Việt Nam Sẽ Chấm Dứt Chương Trình Nhận Con Nuôi Với Hoa Kỳ

Thứ Sáu, 18 Tháng Tư 200800:00(Xem: 103638)
Việt Nam Sẽ Chấm Dứt Chương Trình Nhận Con Nuôi Với Hoa Kỳ

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Người Việt Tỵ Nạn Đánh Dấu 33 Năm Biến Cố 30-4

Dù đã 33 năm trôi qua, người Việt Nam ở trong và ngoài nước vẫn không thể quên biến cố 30 Tháng 4 bi thảm ấy. Hiệp định Genève 1954 đã giúp cho hàng triệu người Việt "di cư" từ Bắc vào Nam để chọn một đời sống tự do ngay trên đất nước mình. Nhưng biến cố 30-4-1975 đã đẩy hàng trăm ngàn người Việt phải đành đoạn lìa bỏ đất nước mình để di tìm tự do ở những quốc gia khác. Khi thế giới biết về số phận của hai chữ "thuyền nhân" thì đã có biết bao người đã vùi thây trên biển cả. Khi Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc bắt đầu biết đến hai chữ "bộ nhân" thì đã có biết bao người tử nạn trên những con đường bộ khổ ải vượt rừng núi qua những vùng biên giới Đông Dương. Ngày 30 Tháng 4, ngoài những yếu tố gây nên thảm họa cho đất nước Việt Nam, còn là biến cố gây nên làn sóng "di dân" bi thảm nhất trong lịch sử Việt Nam.

Theo bài viết "Lịch Sử Di Dân Việt Nam" (The History of Vietnamese Immigration) của ông Marc Povel, được đăng tải trên diễn đàn American Immigration Law Foudation, cho biết trước năm 1975, hầu hết những Việt Nam cư ngụ tại Hoa Kỳ là vợ/chồng và con cái của các nhân viên Mỹ từng làm việc ở Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sự sụp đổ của Sài Gòn đã chấm dứt cuộc chiến Việt Nam và đưa đến một trong hai làn sóng di dân lớn lao từ Việt Nam đến Hoa Kỳ. Những người Việt Nam từng làm việc với chính phủ Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam lo sợ sự trả thù của đảng Cộng sản Việt Nam. Theo thống kê năm 2003 của Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á , hơn 135.000 người Việt Nam đã phải rời bỏ quê hương trong suốt mùa Xuân 1975. Họ được chở bằng máy bay hoặc trốn khỏi Việt Nam trên những chiếc tàu quân sự Mỹ và được chuyển đến các căn cứ của chính phủ Hoa Kỳ tại Guam, Thái Lan, Wake Island, Hawaii và Phi Luật Tân, trong một công tác được mệnh danh là "Chiến Dịch Đời Sống Mới". Sau đó, họ được chuyển đến bốn trung tâm tỵ nạn trong lãnh thổ Hoa Kỳ, đó là: Camp Pedleton ở tiểu bang California; căn cứ Fort Chaffee tại tiểu bang Arkansas; Căn Cứ Không Quân Eglin tại tiểu bang Florida, và căn cứ Fort Indiantown Gap tại tiểu bang Pennsylvania.

Củng theo ông Marc Povel, từ năm 1977, một làn sóng thứ hai của người tỵ nạn Việt Nam đã tái diễn từ Việt Nam. Làn sóng di dân này kéo dài cho đến giữa thập niên 1980. Làn sóng vượt biển, vượt biên lần thứ hai này là hệ quả của chính sách mới mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam áp đặt trên cả dân tộc như kinh tế, chính trị và nông nghiệp dựa trên chủ thuyết cộng sản. Các chính sách này bao gồm cả việc bắt tù "cải tạo" và hành hạ các cựu binh lính Việt Nam Cộng Hòa và những người có liên hệ mật thiết với chính quyền miền Nam, đã đưa đến việc đóng cửa các doanh nghiệp lớn của các doanh nhân Việt Nam và người Việt gốc Hoa qua chính sách tiêu diệt "tư sản mại bản", chiếm ruộng đất, cũng như cưỡng bách việc tái định cư nhiều gia đình từ thành thị đến các vùng thôn quê khô cằn sỏi đá chưa được khai hoang hoặc bị tàn phá trong thời chiến tranh. Trong suốt thời gian này, gần 2 triệu người đã trốn khỏi Việt Nam trên những con tàu nhỏ bé phải chứa quá nhiều người. Hầu hết các thuyền nhân, bộ nhân đến nương náu tại các trại tỵ nạn ở Thái Lan, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương, Phi Luật Tân và Hồng Kông, chờ tái định ở các quốc gia khác. Tổng cộng, chính phủ Hoa Kỳ đã chấp nhận 531,310 người tỵ nạn và các diện tạm dung khác từ Việt Nam đến Hoa Kỳ trong thời gian từ năm 1981 đến năm 2000.

