Đơn Xin Từ Bỏ Một Quyết Định

Thứ Tư, 25 Tháng Ba 200900:00(Xem: 100660)
Đơn Xin Từ Bỏ Một Quyết Định

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ. Sự bất hợp lệ này có thể vì các lý do liên quan đến tội ác, hay y tế và cần phải nộp mẫu đơn I-601. Trong những trường hợp được đơn bị trục xuất, hay đã tình nguyện rời khỏi Hoa Kỳ, các đương đơn cần nộp thêm đơn I-212 để xin tái nhập cảnh.

Đơn xin từ bỏ vì lý do y tế có lẽ dễ dàng được chấp thuận hơn các lý do khác, nếu người bảo lãnh có thể cung cấp việc chăm sóc sức khỏe phù hợp cho đương đơn, sau khi người này đến Mỹ.

Đơn xin từ bỏ vì những lý do khác thường đòi hỏi người bảo lãnh cần chứng minh họ sẽ lâm vào hoàn cảnh "vô cùng khó khăn" nếu vị hôn phu-thê, người hôn phối, cha mẹ hoặc con cái không thể đến Mỹ và nếu người bảo lãnh phải trở về Việt Nam chung sống với họ.

"Vô cùng khó khăn" không chỉ là nói lên sự tưởng nhớ người thân của mình. Người bảo lãnh phải chứng minh rằng họ sẽ phải chịu đựng nhiều hơn sự khó khăn bình thường. Những lý do này có thể bao gồm vấn đề sức khỏe, điều kiện y tế của người bảo lãnh, các mối quan tâm về tài chính, giáo dục, các mối liên hệ gia đình của người bảo lãnh tại Hoa Kỳ, và các yếu tố đặc biệt: chẳng hạn như nỗi sợ hãi có thực về việc ngược đãi, bị gây nguy hại cơ thể, hay bị thương tích. Nên ghi nhận là Sở di trú Hoa Kỳ hiện nay cho rằng vấn đề săn sóc y tế đang khả quan tại Việt Nam, và một số "Việt Kiều" đã trở về sống ở Việt Nam mà không cần có những lý do quan trọng!

Nói cách khác, người bảo lãnh cần chứng minh cho Sở di trú, hay Tòa lãnh sự Hoa Kỳ, thấy từng viễn cảnh trong cuộc đời của họ sẽ thay đổi mạnh nếu họ phải định cư thường xuyên ở Việt Nam. Mỗi phần tranh luận đều phải được phụ đính các bằng chứng mạnh mẽ.

Thí dụ: Nếu người bảo lãnh cho rằng đang phải gánh chịu sự rất căng thẳng về việc chữa trị ở bệnh viện do sự xa cách người thân, thì họ phải thu thập các hồ sơ y tế để hỗ trợ cho lập luận này. Nếu người bảo lãnh cho rằng cần phải chữa trị sức khỏe không thể chữa ở Việt Nam, thì họ cần có một số bằng chứng cho thấy ở Việt Nam không có các phương tiện y khoa để chữa trị.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Có những trang nhà điện tử nào của chính phủ có thể cung cấp thông tin về sự khó khăn đời sống tại Việt Nam không?

- Đáp: Các thông tin hữu ích có thể tìm thấy từ Viện Sức Khỏe Quốc Gia (tức National Intitute of Health), hoặc Các Trang Thông Tin Lãnh Sự (tức Consular Information Sheets) từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

- Hỏi: Các vấn đề trở ngại tài chánh nào có thể được sở di trú chấp nhận là "vô cùng khó khăn"?

- Đáp: Vấn đề công ăn việc làm ở Việt Nam; tổn thất vì phải bán nhà hay vì doanh nghiệp; vì phải chấm dứt sự nghiệp chuyên môn tại Hoa Kỳ; vì phải sống dưới tiêu chuẩn thông thường; tốn kém vì các nhu cầu vượt trội, chẳng hạn như phải có chương trình giáo dục và huấn luyện trẻ em đặc biệt; thêm các chi phí săn sóc sức khỏe đặc biệt cho các thành viên trong gia đình...

