Chiếu Khán Tn Dành Cho Công Dân Canada Và Mễ Tây Cơ

Thứ Năm, 02 Tháng Tám 200700:00(Xem: 134769)
Chiếu Khán Tn Dành Cho Công Dân Canada Và Mễ Tây Cơ

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do Bắc Mỹ (viết tắt là NAFTA) năm 1993 đã lập ra chiếu khán (visa)  nghiệp vụ TN dành cho các công dân cư ngụ tại Canada và Mễ Tây Cơ. Ngoại kiều có đủ điều kiện xin chiếu khán TN sẽ được làm việc tại Hoa Kỳ.

Bạn phải có những điều kiện nào để xin chiếu khán TN?

- Đương đơn phải là công dân Canada hoặc công dân Mễ Tây Cơ;
- Nghề nghiệp phải nằm trong danh sách quy định của NAFTA;
- Chức vụ làm việc tại Hoa Kỳ đòi hỏi sự chuyên nghiệp được NAFTA phê chuẩn;
- Đương đơn sẽ làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian cho một chủ nhân tại Hoa Kỳ (đương đơn không thể xin làm nghề tự do);
- Đương đơn phải có đủ tiêu chuẩn trong nghề nghiệp của mình;
- Đương đơn phải thể hiện dự tính chỉ ở nước Mỹ tạm thời.

Gia đình của bạn và bạn sẽ được phép ở Hoa Kỳ bao lâu?

Qúy vị chỉ có thể được phép nhập cảnh và ở lại làm việc tối đa là 1 năm, và có thể xin gia hạn thêm 1 năm nữa. Người hôn phối và con của người có chiếu khán TN được cấp một loại chiếu khán gọi là chiếu khán TD. Người có chiếu khán TD không thể làm việc nhưng có thể xin đi hoc.

Chủ nhân Mỹ có thể làm được gì cho bạn?

Chủ nhân Mỹ phải cấp cho bạn một lá thư xác nhận việc làm, có nội dung xác nhận chỗ làm cần công việc từ một người có khả năng chuyên nghiệp. Nội dung lá thư cần cho biết  thêm:

- Loại công việc mà đương đơn sẽ làm;
- Mục đích vào làm việc;
- Thời gian tạm trú để làm việc;
- Những tiêu chuẩn mà đương đơn có khả năng đáp ứng công việc;
- Các bằng chứng đã thực hiện những đòi hỏi của Sở di trú Hoa Kỳ, hay/và của tiểu bang; và
- Thỏa thuận về tiền lương.

Những đòi hỏi dành cho công dân Canada:

Các công dân Canada thường không cần chiếu khán như một chuyên gia được NAFTA chấp thuận, mặc dù chiếu khán này có thể được cấp nếu đương đơn yêu cầu. Một công dân Canada không có chiếu khán TN có thể nộp đơn tại bất cứ một cảng hải quan nào của Hoa Kỳ, với những giấy tờ như sau:

- Đơn xin nhân viên di trú cho nhập cảnh theo diện chiếu khán TN;
- Thư xác nhận việc làm;
- Bằng chứng hội đủ điều kiện làm việc;
- Bằng chứng hội đủ những đòi hỏi về bằng hành nghề;
- Bằng chứng là công dân Hoa Kỳ; và
- Lệ phí 50 Mỹ kim.

Những đòi hỏi dành cho công dân Mễ Tây Cơ:

Không giống như công dân Canada; các công dân Mễ không thể nộp đơn xin chiếu khán TN tại biên giới nhập cảnh. Họ phải nộp đơn xin chiếu khán TN tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ và phải trải qua các cuộc phỏng vấn. Công dân Mễ Tây Cơ muốn xin chiếu khán TN phải nộp:

- Đơn xin chiếu khán phi di dân. Mạu đơn DS-156;
- Đơn xin chiếu khán phi di dân, mẫu phụ trội DS-157, dành cho nam giới từ 16 đến 45 tuổi;
- Sổ thông hành có giá trị du lịch đến Hoa Kỳ với thời hạn hiệu lực còn ít nhất là 6 tháng trước khi chấm dứt công việc tại Hoa Kỳ;
- Một ảnh 2'' X 2'' (ảnh này không đòi hỏi nếu nộp đơn tại Mễ Tây Cơ);
- Thư xác nhận việc làm, và
- Lệ phí 100 Mỹ kim