Sau khi các trại tỵ nạn ở Á Châu đóng cửa, và mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thiết lập, các đợt di dân mới khác đã gia tăng như Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP), Trẻ Việt Lai Mỹ, các diện tỵ nạn chính trị H.O và mới đây là H.R giúp cho các tù nhân "cải tạo" được định cư tại Hoa Kỳ. Cũng theo thống kê năm 2000 của Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á, có 1,223,736 người Việt Nam sống rải rác ở khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ.
Người Việt sống đông nhất ở tiểu bang California, 484,023 người, và ít nhất có khoảng 128 người sống ở tiểu bang Wyoming. Hiện nay, khoảng 40% người Mỹ gốc Việt sống ở Orange County, miền Nam tiểu bang California. Các cộng đồng người Việt khác, tương đối nhỏ hơn, được ghi nhận ở San Jose, phía Bắc tiểu bang California; Houston, tiểu bang Texas, và thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Hầu hết đều có cuộc sống ổn định, doanh nghiệp phát triển, giáo dục thành đạt, đóng góp thiết thực cho phúc lợi xã hội Hoa Kỳ.

- Việt Nam Sẽ Chấm Dứt Chương Trình Nhận Con Nuôi Với Hoa Kỳ

Theo tin thông tấn AP, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ chấm dứt hiệp định về trẻ nuôi với chính phủ Hoa Kỳ sau khi bị tố cáo đã cho phép những vụ tham nhũng và buôn bán trẻ em xảy ra thường xuyên.

Theo nguyên tắc, Hiệp Định Nhận Trẻ Nuôi Mỹ-Việt sẽ chấm dứt vào ngày 1/9/2008 và hai bên dự định sẽ bàn về việc gia hạn hiệp định này, nhưng sau những lời cáo buộc của Hoa Kỳ, nhà cầm quyền Việt Nam đã phải chọn giải pháp là chấm dứt các thủ tực nhận đơn con nuôi kể từ ngày 1/7/2008, nhưng vẫn duyệt xét những đơn xin con nuôi được nộp trước ngày 1 tháng 7.

Cũng theo thông tấn AP, quyết định kể trên bắt nguồn từ một bản tường trình của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội đã tố cáo thảm trạng tham nhũng và buôn bán trẻ em lan tràn trong hệ thống xin con nuôi ở Việt Nam. Bản tường trình đã đưa ra những trường hợp trẻ em bị bán, hoặc những người mẹ ruột đã bị áp lực phải từ bỏ con của họ. Trong một số trường hợp khác, bản tường trình cho biết những người môi giới đã đến những vùng quê để tìm kiếm những đứa trẻ có thể giả làm con nuôi. Một số dịch vụ con nuôi của người Mỹ vẫn trả tiền cho các giám đốc cô nhi viện để có những thông tin "hữu ích", và một số văn phòng dịch vụ khác đã đút lót các viên chức phụ trách về cô nhi bằng cách dẫn họ đi mua sắm miễn phí và cho đi du lịch miễn phí sang Hoa Kỳ, để đổi lại việc cung cấp các trẻ nuôi.

Bản tường trình còn cho biết sự nghi ngờ ngày một gia tăng khi số trẻ em được ghi nhận là "bỏ rơi" trên đơn xin con nuôi quá nhiều. Nhưng kể từ khi hiệp đînh con nuôi được tái lập vào năm 2005, thì số trẻ em "bị bỏ rơi" đã tăng lên... 85%!

Từ năm 1995, các công dân Mỹ - trong số này có nữ tài tử Angelina Jolie - đã nhận nuôi hơn 1,500 trẻ em Việt Nam. Trong năm 2007, tình trạng xin con nuôi đã tăng nhanh hơn 400% so với năm trước đó, với 828 trẻ em đã được nhận làm con nuôi.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Lãnh sự Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam có sẽ tiếp tục cứu xét những hồ sơ con nuôi đủ điều kiện nhưng ở ngoài cô nhi viện không?

