Những Điều Cần Biết Khi Du Học Tại Hoa Kỳ

Thứ Năm, 12 Tháng Bảy 200700:00(Xem: 120328)
Những Điều Cần Biết Khi Du Học Tại Hoa Kỳ

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
 
Một sự chọn lựa sai lầm sẽ khiến các bạn lãng phí nhiều thời gian, công sức, và tiền bạc, mà có khi còn bị "tiền mất tật mang", dở khóc dở cười nơi đất lạ. Làm sao có được sự hiểu biết chính xác về ngành học cũng như ngôi trường mà các bạn dự tính đăng ký theo học? Đây là những vấn đề mà Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã nhiều lần đưa ra trong những buổi hội thoại truyền thanh trước đây Tuy nhiên, để chúng ta có thể tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác, chúng tôi xin giới thiệu bài  phỏng vấn mới đây của phóng viên Trà Mi thuộc đài Á Châu Tự Do (RFA) với tiến sĩ Trần Văn Hiển, giáo sư trường đại học Houston-Clear Lake ở tiểu bang Texas, giám đốc phụ trách các chương trình cộng tác du học giữa đại học Houston và các trường ở Việt Nam.

- Hỏi: Là một người từng có nhiều kinh nghiệm đưa học sinh Việt Nam sang Mỹ du học, nhận xét chung của giáo sư về thị hiếu và xu hướng chọn trường của sinh viên Việt Nam khi quyết định đi du học ra sao?

- Giáo sư Trần Văn Hiển cho biết: Thường bên Việt Nam hay bị lầm khi tin vào các dịch vụ du học. Những dịch vụ này chỉ giúp tìm cho học sinh tờ đơn I-20, tức mẫu đơn nhập học của một trường nào đó. Thông thường các trường bên Mỹ cho các mẫu đơn nhập học với điều kiện rất dễ dàng.

Với những mẫu đơn nhập học như thế, hàm ý họ muốn học sinh qua đây học tiếng Anh trước khi bước vào ngành học chính thức, nhưng lại không nêu rõ mà chỉ nói rằng nhận học sinh vào học thôi. Do đó, cho dù học sinh đăng ký một trường chất lượng mà trường đó không cho vào thẳng ngành học chính ngay thì mẫu đơn I-20 đó không đủ mạnh để các viên chức lãnh sự tin và cấp visa cho qua Mỹ du học.

- Hỏi: Nghĩa là khi đăng ký du học cần phải chọn trường nào đề ra những yêu cầu, điều kiện rõ ràng?

- Giáo sư Trần Văn Hiển cho biết là đúng như vậy và giải thích thêm: ví dụ như đăng ký xin học cử nhân thì trường phải yêu cầu điểm TOEFL tối thiểu bao nhiêu. Đây cũng là điều kiện khiến đa số học sinh ở Việt Nam vất vả. Thường học sinh Việt Nam nghĩ rằng tiếng Anh họ khá nhưng điểm kỳ thi TOEFL lại không đủ để các trường bên này nhận vào thẳng chương trình học. Không đủ khả năng tiếng Anh thì học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi phỏng vấn xin visa.

- Hỏi: Giáo sư nói rằng những sai lầm đầu tiên của học sinh khi đăng ký du học Mỹ từ Việt Nam là đi qua con đường dịch vụ. Thế thì làm thế nào để có thể tránh được những sai lầm đó? Lời khuyên của giáo sư như thế nào?

- Giáo sư Trần Văn Hiển cho biết: Yếu tố đầu tiên học sinh cần có mẫu I-20 được chấp nhận vào thẳng ngành học chính mà không qua các lớp học tiếng Anh. Kế đến, học sinh cần biết rõ về ngành muốn theo học, trường dự định theo học, và cần chọn những ngành học mà khi trở về Việt Nam có khả năng phục vụ và làm việc.

Đó là những điều kiện tốt giúp đi xin visa thuận tiện. Còn nếu ứng viên mù mờ, không biết trường định theo học ra sao, tiếng Anh không giỏi, cứ học thuộc lòng mấy câu hỏi đáp thông thường khi đi phỏng vấn ở lãnh sự quán, thì nếu bị hỏi những câu khác đi thì bị rớt ngay.

- Hỏi: Để có được sự chuẩn bị tâm lý tối thiểu như vậy, các học sinh, sinh viên Việt Nam cần tìm hiểu các nguồn thông tin ở đâu?

- Giáo sư Trần Văn Hiển cho biết: Tôi đi về Việt Nam thường xuyên nên biết rằng ở Việt Nam không có những nguồn thông tin đầy đủ, chính thức về du học. Các dịch vụ, có thể là những người ở Việt Nam hoặc những Việt kiều từ Mỹ về làm, luôn nói tốt để thu tiền khách trước mà thôi.

