Lần Phỏng Vấn Thứ Hai Các Diện Bảo Lãnh Vợ Chồng Và Hôn Phu-Thê

Thứ Tư, 10 Tháng Sáu 200900:00(Xem: 111076)
Lần Phỏng Vấn Thứ Hai Các Diện Bảo Lãnh Vợ Chồng Và Hôn Phu-Thê

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Các thông tin trong bài chủ đề về di trú hôm nay dựa trên bản phân tích của văn phòng Robert Mullins International tại Sài Gòn.

Nếu một hồ sơ diện hôn phu-thê hoặc diện vợ-chồng bị từ chối trong cuộc phỏng vấn ở Việt Nam, người bảo lãnh và người được bảo lãnh có một số chọn lựa.

Trong hồ sơ diện hôn phu-thê (tức diện fiancée) bị từ chối, hầu hết người bảo lãnh và người được bảo lãnh có khuynh hướng chọn lựa việc hủy bỏ đơn bảo lãnh diện hôn phu-thê và kết hôn. Sau đó, họ nộp đơn bảo lãnh diện vợ-chồng và sẽ có cuộc phỏng vấn theo hồ sơ mới đó.

Trong hồ sơ diện vợ-chồng bị từ chối, Tõa lãnh sự đôi lúc đồng ý duyệt xét các bằng chứng bổ túc về sự liên hệ. Điều này có thể mất nhiều thời gian chờ dợi. Nếu thời gian chờ đợi kéo dài hơn một năm kể từ cuộc phỏng vấn lần thứ nhất, Lãnh sự sẽ gửi thư mời người được bảo lãnh phỏng vấn lần thứ hai.

Lãnh sự hoàn trả những hồ sơ bị từ chối chính thức về lại sở di trú ở Hoa Kỳ và có thể bị hủy bỏ. Hầu hết hai vợ chồng đều chọn cách xin hủy bỏ hồ sơ đã bị từ chối và nộp đơn bảo lãnh mới, có nghĩa là họ sẽ có một cuộc phỏng vấn dựa theo đơn bảo lãnh mới.

Cơ hội thành công trong cuộc phỏng vấn mới ra sao? Theo một bản nghiên cứu mới đây của văn phòng chúng tôi tại Sài Gòn, có ba phân loại như sau:

- Phân loại thứ nhất: Là những hồ sơ bị từ chối nhưng vẫn còn ở Tòa Lãnh sự tại Sài Gòn, chờ nhân viên lãnh sự duyệt xét các bằng chứng mà người được bảo lãnh (hoặc người bảo lãnh) nộp bổ túc sau khi phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn lần thứ hai, nhân viên lãnh sự thường không quan tâm đến những lý do bị từ chối lần trước. Thay vào đó, họ sẽ hỏi về những bằng chứng liên hệ mới. Nếu bằng chứng không đủ sức thuyết phục, hầu hết hồ sơ đều bị từ chối.

- Phân loại thứ hai: Đơn bảo lãnh diện vợ-chồng hoặc hôn phu-thê đã bị trả về cho sở di trú ở Hoa Kỳ. Người bảo lãnh xin hủy bỏ hồ sơ thứ nhất và nộp một đơn bảo lãnh mới. Hầu hết các hồ sơ này đều có cuộc phỏng vấn thứ hai.

Trong những hồ sơ này, Lãnh sự duyệt xét toàn bộ các bằng chứng liên hệ. Họ có thể hỏi những câu tương tự và đòi hỏi các bằng chứng giống như trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, cộng thêm các bằng chứng mới. Nếu người bảo lãnh và người được bảo lãnh có đủ những bằng chứng thuyết phục về sự liên hệ trong sáng, những hồ sơ này được chấp thuận. Tiếc thay, nhiều cặp vợ chồng không thể thỏa mãn những yêu cầu của lãnh sự và đơn bảo lãnh thứ hai lại bị từ chối và lại bị trả về cho sở di trú tại Hoa Kỳ.

Phân loâi thứ ba: Đơn bảo lãnh bị trả về Hoa Kỳ và được sở di trú tái chấp thuận. Hồ sơ bảo lãnh này sẽ được gửi về Lãnh sự ở Sài Gòn để tái phỏng vấn. Các hồ sơ bảo lãnh này đều có cơ hội được chấp thuận giống như Phân loại thứ hai ở trên. Điều này có nghĩa là nếu họ có đủ bằng chứng liên hệ, Lãnh sự sẽ chấp thuận hồ sơ này.

Trên thực tế, sở di trú tại Hoa Kỳ chỉ tái chấp thuận một số rất nhỏ các hồ sơ bị trả về, và bắt những người liên hệ phải chờ một thời gian dài. Vì thế, cách nhanh nhất và xin hủy bỏ đơn bảo lãnh đã bị từ chối và nộp một hồ sơ mới.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Sau khi một hồ sơ bị từ chối, hai người liên hệ có bao nhiêu thời gian đê nộp các bằng chứng bổ túc về sự liên hệ?

