Vấn Đề Thanh Tra Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Ở Sài Gòn (Phần 2)

Thứ Tư, 05 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 124178)
Vấn Đề Thanh Tra Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Ở Sài Gòn (Phần 2)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-408-294-3888

Trong đề tài di trú kỳ này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về báo cáo thanh tra của Bộ Ngoại Giao về công việc của Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Bản báo cáo thanh tra mới đây đã được công khai hóa để mọi người dân có thể tham khảo.

Chiếu Khán Di Dân: Trên thế giới, Tổng lãnh sự ở Sài Gòn có một Ban phụ trách Chiếu khán Di dân lớn đứng hàng thứ sáu và Ban phụ trách chiếu khán diện hôn phu - thê (tức fiancée) có nhiều người nhất thế giới. Ban phụ trách Chiếu khán Di Dân ở Sài Gòn duyệt xét tất cả đơn xin di dân ở Việt Nam, kể cả chiếu khán diện hôn phu - thê K-1. Trong năm 2004, Ban này duyệt xét phỏng vấn 19.391 hồ sơ xin di dân và 31.130 đơn xin định cư tại Hoa Kỳ theo diện hôn phu - thê. Số lượng đơn xin chiếu khán diện hôn phu - thê tiếp tục gia tăng nhanh từ 2.390 đơn trong năm 2000 đã tăng lên 7.480 đơn trong năm 2004.

Theo bản báo cáo thanh tra, Ban Chiếu khán Di dân làm việc tận lực với tinh thần tốt, đã đưa đến thành quả có giá trị lớn lao. Tuy nhiên, vẫn có những giới hạn cần quan tâm. Tổng lãnh sự vẫn không có thì giờ để huấn luyện, báo cáo, hoặc những sinh hoạt tương tự; dịch vụ khách hàng và việc bảo quản hồ sơ đang bắt đầu bị ảnh hưởng nặng nề. Tổng lãnh sự ở Sài Gòn không có nhiều phương cách hoạt động theo tiểu chuẩn rõ rệt. Ban quản trị lãnh sự đã yêu cầu có thêm người phụ trách trong ban chiếu khán di dân và những người làm Bản báo cáo cho biết họ ủng hộ đề nghị này.

Gian lận đang là vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là diện bảo lãnh hôn phu - thê. Chính vì thế, đơn xin chiếu khán đã bị từ chối gia tăng rất nhiều và nhiều đơn bảo lãnh đã bị trả về sở di trú ở Hoa Kỳ với đề nghị hủy bỏ. Lãnh sự đã hoàn trả khoảng 1.100 hồ sơ với yêu cầu hủy bỏ vào năm 2004.

Chính vì vấn đề gian dối trong việc bảo lãnh đã làm cho Bộ Ngoại Giao đã gọi Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn là nơi có vấn đề gian dối hồ sơ khá cao. Ban chống hồ sơ gian dối ở Sài Gòn đã được lập ra để đối phó với tệ trạng này. Họ tìm hiểu sự liên hệ gia đình, xác minh lý lịch và tư cách công dân, đánh giá hồ sơ giáo dục và điều tra quá trình làm việc. Ban chống hồ sơ gian dối đã bị ứ đọng khoảng 700 hồ sơ chưa thể giải quyết trong lúc vấn đề thanh tra đang tiến hành. Ban chống hồ sơ gian dối cho biết vấn đề giả mạo chiếm từ 85 đến 90% số hồ sơ trong diện bảo lãnh hôn phu - thê. Họ nói rằng đã khám phá 350 hồ sơ gian dối trong tài khoá 2004.

Ban Thông Tin: Mỗi tháng trong năm 2005, Ban Thông Tin đã hồi đáp khoảng 150 thư khiếu nại từ các vị đại diện dân cử ở Hoa Kỳ, 4.700 cuộc gọi điện thoại, 5.500 lần tiếp kiến tại chỗ và khoảng 3.000 câu hỏi qua email, thư tín và điện thư (fax). Trong năm 2009, Ban Thông Tin đã ngưng nhận điện thoại từ khách hàng.

Con Lai Mỹ: Đạo Luật Diện Con Lai Mỹ Trở Về Gia Đình năm 1987 đã cho phép những công dân Việt Nam có cha là công dân Mỹ từ năm 1962 đến năm 1975 được cư ngụ ở Hoa Kỳ. Chương trình này đã là là sóng đưa khoảng 87.000 người đến Hoa Kỳ từ năm 1987 đến năm 2002. Tuy nhiên, sự kiện gian dối tiếp tục là vấn đề được nói đến. Từ tháng Giêng năm 2005, hầu hết đương đơn không có bề ngoài giống những sắc dân da trắng, Mỹ gốc Phi Châu, hoặc gốc dân ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Có những hồ sơ cho thấy có việc sửa đổi diện mạo để giống con lai.

