Đơn Xin Từ Bỏ Một Quyết Định

Thứ Tư, 25 Tháng Ba 200900:00(Xem: 100890)
Đơn Xin Từ Bỏ Một Quyết Định

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ. Sự bất hợp lệ này có thể vì các lý do liên quan đến tội ác, hay y tế và cần phải nộp mẫu đơn I-601. Trong những trường hợp được đơn bị trục xuất, hay đã tình nguyện rời khỏi Hoa Kỳ, các đương đơn cần nộp thêm đơn I-212 để xin tái nhập cảnh.

Đơn xin từ bỏ vì lý do y tế có lẽ dễ dàng được chấp thuận hơn các lý do khác, nếu người bảo lãnh có thể cung cấp việc chăm sóc sức khỏe phù hợp cho đương đơn, sau khi người này đến Mỹ.

Đơn xin từ bỏ vì những lý do khác thường đòi hỏi người bảo lãnh cần chứng minh họ sẽ lâm vào hoàn cảnh "vô cùng khó khăn" nếu vị hôn phu-thê, người hôn phối, cha mẹ hoặc con cái không thể đến Mỹ và nếu người bảo lãnh phải trở về Việt Nam chung sống với họ.

"Vô cùng khó khăn" không chỉ là nói lên sự tưởng nhớ người thân của mình. Người bảo lãnh phải chứng minh rằng họ sẽ phải chịu đựng nhiều hơn sự khó khăn bình thường. Những lý do này có thể bao gồm vấn đề sức khỏe, điều kiện y tế của người bảo lãnh, các mối quan tâm về tài chính, giáo dục, các mối liên hệ gia đình của người bảo lãnh tại Hoa Kỳ, và các yếu tố đặc biệt: chẳng hạn như nỗi sợ hãi có thực về việc ngược đãi, bị gây nguy hại cơ thể, hay bị thương tích. Nên ghi nhận là Sở di trú Hoa Kỳ hiện nay cho rằng vấn đề săn sóc y tế đang khả quan tại Việt Nam, và một số "Việt Kiều" đã trở về sống ở Việt Nam mà không cần có những lý do quan trọng!

Nói cách khác, người bảo lãnh cần chứng minh cho Sở di trú, hay Tòa lãnh sự Hoa Kỳ, thấy từng viễn cảnh trong cuộc đời của họ sẽ thay đổi mạnh nếu họ phải định cư thường xuyên ở Việt Nam. Mỗi phần tranh luận đều phải được phụ đính các bằng chứng mạnh mẽ.

Thí dụ: Nếu người bảo lãnh cho rằng đang phải gánh chịu sự rất căng thẳng về việc chữa trị ở bệnh viện do sự xa cách người thân, thì họ phải thu thập các hồ sơ y tế để hỗ trợ cho lập luận này. Nếu người bảo lãnh cho rằng cần phải chữa trị sức khỏe không thể chữa ở Việt Nam, thì họ cần có một số bằng chứng cho thấy ở Việt Nam không có các phương tiện y khoa để chữa trị.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Có những trang nhà điện tử nào của chính phủ có thể cung cấp thông tin về sự khó khăn đời sống tại Việt Nam không?

- Đáp: Các thông tin hữu ích có thể tìm thấy từ Viện Sức Khỏe Quốc Gia (tức National Intitute of Health), hoặc Các Trang Thông Tin Lãnh Sự (tức Consular Information Sheets) từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

- Hỏi: Các vấn đề trở ngại tài chánh nào có thể được sở di trú chấp nhận là "vô cùng khó khăn"?

- Đáp: Vấn đề công ăn việc làm ở Việt Nam; tổn thất vì phải bán nhà hay vì doanh nghiệp; vì phải chấm dứt sự nghiệp chuyên môn tại Hoa Kỳ; vì phải sống dưới tiêu chuẩn thông thường; tốn kém vì các nhu cầu vượt trội, chẳng hạn như phải có chương trình giáo dục và huấn luyện trẻ em đặc biệt; thêm các chi phí săn sóc sức khỏe đặc biệt cho các thành viên trong gia đình...

