Gánh Nặng Xã Hội

Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 200900:00(Xem: 106995)
Gánh Nặng Xã Hội
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495 Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh. Trên thực tế, trong 99% hồ sơ, người bảo lãnh không cần phải lo lắng về trách nhiệm của họ vì chính phủ ít khi phạt người bảo lãnh nếu người được bảo lãnh nhận các quyền lợi xã hội. "Gánh nặng xã hội" có nghĩa là "dựa hoàn toàn vào chính phủ để sinh sống, như nhận trợ giúp tiền xã hội, chẳng hạn như tiền phúc lợi xã hội để dùng làm lợi tức sinh sống, hay được chữa bệnh lâu dài với các phí tổn của chính phủ". Một số người di dân và gia đình của họ có thể được hưởng các lợi ích công cộng - bao gồm trợ giúp về tai họa, điều trị các bệnh truyền nhiễm, chích ngừa, và các chương trình quan tâm về sức khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ em. Những lợi ích được hưởng này không nằm trong cách định nghĩa về gánh nặng xã hội. Một người được xem là một gánh nặng xã hội nếu người này kiếm lợi tức của mình bằng cách dựa vào sự trợ giúp tiền mặt của chính phủ. Một số chương trình có thể rơi vào sự xếp loại về gánh nặng xã hội là Tiền phúc lợi xã hội (Welfare), Lợi tức An Sinh Xã hội (SSI), trợ giúp tiền mặt từ chương trình Trợ Giúp Tạm Thời Cho Các Gia Đình Nghèo Túng (gọi tắt là TANF) và các chương trình trợ giúp tiền mặt ở địa phương được dùng làm nguồn lợi tức sinh sống, thường được gọi là các chương trình "Trợ Giúp Tổng Quát". Chương trình Trợ Giúp Y Tế (MediCaid) cho việc săn sóc lâu dài trong bệnh viện cũng được xem là vấn đề gánh nặng xã hội. Những lợi ích công cộng sau đây Không bị xem Gánh Nặng Xã Hội: - Trợ Giúp Y Tế để điều trị ngắn hạn. - Chương Trình Bảo Hiểm Sức Khỏe Trẻ Em (gọi tắt là CHIP). - Các chương trình về dinh dưỡng, bo gồm Phiếu Thực Phẩm (tức Foodstamp). - Phúc lợi về thuê nhà, các dịch vụ về trẻ em. - Sự chăm sóc nuôi dưỡng và trợ giúp con nuôi. - Các chương trình huấn nghệ. - Các lợi ích không tiền mặt dưới chương trình Trợ Giúp Tạm Thời Cho Các Gia Đình Nghèo Túng, chẳng hạn như các phụ cấp về di chuyển và săn sóc trẻ em. - Những lợi ích về Anh Sinh Xã Hội Cấp II, tiền đền bù của chính phủ và các phúc lợi cựu chiến binh. - Bồi thường tiền thất nghiệp cũng không bị xem là gánh nặng xã hội. Khi mục đích của những phúc lợi kể trên không dùng vào lợi tức sinh sống sẽ không bị xem là gánh nặng xã hội. Hỏi Đáp Di Trú: - Hỏi: Người bảo lãnh tài chánh có trách nhiệm cung cấp cho người được bảo lãnh tất cả nhu cầu sinh sống không? - Đáp: Người bảo trợ tài chánh không bị đòi hỏi phải cung cấp tất cả. Trách nhiệm căn bản của người bảo trợ tài chánh là hoàn lại cho chính phủ những phúc lợi công cộng mà người được bảo lãnh không được quyền hưởng, chẳng hạn như tiền Phúc lợi xã hội (Welfare) hoặc Lợi Tức An Sinh Xã Hội (SSI). Trách nhiệm này sẽ kéo dài 10 năm hay cho đến khi người được bảo lãnh trở thành công dân Hoa Kỳ. - Hỏi: Có phải người bảo trợ tài chánh phải chịu trách nhiệm về các phí tổn pháp lý hay phí tổn y tế, nợ thẻ tín dụng, tiền nợ trả góp, hoặc bất cứ phí tổn khác mà người được bảo lãnh có? - Đáp: Không. Không bao giờ. Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.  
Thứ Tư, 07 Tháng Tư 2010(Xem: 101053)
T ối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán rằng các luật sự phải nói cho thân chủ biết rằng người di dân, nếu phạm tội và khai nhận là có tội, họ có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Quyền được biết sự thật này là quyền hiến định của luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 31 Tháng Ba 2010(Xem: 104293)
T rong những cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Sài Gòn hiện nay, những hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée) kém lợi thế khoảng 50% so với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng. Và khi hai người chưa kết hôn, nhân viên lãnh sự thường chẳng do dự cho lắm khi quyết định từ chối một hồ sơ hôn phu-thê và trả đơn bảo lãnh về cho sở di trú ở Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Ba 2010(Xem: 110962)
Trong tuần qua, Tổng thống Obama đã gặp gỡ hai Thượng nghị sĩ Schumer and Graham và hài lòng về những tiến bộ trong việc thực hiện một đề nghị chấn chỉnh hệ thống di trú thất bại trong thời gian qua.
Thứ Tư, 10 Tháng Ba 2010(Xem: 108458)
C hiếu khán tạm cư nhân đạo được dùng để cấp cho những người không hợp lệ xin chiếu khán di dân hoặc phi di dân nhưng có tình trạng khẩn cấp và nhu cầu đến Hoa Kỳ. Đây là một loại chiếu khán tạm thời dựa trên những lý do nhân đạo khẩn cấp.
Thứ Tư, 03 Tháng Ba 2010(Xem: 105389)
T heo Đài Á Châu Tự Do, bản phúc trình Open Doors 2008 của Học Viện Giáo Dục Quốc Tế ở Mỹ, cho thấy con số du học sinh Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên từng năm, từ hơn một ngàn rưỡi năm 1998-1999 nay vượt trên tám ngàn trong thời điểm 2007-2008.
Thứ Tư, 24 Tháng Hai 2010(Xem: 102780)
K hi Lãnh sự Hoa Kỳ hoặc Sở di trú nghi ngờ một cuộc hôn nhân gian dối, họ có thể từ chối cấp chiếu khán (visa) hoặc Thẻ Xanh nếu họ nghĩ rằng hai người này không sống chung như vợ chồng, hoặc sống riêng biệt quá lâu.
Thứ Tư, 17 Tháng Hai 2010(Xem: 106853)
L iệu Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn có thể cấp chiếu khán (visa) di dân cho một người đã từng phạm tội không? Cây trả lời là còn tùy loại phạm tội và thời gian thọ án trong tù.
Thứ Tư, 10 Tháng Hai 2010(Xem: 103177)
T rong suốt thời kỳ kinh tế suy thoái hiện nay, thật không dễ dàng thuyết phục cộng đồng người Mỹ rằng việc di trú và hợp pháp hóa là những cách tốt nhất để phục hồi kinh tế.
Chủ Nhật, 07 Tháng Hai 2010(Xem: 103050)
C hiếu Khán (Visa) Di Dân là chiếu khán thường trú mang lại Thẻ Xanh cho các đương đơn sau khi họ đến Hoa Kỳ vài tháng. Thẻ Xanh dành cho người di dân được bảo lãnh theo diện gia đình và cho người di dân muốn thường trú tại Hoa Kỳ theo diện nghề nghiệp.
Thứ Tư, 27 Tháng Giêng 2010(Xem: 102055)
T uần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.