Do đó, bây giờ nếu có được những tổ chức của Việt Nam hay của Hoa Kỳ làm những website tin tức du học thì rất tốt. Một nguồn thông tin tương đối uy tín hiện nay ở Hà Nội và Sài Gòn là tổ chức gọi là IIE, tức Institute of International Education. Người nào muốn biết về những thông tin du học hoặc về các trường ở Mỹ thì nên tìm đến hai nơi này. Ngoài ra, cũng có thể tìm đến cơ quan văn hoá Hoa Kỳ có hai cơ sở ở Sài Gòn và Hà Nội để có được thông tin chính xác về du học.

Tâm lý chung của học sinh Việt Nam khi đi xin visa thường theo kiểu mì ăn liền, chứ không nghĩ đến việc bỏ thời gian trao dồi tiếng Anh, tìm hiểu về các trường và ngành học, cũng như các điều kiện để có thể vào thẳng ngành học không phải qua các lớp tiếng Anh.

Nếu không có các bước chuẩn bị này mà chỉ biết tìm đến sự giúp đỡ của các dịch vụ thì xác suất được visa rất ít. Các viên chức lãnh sự quán họ rất chuyên nghiệp, họ biết ngay đó là những người đi đối phó với mục đích là qua đến Mỹ cái đã. Cho nên, thường những trường hợp như vậy sẽ không được cấp visa. Tôi thành thật khuyên các bạn bên Việt Nam muốn đi du học mà thấy xác suất xin visa của mình không được 90% trở lên thì không nên đi xin, vì mỗi lần bị từ chối visa lần sau trở lại thì tỷ lệ thành công cũng bị giảm đi rồi, vì người ta nghĩ rằng mình là người không đáng tin.
Các sinh viên Việt Nam khi quyết định du học sẽ chọn ghi danh vào một trường cao đẳng cộng đồng hay trường đại học, và nhiều vấn đề quan trọng khác ra sao, chúng ta sẽ có dịp trở lại đề tài du học này vào kỳ tới.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 102269)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).
Thứ Năm, 15 Tháng Giêng 2009(Xem: 92610)
Lời thú nhận "có tội" là con đường mà 95% những hồ sơ hình sự được định đoạt. Trong những hồ sơ mà bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, lời thú nhận có thương lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng và phải đi đến một số thay đổi làm tội nhẹ đi.
Thứ Tư, 07 Tháng Giêng 2009(Xem: 98283)
Trong chủ đề kỳ này, chúng ta sẽ nói đến hai đề tài liên quan đến các hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.
Thứ Sáu, 02 Tháng Giêng 2009(Xem: 95005)
Chiếu khán R-1 được cấp cho các nhân viên phục vụ trong lãnh vực tôn giáo. Đây là loại chiếu khán phi-di-dân, chiếu khán tạm thời.
Thứ Tư, 24 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97491)
Trong năm 2008, người ta không thấy có những tiến triển nào quan trọng trong các luật lệ về di trú toàn cầu.
Chủ Nhật, 21 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 99143)
Tại Đông Nam Á, công dân ở các nước Nhật, Brunei, Tân Gia Ba và Nam Hàn có thể sang Hoa Kỳ để du lịch hay làm công việc nào đó và cư ngụ trong 90 ngày mà không cần xin chiếu khán (visa)
Thứ Tư, 10 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97886)
Liệu có thể có một cuộc phỏng vấn thoải mái tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam không? Có thể là không, nhưng có một số điều mà đương đơn (tức người được bảo lãnh) nên ghi nhớ khi chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn.
Thứ Sáu, 05 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 104814)
Hàng năm, văn phòng chúng tôi thường nhận hai, ba câu hỏi tương tự như sau: "Tôi ở Việt Nam và có liên hệ với một cô gái, kết quả là đứa con chung của chúng tôi ra đời. Làm sao tôi có thể đưa cháu sang Hoa Kỳ?".
Thứ Tư, 26 Tháng Mười Một 2008(Xem: 99260)
Nếu bạn đã có Thẻ Xanh tạm có giá trị 2 năm, bạn cần phải nộp đơn xin Thẻ Xanh dài hạn chính thức (có giá trị 10 năm) trước khi Thẻ Xanh tạm hết hạn.
Thứ Sáu, 21 Tháng Mười Một 2008(Xem: 104686)
Đôi lúc, thính giả hoặc thân chủ của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International hỏi tại sao lại mất quá nhiều thời gian cho việc thẩm tra lý lịch người xin chiếu khán (visa) di dân hoặc xin Thẻ Xanh. Đã có một số người phải đợi trên 2 năm cho việc thẩm tra lý lịch. Tại sao vậy?