Vấn đề chi phí nơi cư ngụ của nhân viên lãnh sự: Bản cáo cũng đặt câu hỏi về việc tăng khoảng 10.000 Mỹ kim mỗi tháng để trả tiền thuê phòng ở trung tâm thương mại Diamond Plaza ở Sài Gòn.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Bản báo cáo nói rằng Tổng lãnh sự "không có thì giờ để huấn luyện, báo cáo, hoặc có những sinh hoạt tương tự". Điều này ảnh hưởng đến việc duyệt xét đơn xin chiếu khán ra sao?

- Đáp: Không được huấn luyện, báo cáo và giám sát đúng cách, các nhân viên lãnh sự mới có thể sẽ thiếu sự điều hướng cần thiết để có những quyết định công bằng. Các nhân viên có nhiều kinh nghiệm hơn thì lại dựa quá nhiều vào trực giác và không đủ kinh nghiệm trên những hồ sơ có dữ kiện chứng minh rõ rệt.

- Hỏi: Tình trạng điều hành tại Tòa lãnh sự có khả quan hơn không sau khi có sự thanh tra năm 2005?

- Đáp: Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là sự kiện xảy ra trong năm 2010. Lần đầu tiên trong lịch sử, Tòa lãnh sự ở Sài Gòn đã bị thưa ra tòa vì họ đã từ chối một hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu - thê và trả đơn bảo lãnh này về lại sở di trú ở Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 27 Tháng Mười 2006(Xem: 120816)
Những chuyến du lịch gia hạn có thể ảnh hưởng đến tình trạng thường trú nhân hợp lệ, hoặc gây vấn đề khi nộp đơn nhập tịch không ?
Thứ Hai, 23 Tháng Mười 2006(Xem: 121605)
Đứa cháu gái 11 tuổi của tôi muốn sống tại Hoa Kỳ vì cha mẹ của cháu muốn cháu có đời sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi có thể nhận cháu làm con nuôi không?
Thứ Bảy, 14 Tháng Mười 2006(Xem: 120759)
Mới đây, văn phòng chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận được một số thắc mắc từ những độc giả thuộc diện Người Tạm Dung Vì Lợi Ích Công Cộng (PIP).
Thứ Ba, 03 Tháng Mười 2006(Xem: 117991)
Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời hai câu hỏi đã gửi cho Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International, liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 23 Tháng Chín 2006(Xem: 115941)
Văn phòng chúng tôi thường nhận được những câu hỏi tham vấn về các diện chiếu khán (visa) chưa thể tới tay các thường dân tại Việt Nam. Trong chủ đề kỳ này, chúng tôi sẽ bàn về một số diện chiếu khán này.
Thứ Năm, 21 Tháng Chín 2006(Xem: 112593)
Vào ngày thứ tư, 6 tháng 9 vừa qua, Quỹ Dân Số Thế Giới đã tổ chức hội thảo và phát hành tài liệu báo cáo về tình trạng của những phụ nữ di dân ngày nay ở các nước phát triển. Đây là một công trình rất quan trọng vì nó nói lên những bất công mà phụ nữ di dân đang phải gánh chịu.
Thứ Bảy, 16 Tháng Chín 2006(Xem: 113645)
Vào ngày thứ tư, 6 tháng 9 vừa qua, Quỹ Dân Số Thế Giới đã tổ chức hội thảo và phát hành tài liệu báo cáo về tình trạng của những phụ nữ di dân ngày nay ở các nước phát triển. Đây là một công trình rất quan trọng vì nó nói lên những bất công mà phụ nữ di dân đang phải gánh chịu.
Thứ Sáu, 08 Tháng Chín 2006(Xem: 127722)
Một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc trước cha mẹ trở thành công dân Mỹ không đương nhiên trở thành công dân Hoa Kỳ khi cha mẹ được nhập tịch. Trẻ em muốn nhập tịch cần phải theo đúng một số đòi hỏi bắt buộc và cha mẹ phải nộp đơn cho Sở Di Trú (INS trước đây) hay Phòng Công Dân Và Các Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) hiện nay để xin quốc tịch Hoa Kỳ cho con cái của họ.
Thứ Năm, 31 Tháng Tám 2006(Xem: 140356)
Đã có những trường hợp xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ nhưng gặp trở ngại, vì liên hệ đến thời gian cư trú của họ trên đất Mỹ, hoặc vi phạm những sinh hoạt bất hợp pháp trong thời gian 5 năm cư trú, trước khi nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 24 Tháng Tám 2006(Xem: 127993)
Trong vài tháng vừa qua, những ngày đáo hạn của hai loại chiếu khán (visa) di dân đã đi... thụt lùi. Điều này có nghĩa là các đương đơn đang chờ đợi ngày sắp đáo hạn chiếu khán đã phải chờ thêm một thời gian trước khi họ được hợp lệ phỏng vấn hay được cấp chiếu khán.