- Đáp: Để duyệt xét những hồ sơ này, phải có sự hợp tác và chấp thuận của nhà cầm quyền Việt Nam. Theo người đại diện phía Việt Nam của Hiệp Định Con Nuôi Liên Quốc Gia, không còn những hồ sơ con nuôi mới được chấp nhận sau ngày 1 tháng 7 năm 2008. Sự chấm dứt này áp dụng cho mọi trường hợp con nuôi ở Việt Nam.

- Hỏi:  Sự chấm dứt này hiển nhiên sẽ làm cho nhiều cha mẹ có khả năng muốn nhận con nuôi sẽ đi Việt Nam và ở với con nuôi trong hai năm trước khi làm đơn bảo lãnh các em, liệu việc này có thành công không?

- Đáp: Cha mẹ nuôi sẽ phải ở Việt Nam và sống với con nuôi trong hai năm. Cha mẹ nuôi phải có thể chứng minh họ hoàn toàn chăm lo các em và cha mẹ ruột sẽ mất hết quyền  kiểm soát và chăm sóc con của họ. Sau thời gian hai năm, đứa trẻ có thể được bảo lãnh đến Hoa Kỳ giống như các trường hợp bảo lãnh con cái. Người bảo lãnh không cần phải nộp đơn xin con nuôi nữa.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134860)
Chiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 03 Tháng Mười Một 2010(Xem: 144520)
Mới đây, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư hỏi như sau: "Tôi là một sinh viên hiện đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) du học F1. Tôi muốn ở lại và nộp đơn xin Thẻ Xanh. Xin qúy vị cho biết cách tốt nhất để thực hiện điều này".
Thứ Tư, 27 Tháng Mười 2010(Xem: 129129)
Đạo Luật Di Trú Bảo Lãnh Gia Đình cho phép người thân trong gia đình kế quyền một hồ sơ bảo lãnh gia đình khi người bảo lãnh qua đời, với mục đích hoàn tất hồ sơ Bảo Trợ Tài Chánh I-864.
Thứ Tư, 20 Tháng Mười 2010(Xem: 124206)
Sở di trú Hoa Kỳ đang có một trang mới trên trang nhà điện tử, có tên là "Trung Tâm Cung Cấp Thông Tin Quốc Tịch". Qúy vị có thể vào trang nhà chính thức của Sở di trú qua địa chỉ: http://uscis.gov.
Thứ Tư, 13 Tháng Mười 2010(Xem: 119437)
Vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp tường trình sự việc Văn Phòng Chiếu Khán của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhận được rất nhiều thư than phiền từ nhiều nơi liên quan đến việc từ chối đơn xin chiếu khán (visa) diện hôn thê - hôn phu (tức diện fiancée).
Thứ Tư, 06 Tháng Mười 2010(Xem: 119482)
Trong năm 2002, các chính giới thuộc đảng Dân Chủ đã đệ trình một đạo luật có tên gọi là HR-5600, tức Đạo Luật Được Hưởng Sự Hợp Pháp Hóa và Đoàn Tụ Gia Đình. Đạo luật này sẽ cho cho phép những học sinh không có giấy tờ hợp lệ, dưới 25 tuổi, học trung học, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân.
Thứ Tư, 29 Tháng Chín 2010(Xem: 119056)
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa điều chỉnh một số luật lệ liên quan đến sự rối loạn về tinh thần hay thể chất có thể cản trở một người được cấp chiếu khán (visa) vào Hoa Kỳ. Những sự thay đổi luật lệ này nhằm vào tình trạng rối loạn tinh thần hay thể chất với hành vị gây nguy hại, và nhằm vào tình trạng rối loạn vì lạm dụng hóa chất.
Thứ Tư, 22 Tháng Chín 2010(Xem: 122751)
Nếu một đứa trẻ được sinh ra ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ và một trong cha mẹ là công dân Mỹ thì đứa con thường được chấp nhận là công dân Mỹ. Nhưng nếu cả hai che mẹ vẫn là Thường Trú Nhân thì chuyện gì sẽ xảy ra? Làm sao đứa trẻ có thể đi Mỹ được?
Thứ Tư, 15 Tháng Chín 2010(Xem: 118919)
- Gồm công dân của các nước Việt Nam, Phi Luật Tân, Cam Bốt, Mã Lai, Nam Dương và Nhật Bản
Thứ Tư, 08 Tháng Chín 2010(Xem: 137196)
Những cuộc bầu cử sắp diễn ra trong tháng 11 năm nay và một trong những vấn đề sẽ được các ứng cử viên bàn thảo đó là quyền của những đứa trẻ sinh ở Mỹ đương nhiên là công dân Hoa Kỳ.