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

 

Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 2006(Xem: 122072)
Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn
Thứ Ba, 13 Tháng Sáu 2006(Xem: 122681)
Thông thường, Tổng lãnh sự phải nhận được đơn xin chiếu khán (visa) đã được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC), để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn. Đôi khi, nếu đơn xin chiếu khán bản chính bị thất lạc,
Thứ Sáu, 02 Tháng Sáu 2006(Xem: 122002)
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là văn phòng lãnh sự bận rộn   đứng thứ năm trên thế giới, giải quyết khoảng 30.000 đơn mỗi năm. Chính vì thế, một Ban Thông tin đặc biệt đã được lập ra để đáp ứng những vấn đề khiếu nại của các đương đơn. Ban Thông tin này có tám nhân viên trả lời khoảng 8.000 đơn khiếu nại mỗi tháng.
Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2006(Xem: 127969)
Tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn (RRS) có nhiệm vụ duyệt xét tất cả hồ sơ liên quan đến người tỵ nạn, kể cả Chương Trình McCain dành cho con cái của các cựu tù nhân từng bị giam cầm trong các trại "cải tạo". Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn cũng giải quyết các hồ sơ diện Trẻ Á Châu Lai Mỹ
Thứ Ba, 23 Tháng Năm 2006(Xem: 123672)
Vấn đề hợp pháp hóa hàng triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang là đề tài thảo luận gay go tại quốc hội, trong lúc làn sóng người biểu tình của hai nhóm người thuận và chống đang ngày càng tạo áp lực cho các vị dân cử và chính quyền Hoa Kỳ. Phản ứng trước không khí chính trị và xã hội đang căng thẳng này...
Thứ Sáu, 12 Tháng Năm 2006(Xem: 124648)
Chiếu khán (visa) P cho phép người mang chiếu khán được làm việc ở Hoa Kỳ trong một thời gian hạn định. Công ty hoặc một tổ chức nào khác ở Hoa Kỳ có ý định mướn họ cần phải trước tiên nộp mẫu đơn I-129 cho USCIS (Cơ quan di trú Hoa Kỳ) để được phép mướn một công nhân ngoại quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2006(Xem: 121773)
Các dự luật đề nghị cải tổ luật di chú của quốc hội Hoa Kỳ đã gây chấn động xã hội, đặc biệt là các nhóm di dân, đưa đến các làn sóng biểu tuần khắp nơi trong thời gian qua. Và ngày 1 tháng 5 mới đây đã được các nhóm ủng hộ việc cải tổ di trú - có lợi cho người di dân nhập cư bất hợp pháp - gọi là "Ngày Không Có Di Dân Tại Hoa Kỳ"
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120160)
Khi cao trào biểu tình tuần hành khắp nơi trên nước Mỹ của các nhóm cộng đồng và tổ chức đòi hỏi quốc hội phải cải tổ luật di trú mới, đặc biệt là luật đề nghị cho phép hợp pháp hóa các di dân bất hợp pháp, người ta thấy có những tấm bảng của người biểu tình nhấn mạnh đến việc sự thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đến từ các nhóm di dân.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 121728)
Diện chiếu khán (visa) không di dân, gọi là J-1, được cấp để khuyến khích các sinh hoạt trao đổi văn hóa và giáo dục giữa Hoa Kỳ và các nước.  Sinh viên trong diện J-1 đến Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn hạn, qua một chương trình được Bộ Ngoại Giao chấp thuận, để theo học toàn thời tại một trường Đại học 2 năm hay 4 năm.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 126130)
Hiện nay, chúng ta không thể bàn luận về nội dung sau cùng của đạo luật mới này. Nhưng điều chắc chắn mà chúng ta biết là sẽ có nhiều thay đổi sau khi các dân biểu trở lại làm việc sau mùa lễ Phục Sinh. Một số chuyên gia về di trú tiên đoán rằng khó có thể có một đạo luật di trú mới vì quốc hội sẽ không thể tiến đến một thỏa thuận chung