Di Dân Việt Nam Tại Hoa Kỳ

Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 200800:00(Xem: 103794)
Di Dân Việt Nam Tại Hoa Kỳ

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495


(Những thông tin trong bài viết này được thu thập bởi ông Aaron Matteo Terraas được sử dụng cho Nguồn Thông Tin Về Di Dân)

Ông Robert Mullins viết từ Sài Gòn như sau: "Lúc tôi đang mua sắm tại Maxximark trên đường Ba Tháng Hai tuần qua, một thanh niên Việt Nam từ Mỹ về đã hỏi tôi từ đâu đến. Tôi nói: "Nước Mỹ". Anh ta hỏi tôi ở tiểu bang nào. Tôi nói: "California". Anh nói: "Ô, California bây giờ là một tiểu bang người Việt rồi đấy!".  Chúng tôi cùng cười về sự so sánh này nhưng điều anh ta nói đã thể hiện phần nào sự thật".

Trong năm 1980, thống kê Hoa Kỳ ghi nhận có 230.000 người Việt Nam sống tha hương trên đất Mỹ. Vào năm 2006, số di dân Việt Nam đã tăng gấp bốn lần lên đến 1 triệu 1 trăm ngàn người, và trở thành cộng đồng di dân lớn thứ năm tại Hoa Kỳ, sau các cộng đồng Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân, Trung Hoa và Ấn Độ.

Gần hai phần ba tổng số di dân Việt Nam sinh sống tập trung ở 6 tiểu bang. Năm 2006, tiểu bang California có số người Việt sinh sống đông nhất (446.000 người, hay chiếm 40% tổng số di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ). Kế đến là tiểu bang Texas (130.000 người), tiểu bang Washington (50.000 người), tiểu bang Virginia (38.000 người), tiếp theo là tiểu bang Florida (37.000 người) và tiểu bang Massachusetts (34.000 người).  Sáu tiểu bang này chiếm 65% tổng số di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ. Các thành phố Los Angeles, Long Beach và Santa Ana của tiểu bang California chiếm số di dân Việt Nam đông nhất (210.000 người), tiếp theo là các thành phố San Jose, Sunnyvale và Santa Clara, cũng thuộc tiểu bang này (90.000 người), và kế đến là các thành phố Houston, Sugarland, Baytown thuộc tiểu bang Texas (49.000 người). Những thành phố kể trên chiếm khoảng một phần ba tổng số 1 triệu 1 trăm ngàn di dân Việt Nam vào năm 2005.

- Hầu hết đàn ông di dân Việt Nam đang hành nghề tập trung trong các lãnh vực sản xuất, máy móc và sửa chữa.

- Trong 7 người di dân Việt Nam có 1 người đến Hoa Kỳ trong năm 2000 hoặc sau đó.

- Số di dân Việt Nam sống ở Hoa Kỳ trong năm 2006 có số nam và nữ ngang bằng nhau.

- Trong năm 2006, đông đảo di dân Việt Nam đã nhập tịch Hoa Kỳ.

- Gần một nửa số di dân Việt Nam có Thẻ Xanh Thường trú nhân trong năm 2007 đã nhập cảnh Hoa Kỳ qua sự bảo lãnh thân nhân trực hệ của người thân có quốc tịch Mỹ.

- Số di dân Việt Nam có Thẻ Xanh Thường trú nhân chiếm 2.7% trong tổng số người xin nhập tịch trong năm 2006.

Trong số 1 triệu 1 trăm ngàn di dân Việt Nam sống tại Hoa Kỳ, 14.1% nhập cư năm 2000 hoặc sau đó; có 37% nhập cư từ năm 1990 đến năm 1999; có 30.1% nhập cư từ năm 1980 đến năm 1989; có 18% nhập cư từ năm 1970 đến năm 1979.

Trong năm 2007, Hoa Kỳ đón nhận 1.500 người Việt nhập cư với tư cách tỵ nạn. Số người tỵ nạn nhập cư từ Việt Nam đã giảm một nửa từ năm 2000 (2.841 người) và đã giảm 94.5% từ năm 1990 (27.378 người).

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Nếu 1.500 người Việt đến Hoa Kỳ với tư cách tỵ nạn vào năm 2007, điều này có phải do Lãnh sự Hoa Kỳ vẫn còn chấp nhận đơn xin tỵ nạn?

- Đáp: Số 1.500 người tỵ nạn đến từ Việt Nam được nhập cảnh theo Chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo (HR). Có nghĩa là họ hội đủ tiêu chuẩn xuất cảnh theo Chương trình H.O trước đây nhưng chưa có cơ hội phỏng vấn trước khi Chương trình H.O chấm dứt vào năm 1994. Các đơn xin tỵ nạn mới hiện không còn được chấp nhận.

- Hỏi: Cư dân Việt Nam sống tại Hoa Kỳ cân bằng nhau về số nam và nữ trong năm 2006. Làm sao lại có thể có dữ kiện này?