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

 

Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 128410)
C uối tuần ở Thũng Lũng Hoa Vàng, thành phố San Jose rất nóng. Vậy mà nhiều người vẫn cười hân hoan. Áo quần nghiêm chỉnh. Ngay cả những cậu bé đội Lân ướt đẫm mồ hôi mà vẫn cười.
Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 139725)
T rong hầu hết những hồ sơ bảo lãnh diện anh chị em, giấy tờ cần nộp tương đối đơn giản hơn những diện bảo lãnh khác. Người bảo lãnh cần nộp khai sinh va khai sinh của anh, chị, em cho thấy cả hai bên có chung ít nhất tên cha, hoặc tên mẹ.
Thứ Năm, 03 Tháng Sáu 2010(Xem: 122236)
Đ ôi khi, có những em bé được sinh ra ngoài hôn thú, do sự liên hệ ngắn ngủi giữa người mẹ ruột và người cha "Việt kiều" nào đó. Hoặc, vấn đề nhận con nuôi của công dân Mỹ không thể thực hiện trong lúc này, nên chúng ta vẫn nghe thấy có một số phụ nữ ở Việt Nam sẵn sàng "đẻ hộ" để sinh con "dùm" cho những cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ không thể có con.
Thứ Tư, 26 Tháng Năm 2010(Xem: 120192)
L uật di trú mới tại Arizona đã được thống đốc tiểu bang phê chuẩn, nhưng chưa ai biết liệu nó có thể trở thành luật hay không! Dĩ nhiên, di dân bất hợp pháp đang chống đối, kể cả nhiều chính trị gia cũng chống lại để chiều lòng cư tri gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha.
Thứ Tư, 19 Tháng Năm 2010(Xem: 110059)
T rong thời gian gần đây, những dữ kiện thực tế cho thấy các nhân viên lãnh sự tỏ ra nghi ngờ tất cả hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée), ngay cả những hồ sơ có rất nhiều bằng chứng về sự liên hệ chân thật.
Thứ Tư, 05 Tháng Năm 2010(Xem: 108077)
Vào thời điểm hiện nay hàng năm, chúng tôi thường loan báo về mức lợi tức tối thiểu mới của chính phủ đưa ra để giúp cho những người bảo lãnh biết những yêu cầu lợc tức cần có để làm đơn Bảo Trợ Tài Chánh cho người thân.
Thứ Tư, 28 Tháng Tư 2010(Xem: 108149)
Văn phòng Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho hàng chục ngàn gia đình đoàn tụ trên đãt Mỹ trong 23 năm qua. Có nhiều hồ sơ rất đáng ghi nhớ nhưng có lẽ trường hợp vô cùng đặc biệt sau đây sẽ làm cho nhiều người khó có thể mường tượng được. Đây là trường hợp di dân của một người Việt Nam tưởng rằng không thể nào thành công với những gian nan đầy vô vọng, nhưng lại được kết quả viên mãn, khó có thể tin được. Đó là trường hợp của ông Văn.
Thứ Tư, 21 Tháng Tư 2010(Xem: 109527)
M ột số luật sư thuộc Hội Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ đã lên tiếng than phiền với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về mức độ từ chối các hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và hôn phu-thê tại Tòa Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn. Trả lời vấn đề này, Bộ Ngoại Giao cho biết mức độ từ chối ở Sài Gòn không cao hơn những gì đang xảy ra ở các Tòa lãnh sự Mỹ tại các quốc gia khác.
Thứ Năm, 15 Tháng Tư 2010(Xem: 128825)
C hiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 07 Tháng Tư 2010(Xem: 100895)
T ối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán rằng các luật sự phải nói cho thân chủ biết rằng người di dân, nếu phạm tội và khai nhận là có tội, họ có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Quyền được biết sự thật này là quyền hiến định của luật pháp Hoa Kỳ.