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Chủ Nhật, 10 Tháng Hai 2019(Xem: 26577)
Chúng tôi được biết có một số dịch vụ thiếu đạo đức ở Việt Nam đã tổ chức đưa người Việt qua Mễ Tây Cơ để nộp đơn xin lánh cư (asylum) tại những trạm kiểm sóat ở biên giới Hoa Kỳ - Mễ Tây Cơ. Có những ghi nhận cho biết những dịch vụ này ở Việt Nam đã thu phí từ 30.000 đến 50.000 mỹ kim một người để sắp xếp chuyến đi đến các trạm biên giới Hoa Kỳ - Mễ Tây Cơ. Những dịch vụ này có thể hứa với khách hàng của họ rằng sau khi nộp đơn xin lánh cư ở những trạm biên giới, họ sẽ được thả ra và có thể đi bất cứ nơi nào trên đất Mỹ trong khi chờ đợi đơn xin lánh cư được tòa di trú xét xử. Thời gian ước lượng cho ngày ra tòa từ một năm đến ba năm. Cũng có thể những dịch vụ này hứa hẹn với khách hàng là họ có thể làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ trong khi chờ đợi ra tòa. Điều này có thể không hợp pháp, nhưng nhiều phần là bất hợp pháp. Và cũng có thể những dịch vụ ở Việt Nam sắp xếp với các chủ nhân người Việt Nam ở Hoa Kỳ đem những công việc bất hợp pháp cho những người Việt xin lánh cư này.
Chủ Nhật, 27 Tháng Giêng 2019(Xem: 25982)
Tối Cao Pháp Viện chưa phán quyết về chương trình DACA, điều này có nghĩa là chương trình này sẽ an tòan bước sang năm 2020. Chu kỳ làm việc hiện nay của Tối Cao Pháp Viện sẽ chấm dứt vào tháng Sáu 2019. Ngày 18 tháng Giêng là ngày cuối cùng để pháp viện quyết định những hồ sơ mà họ quan tâm trong suốt nhiệm kỳ làm việc trong năm. Nhưng chương trình DACA không nằm trong những hồ sơ này. Vì thế, nếu pháp viện quyết định duyệt xét hồ sơ này, thời gian sớm nhất mà họ có thể nghe hai bên tranh luận sẽ xảy ra vào mùa Thu năm nay. Nếu việc tranh luận xảy ra vào tháng Mười thì quyết định, nếu có, sẽ khó thể xảy ra trước năm 2020. Vào lúc đó, điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Chủ Nhật, 20 Tháng Giêng 2019(Xem: 24997)
Ông Trump vẫn cần gìn giữ sự ủng hộ của những người bảo thủ, những cử tri của đảng Cộng Hòa chống di dân. Để thực hiện điều này, ông phải luôn luôn lập lại những lời hứa khi vận động tranh cử: Đó là hứa xây tường biên giới vĩ đại (giống như Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hòang bên Tàu thời xưa), hứa sẽ cấm một số dân ngọai quốc du lịch đến Hoa Kỳ, hứa trục xuất tất cả di dân bất hợp pháp, hứa chấm dứt chương trình DACA (tức chương trình tạm hõan trục xuất những di dân đến Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn thơ ấu), hứa chấm dứt Chiếu Khán (visa) Xổ Số, hứa giảm số di dân được bảo lãnh đòan tụ gia đình. Nhưng kể từ khi ông Trump nhậm chức tổng thống vào tháng Giêng năm 2017, chẳng có luật di trú nào được quốc hội thông qua.
Chủ Nhật, 13 Tháng Giêng 2019(Xem: 27580)
Sau đây là bốn sự thay đổi của Sở di trú USCIS liên quan đến những điều luật di trú và những cập nhật về chính sách sẽ ảnh hưởng đến di dân hợp pháp với chiếu khán (visa) và thẻ xanh tại Hoa Kỳ. Một thủ tục mới liên quan đến việc ban hành Thông Báo Trình Diện (Notices to Appear) sẽ nới dài thêm trên danh sách những lý do mà người di dân có thể được triệu tập để trình diện trước một chánh án di trú nhằm khởi đầu cho thủ tục trục xuất. Danh sách bổ túc này bao gồm những vi phạm những chương trình liên bang và tiểu bang liên quan đến những lợi ích công cộng, gian dối hoặc những hành động phạm tội hình sự, và liên quan đến những từ chối về những lợi ích di trú sau khi xin gia hạn hoặc thay đổi diện chiếu khán nhưng bị từ chối.
Chủ Nhật, 06 Tháng Giêng 2019(Xem: 26896)