- Đáp: Điều này có thể là do nhiều người cảm thấy rằng họ có nhiều cơ hội tìm một người hôn phối hơn ở Việt Nam.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 21 Tháng Sáu 2007(Xem: 125389)
Dự luật Cải Tổ Di Trú 2007 đang gặp bế tắc tại quốc hội, chương trình chiếu khán (visa) "Y" sẽ bắt đầu cấp phát sau khi biên giới Mễ Tây Cơ - Hoa Kỳ được củng cố về an ninh. Điều này có nghĩa là bức tường biên giới sẽ phải hoàn tất, số nhân viên kiểm soát biên phòng phải được gia tăng, và các phương tiện an ninh kỹ thuật phải được chuẩn bị sẵn sàng.
Thứ Sáu, 15 Tháng Sáu 2007(Xem: 130141)
Chưa rõ các cộng đồng di dân khác phản ứng ra sao, tuy nhiên cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã phản ứng khá mạnh mẽ về những đề nghị cải tổ di trú của Thượng viện liên quan đến việc bảo lãnh đoàn tụ gia đình. Trong vài tuần lễ qua, gần một nửa những liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International
Thứ Sáu, 08 Tháng Sáu 2007(Xem: 121433)
Vừa qua, chúng ta đã có dịp nói về Hệ thống Tính điểm cho các loại chiếu khán (visa) di dân đang được bàn thảo tại Quốc hội Hoa Kỳ. Với hệ thống tính điểm này, tất cả đương đơn xin chiếu khán di dân sẽ được duyệt xét dựa trên lý lịch và tiêu chuẩn, và sự hiện diện của người thân ở Hoa Kỳ chỉ được tính 10% số điểm. Điều này cho thấy người thân tại Hoa Kỳ chưa hẳn là người bảo lãnh theo đúng nghĩa của nó như trước đây.
Thứ Sáu, 01 Tháng Sáu 2007(Xem: 116272)
Điều duy nhất mà chúng ta biết được hiện nay về những dự luật cải tổ di trú tại quốc hội là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi cho đến khi những dự luật sau cùng được trình Tổng thống phê chuẩn vào tháng Tám năm nay. Mọi viễn ảnh của các dự luật này vẫn còn đang được tranh luận, nhiều vấn đề còn gay gắt đến độ Thượng viện phải ngưng hẳn một tuần để giảm không khí căng thẳng.
Thứ Sáu, 25 Tháng Năm 2007(Xem: 115656)
Dự luật cải tổ di trú được đệ trình bởi Thượng viện Hoa Kỳ tuần qua cho thấy có vẻ như phía đảng Dân Chủ muốn dọn đường cấp Thẻ Xanh cho khoảng 12 triệu ngoại kiều cư ngụ bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, và phía đảng Cộng Hòa chuộng việc di trú dựa trên hệ thống có giá trị, hơn là những ràng buộc gia đình.
Thứ Sáu, 18 Tháng Năm 2007(Xem: 123095)
Đầu tiên là sự kiện giá xây dựng trồi sụt tùy số lượng di dân bất hộp pháp nhập cảnh. Ngành xây cất ở Hoa Kỳ là nơi chứa chấp nhiều người Mễ Tây Cơ nhập cư lậu vào Mỹ, nhiều nhứt. Người Mễ Tây Cơ nhập cư lậu dễ kiếm việc và kiếm được tiền. Những chủ thầu kiến trúc dễ kiếm công nhân lao động phổ thông, trả tiền công rẻ.
Thứ Năm, 10 Tháng Năm 2007(Xem: 114495)
Cãu trúc sau cùng của Đạo luật Cải tổ Di trú Toàn diện còn tùy vào các yếu tố chính trị. Khi các vị dân biểu quyết định về luật di trú mới, họ cũng sẽ nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra liên quan đến cơ hội thắng các cuộc bầu cử năm 2008.
Thứ Năm, 03 Tháng Năm 2007(Xem: 114821)
Những hồ sơ xin chiếu khán di dân đều cần những bằng chứng chính và phụ. Trong các hồ sơ diện kết hôn, giấy hôn thú là bằng chứng chính xác nhận hôn nhân hợp pháp của hai người. Nhưng chứng minh này vẫn chưa đủ. Điều quan trọng không kém là các bằng chứng phụ phải thể hiện sự thành thật trong quan hệ vợ chồng.
Thứ Năm, 26 Tháng Tư 2007(Xem: 114073)
Cả triệu người Việt tìm cách thoát khỏi Việt Nam, trở thành những người di dân "bất hợp pháp" đối với chế độ Cộng Sản Việt Nam, nhưng họ là những người di dân đầy lòng can đảm và tự trọng đối với các dân tộc tự do trên thế giới. Hàng trăm ngàn người Việt đã không thể đến bến bờ tự do và phải "định cư" vĩnh viễn trên biển Thái Bình.
Thứ Sáu, 20 Tháng Tư 2007(Xem: 119597)
Trong đề tài kỳ trước, chúng ta đã nói về vấn đề chi phí du học tại Hoa Kỳ. Một trong những vấn đề quan trọng khác là bảo hiểm y tế. Các trường học ở Hoa Kỳ muốn biết liệu tất cả sinh viên của nhà trường có thể thanh toán các chi phí y tế cần thiết hay không. Trong bài viết lần này, Văn phòng Robert Mullins International xin trích dẫn bài viết của thông tín viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Nancy Steinbach trình bày về vấn đề bảo hiểm y tế đối với sinh viên ngoại quốc theo học tại các đại học Mỹ.