- Đáp: Theo nguyên tắc, họ có thời gian là một năm nhưng thông thường Lãnh sự không chờ đến một năm mới quyết định. Lãnh sự trả đơn bảo lãnh về sở di trú ở Hoa Kỳ. Sau đó, họ sẽ thông báo cho hai người liên hệ là không cần nộp thêm các bằng chứng mới cho hồ sơ này.

- Hỏi: Thời gian phỏng đoán phải chờ sở di trú duyệt xét hồ sơ bị trả về và có thể được tái chấp thuận là bao lâu? Và huỷ bỏ đơn bảo lãnh đầu tiên và nộp hồ sơ mới phải mất bao lâu?

- Đáp: Đợi sở di trú duyệt xét đơn bảo lãnh bị trả về, và có thê được tái chấp thuận, phải mất khoảng 2 năm sau cuộc phỏng vấn. Nếu hai người xin hủy bỏ đơn bảo lãnh thứ nhất và nộp hồ sơ mới, thời gian chờ đợi cho một cuộc phỏng vấn mới khoảng một năm.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 28 Tháng Tư 2010(Xem: 108403)
Văn phòng Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho hàng chục ngàn gia đình đoàn tụ trên đãt Mỹ trong 23 năm qua. Có nhiều hồ sơ rất đáng ghi nhớ nhưng có lẽ trường hợp vô cùng đặc biệt sau đây sẽ làm cho nhiều người khó có thể mường tượng được. Đây là trường hợp di dân của một người Việt Nam tưởng rằng không thể nào thành công với những gian nan đầy vô vọng, nhưng lại được kết quả viên mãn, khó có thể tin được. Đó là trường hợp của ông Văn.
Thứ Tư, 21 Tháng Tư 2010(Xem: 109777)
M ột số luật sư thuộc Hội Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ đã lên tiếng than phiền với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về mức độ từ chối các hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và hôn phu-thê tại Tòa Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn. Trả lời vấn đề này, Bộ Ngoại Giao cho biết mức độ từ chối ở Sài Gòn không cao hơn những gì đang xảy ra ở các Tòa lãnh sự Mỹ tại các quốc gia khác.
Thứ Năm, 15 Tháng Tư 2010(Xem: 129186)
C hiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 07 Tháng Tư 2010(Xem: 101137)
T ối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán rằng các luật sự phải nói cho thân chủ biết rằng người di dân, nếu phạm tội và khai nhận là có tội, họ có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Quyền được biết sự thật này là quyền hiến định của luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 31 Tháng Ba 2010(Xem: 104400)
T rong những cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Sài Gòn hiện nay, những hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée) kém lợi thế khoảng 50% so với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng. Và khi hai người chưa kết hôn, nhân viên lãnh sự thường chẳng do dự cho lắm khi quyết định từ chối một hồ sơ hôn phu-thê và trả đơn bảo lãnh về cho sở di trú ở Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Ba 2010(Xem: 111097)
Trong tuần qua, Tổng thống Obama đã gặp gỡ hai Thượng nghị sĩ Schumer and Graham và hài lòng về những tiến bộ trong việc thực hiện một đề nghị chấn chỉnh hệ thống di trú thất bại trong thời gian qua.
Thứ Tư, 10 Tháng Ba 2010(Xem: 108649)
C hiếu khán tạm cư nhân đạo được dùng để cấp cho những người không hợp lệ xin chiếu khán di dân hoặc phi di dân nhưng có tình trạng khẩn cấp và nhu cầu đến Hoa Kỳ. Đây là một loại chiếu khán tạm thời dựa trên những lý do nhân đạo khẩn cấp.
Thứ Tư, 03 Tháng Ba 2010(Xem: 105624)
T heo Đài Á Châu Tự Do, bản phúc trình Open Doors 2008 của Học Viện Giáo Dục Quốc Tế ở Mỹ, cho thấy con số du học sinh Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên từng năm, từ hơn một ngàn rưỡi năm 1998-1999 nay vượt trên tám ngàn trong thời điểm 2007-2008.
Thứ Tư, 24 Tháng Hai 2010(Xem: 102974)
K hi Lãnh sự Hoa Kỳ hoặc Sở di trú nghi ngờ một cuộc hôn nhân gian dối, họ có thể từ chối cấp chiếu khán (visa) hoặc Thẻ Xanh nếu họ nghĩ rằng hai người này không sống chung như vợ chồng, hoặc sống riêng biệt quá lâu.
Thứ Tư, 17 Tháng Hai 2010(Xem: 107002)
L iệu Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn có thể cấp chiếu khán (visa) di dân cho một người đã từng phạm tội không? Cây trả lời là còn tùy loại phạm tội và thời gian thọ án trong tù.