Thống Kê Di Dân Và Vấn Đề Di Trú Tại Hoa Kỳ LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN TÍNH ĐẾN THÁNG 12-2010

Thứ Ba, 23 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 120023)
Thống Kê Di Dân Và Vấn Đề Di Trú Tại Hoa Kỳ LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN TÍNH ĐẾN THÁNG 12-2010
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-294-3888

Hiện nay có bao nhiêu người di dân trên nước Mỹ? Theo thống kê Hoa Kỳ, hiện có vào khoảng 38.000.000 di dân hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm 12,5% dân số Hoa Kỳ.

Người di dân gốc Mễ Tay Cơ chiếm 30% số di dân tại Hoa Kỳ. Di dân gốc Phi Luật Tân chiếm 4,4% tổng số di dân, tiếp theo là người Ấn Độ (chiếm 4,3%), và người Trung Hoa (chiếm 3,6%). Người di dân Việt Nam chiếm 3%.

Trong số 38 triệu di dân, phân nửa số này là phụ nữ. Có 41%người di dân đến Hoa Kỳ trước năm 1990; 29% đến Hoa Kỳ từ năm 1990 đến năm 1999, và 30% đến Mỹ sau năm 2000. Hiện mới chỉ có 43% số người di dân ở Hoa Kỳ đã nhập tịch.

80% dân số Hoa Kỳ cho biết chỉ nói tiếng Anh ở nhà. Trong khi 20% (tức 56 triệu dân) cho biết họ nói nhiều thứ tiếng trong gia đình. Tiếng Tây Ban Nha là ngoại ngữ được sử dụng nhiều nhất trong gia dình (chiếm 61,9%); tiếp theo là tiếng Trung Hoa (chiếm 4,4%), tiếng Tagalog (tức tiếng thổ ngữ của người Phi Luật Tân, chiếm 2,7%), tiếng Pháp (bao gồm tiếng Cajun, tức loại Pháp ngữ của người di dân đến Mỹ từ rất lâu, chiếm 2,4%), tiếng Việt Nam (2,1%), và tiếng Đức (chiếm 2%).

Tính đến năm 2008, người di dân chiếm 16% (tức 24,5 triệu) trong số 156 triệu công nhân trong lực lượng lao động ở Hoa Kỳ. Có 28% số di dân làm việc trong các ngành quản trị, chuyên môn và những ngành nghề liên hệ; 23% làm những công việc liên quan đến dịch vụ; 18% làm nghề buôn bán và văn phòng; 1,9% làm nghề nông, lâm và ngư nghiệp; 16,1% làm về sản phẩm, giao thông và nghề chuyên chở vật liệu; và 12,5% làm nghề liên quan đến xây dựng và bảo trì.

Trong năm 2008, có khoảng 1 triệu 100 ngàn người được cấp Thẻ Xanh mới; trong số này có 44,1% là người thân trực hệ với công dân Mỹ, 20,5% qua hồ sơ bảo lãnh diện gia đình, và 15% nhập cảnh theo diện làm việc. Khoảng 15% người xin Thẻ Xanh theo diện tỵ nạn, và 5,2% theo diện xổ số. Trong số các thường trú nhân này, có 2,8% hay 31,000 người đến từ Việt Nam.

Theo ước lượng của thống kê, có khoảng 11 triệu 900 ngàn di dân bất hợp pháp sống tại Hoa Kỳ tính đến tháng 3 năm 2008. Số người bất hợp pháp có vẻ giảm dần từ năm 2007. Làn sóng người di dân bất hợp pháp đã giảm thấp hơn làn sóng người trở thành thường trú nhân từ năm 2005 đến năm 2008.

Khoảng 1 triệu thường trú nhân đã trở thành công dân Mỹ trong năm 2008. Số người nhập tịch đã tăng 58% từ năm 2007 đến 2008, tức tăng từ 660.477 đến 1.046.539 người. Một lý do dễ hiểu là năm 2008 là năm bầu cử tổng thống, và những tổ chức quan tâm đến di trú đã dùng con số này trong những cuộc vận động của họ để đề cao việc nhập tịch. Một lý do khác là, từ đầu tháng Giêng năm 2007, sở di trú loan báo tăng 80% lệ phí đơn xin nhập tịch (từ 330 mỹ kim lên 595 mỹ kim) và bắt đầu tính lệ phí mới từ tháng 7 năm 2007 nên rất nhiều người đã nộp đơn xin nhập tịch để tránh đóng lệ phí quá cao.

Những di dân nước nào đã nhập tịch nhiều nhất trong thời gian gần đây? Những người nhập tịch trong năm 2008 gồm có: 22% di dân sinh ở Mễ Tây Cơ (231.815 người), 6% sinh ở Ấn Độ (65.971 người), và 6% sinh ở Phi Luật Tân (58.791 người). Trong năm 2008, có 39.600 thường trú nhân sinh ở Việt Nam đã trở thành công dân Hoa Kỳ.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN TÍNH ĐẾN THÁNG 12-2010

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 15-02-2006 (Không tăng)
C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 01-08-2010 (Tăng 8 tuần)
D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 01-06-2005 (Không tăng)
E- Ưu tiên F3: Xét đến 01-06-2002 (Không tăng)
F- Ưu tiên F4: Xét đến 01-01-02 (Không tăng)
G- Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực


Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Hầu hết người di dân sinh sống ở đâu trên nước Mỹ?