Bà Kirstjen Nielsen, Bộ trưởng Bộ Nội An, nói rằng những di dân nào cố nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp sẽ được thả ra và về lại Mễ Tây Cơ chờ ngày ra tòa di trú Hoa Kỳ. Họ sẽ không thể đợi ở trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Bộ Nội An và Bộ Ngọai Giao Mễ Tây Cơ cùng loan báo quyết định này vào ngày 20 tháng 12 năm 2018 vừa qua. Bà Nielsen nói rằng "Những ngọai kiều cố vào nước chúng ta bất hợp pháp sẽ không thể biến mất ở Hoa Kỳ được nữa, nơi mà nhiều người đã bỏ ngày ra tòa. Thay vào đó, họ sẽ phải chờ quyết định của tòa di trú lúc họ đang ở Mễ Tây Cơ. Chính sách 'Bắt và thả' sẽ được thay thế bằng chính sách 'bắt và trả về'".
Chủ Nhật, 30 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 26964)
Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú (USCIS Board of Immigration Appeals) cho biết đương đơn xin thẻ xanh không hợp lệ vì chồng cũ rút đơn Bảo Trợ Tài Chánh (tức đơn I-864). Vì thế, Sở di trú đã từ chối đơn xin chuyển diện di trú của người vợ cũ và ban lệnh trục xuất cô. Trong những hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê/hôn phu, người bảo lãnh chỉ lý tên trên đơn I-134, cũng là đơn Bảo trợ Tài Chánh. Nhưng đơn này không ràng buộc về pháp lý và không đòi hỏi phải trợ giúp trong mười năm.
Thứ Hai, 24 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 25514)
Trên thực tế, luật về gánh nặng xã hội đã có hiệu lực từ nhiều năm nay. Luật này nhằm hạn chế những người muốn có thẻ xanh nếu họ dựa vào chính phủ để xin những nhu cầu căn bản trong đời sống. Trước đây, luật này không khắt khe như những dự tính mà ông Trump mong muốn hiện nay. Nếu luật mới về gánh nặng xã hội của ông Trump có hiệu lực, nó sẽ áp dụng cho tất cả những người ngọai quốc đang sống hợp pháp ở Hoa Kỳ và những người đang nộp đơn xin quy chế thường trú nhân. Những điều lệ mới này chưa thành luật nhưng đã gây hoang mang và xáo trộn cho rất nhiều gia đình di dân. Một số di dân đã tránh những trợ giúp công cộng vì sợ sẽ mất cơ hội có thẻ xanh.
Thứ Hai, 17 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 27546)
Trong năm 2018, một số luật di trú mới và hồ sơ di trú mới đã được phán quyết. Trong chủ đề kỳ này chúng ta sẽ duyệt qua một vài hồ sơ di trú chọn lọc đã giúp cho một số người đang đối diện với lệnh trục xuất và những người đã được lệnh phải rời khỏi Hoa Kỳ. Vào đầu năm 2018, trong hồ sơ Session Kiện Dimaya, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã quyết định về câu hỏi liệu điều khoản "Tội Phạm Bạo Lực" của Đạo luật Di trú và Quốc tịch có mơ hồ về mặt vi hiến theo Điều Khoản Quy Trình Đến Hạn của Tu Chính Án Thứ Năm hay không.
Thứ Hai, 10 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 30858)
Trước hết, chúng ta đã thấy không có những điều luật di trú nào thay đổi trong năm 2018, mặc dù có nhiều sự thay đổi tưởng như đã đạt được như mong chờ. Chỉ có một sự thay đổi thấy rõ nhất là tất cả đơn di trú đều được giải quyết rất chậm chạp. Tòa Bạch Ốc đã ban hành một số những sắc lệnh hành pháp trong năm 2018, thay vì cố gắng thúc đẩy quốc hội thay đổi luật di trú tốt hơn. Tất cả những sắc lệnh hành pháp của ông Trump đều gặp những thách thức tại các tòa án.
Thứ Hai, 03 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 28006)
Những hành động gần đây chống lại di dân là điều vô cùng phiền phức và hòan tòan không phải là tinh thần của người dân Hoa Kỳ. Suốt những tuần qua, nhiều tuyên bố chống di trú đã lên một mức độ cực đoan mới. Cần phải nói cho rõ. Hoa Kỳ là một quốc gia của người di dân. Ngọai trừ cộng đồng người Mỹ Bản Xứ, tất cả chúng ta có tổ tiên ở những quốc gia khác và chúng ta đã rời bỏ cội nguồn , tự nguyện hay không tự nguyện, từ những nước khác nhau trên thế giới đến Hoa Kỳ để xây lại những ngôi nhà mới. Việc cảm nhận người di dân như kẻ thù là một sự giả dối và đã trở thành một chiến lược chính trị. Nếu những chính sách chống di dân được phép tiếp tục thì điều này sẽ làm tê liệt nền kinh tế của chúng ta. Điều này lớn hơn vấn đề xã hội và nhân bản. Di trú là nhu cầu kinh tế và người di dân với những khả năng khác nhau là điều cần thiết giúp Hoa Kỳ đạt được một tiềm năng kinh tế vượt trội.