dân số Hoa Kỳ đạt một dấu mốc mới 300 triệu người, một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy công chúng Mỹ đang ngày càng lo ngại về mức độ nhập cư hiện nay, đặc biệt là con số 12 triệu người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp đang sinh sống tại nước này. Để tìm hiểu thêm về vấn đề phức tạp và đầy tế nhị này