- Đáp: Năm tiểu bang có đông người di dân sinh sống nhất là: tiểu bang California (9.859.027 người), Nữu Ước (4.236.768 người), Texas (3.887.224 người), Florida (3.391.511 người) và tiểu bang Illinois (1.782.423 người).

- Hỏi: Chính phủ Hoa Kỳ đã chi phí bao nhiêu để bảo vệ vùng biên giới?

- Đáp: Ngân sách dùng cho việc kiểm soát biên giới đã tăng 519% từ năm 1986 đến năm 2002, từ 268 triệu mỹ kim lên đến 1 tỷ 600 triệu mỹ kim. Trong năm 2008, ngân sách kiểm soát biên giới lên hơn 3 tỷ 500 triệu mỹ kim. Kiểm soát biên giới là trách nhiệm bảo vệ 8.000 dặm vùng biên giới biển và đất liền của Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 128534)
C uối tuần ở Thũng Lũng Hoa Vàng, thành phố San Jose rất nóng. Vậy mà nhiều người vẫn cười hân hoan. Áo quần nghiêm chỉnh. Ngay cả những cậu bé đội Lân ướt đẫm mồ hôi mà vẫn cười.
Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 2010(Xem: 139853)
T rong hầu hết những hồ sơ bảo lãnh diện anh chị em, giấy tờ cần nộp tương đối đơn giản hơn những diện bảo lãnh khác. Người bảo lãnh cần nộp khai sinh va khai sinh của anh, chị, em cho thấy cả hai bên có chung ít nhất tên cha, hoặc tên mẹ.
Thứ Năm, 03 Tháng Sáu 2010(Xem: 122374)
Đ ôi khi, có những em bé được sinh ra ngoài hôn thú, do sự liên hệ ngắn ngủi giữa người mẹ ruột và người cha "Việt kiều" nào đó. Hoặc, vấn đề nhận con nuôi của công dân Mỹ không thể thực hiện trong lúc này, nên chúng ta vẫn nghe thấy có một số phụ nữ ở Việt Nam sẵn sàng "đẻ hộ" để sinh con "dùm" cho những cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ không thể có con.
Thứ Tư, 26 Tháng Năm 2010(Xem: 120429)
L uật di trú mới tại Arizona đã được thống đốc tiểu bang phê chuẩn, nhưng chưa ai biết liệu nó có thể trở thành luật hay không! Dĩ nhiên, di dân bất hợp pháp đang chống đối, kể cả nhiều chính trị gia cũng chống lại để chiều lòng cư tri gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha.
Thứ Tư, 19 Tháng Năm 2010(Xem: 110298)
T rong thời gian gần đây, những dữ kiện thực tế cho thấy các nhân viên lãnh sự tỏ ra nghi ngờ tất cả hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée), ngay cả những hồ sơ có rất nhiều bằng chứng về sự liên hệ chân thật.
Thứ Tư, 05 Tháng Năm 2010(Xem: 108277)
Vào thời điểm hiện nay hàng năm, chúng tôi thường loan báo về mức lợi tức tối thiểu mới của chính phủ đưa ra để giúp cho những người bảo lãnh biết những yêu cầu lợc tức cần có để làm đơn Bảo Trợ Tài Chánh cho người thân.
Thứ Tư, 28 Tháng Tư 2010(Xem: 108355)
Văn phòng Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho hàng chục ngàn gia đình đoàn tụ trên đãt Mỹ trong 23 năm qua. Có nhiều hồ sơ rất đáng ghi nhớ nhưng có lẽ trường hợp vô cùng đặc biệt sau đây sẽ làm cho nhiều người khó có thể mường tượng được. Đây là trường hợp di dân của một người Việt Nam tưởng rằng không thể nào thành công với những gian nan đầy vô vọng, nhưng lại được kết quả viên mãn, khó có thể tin được. Đó là trường hợp của ông Văn.
Thứ Tư, 21 Tháng Tư 2010(Xem: 109721)
M ột số luật sư thuộc Hội Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ đã lên tiếng than phiền với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về mức độ từ chối các hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và hôn phu-thê tại Tòa Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn. Trả lời vấn đề này, Bộ Ngoại Giao cho biết mức độ từ chối ở Sài Gòn không cao hơn những gì đang xảy ra ở các Tòa lãnh sự Mỹ tại các quốc gia khác.
Thứ Năm, 15 Tháng Tư 2010(Xem: 129149)
C hiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 07 Tháng Tư 2010(Xem: 101077)
T ối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán rằng các luật sự phải nói cho thân chủ biết rằng người di dân, nếu phạm tội và khai nhận là có tội, họ có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Quyền được biết sự thật này là quyền hiến định của luật pháp Hoa Kỳ.