Tại Sao Doanh Nhân Di Dân Ở Silicon Valley Trở Về... Mái Nhà Xưa? LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 4-2011

Thứ Năm, 17 Tháng Ba 201100:00(Xem: 125159)
Tại Sao Doanh Nhân Di Dân Ở Silicon Valley Trở Về... Mái Nhà Xưa? LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 4-2011
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-408-294-3888

Trong chủ đề di trú hôm nay, chúng ta sẽ nói về một bài viết đặc biệt của Giáo sư Vivek Wadhwa, hiện là giảng sư các trường đại học nổi tiếng tại UC-Berkeley, Harvard Law School, Duke University and Emory University.

Ông Tom Brokaw, xướng ngôn viên phần tin tức buổi tối nổi tiếng của đài truyền hình NBC, vừa đi thăm Silicon Valley (thường được gọi là Thung Lũng Điện Tử) trong tháng qua để gặp gỡ khoảng một chục doanh gia gốc di dân. Hơn một nửa trong số họ nói rằng có lẽ họ sẽ bị buộc phải trở về quê hương của mình. Bởi vì họ có cùng loại chiếu khán (visa) với Kunal Bahl. Kunal Bahl không thể được cấp một loại chiếu khán sẽ cho phép ông lập một công ty sau khi tốt nghiệp trường Wharton School of Business năm 2007. Ông ta đã trở về quê hương ở Ấn Độ. Vào tháng Hai năm 2010, ông đã lập công ty SnapDeal. Thay vì mang lại hàng trăm công việc tại Hoa Kỳ, Kunal cuối cùng đã tạo công việc làm cho nhiều người ở tại thủ đô Tân Đề Ly.

Trong khi nền kinh tế của chúng đang trì trệ, một vài nhân vật cầm đầu nghị trường chính trị đang tìm cách đuổi đi những điều tốt đẹp nhất của thế giới. Họ tin tưởng một cách nhầm lẫn rằng những người di dân tài năng sẽ lấy đi công việc của dân Hoa Kỳ. Sự thật trái ngược: Chính những di dân tài năng này đã bắt đầu những khởi động chính cho vùng Thung Lũng Điện Tử. Họ đã tạo ra công ăn việc làm.

Trong khi đó, doanh nghiệp lại đang phát triển ở những quốc gia cạnh tranh với Hoa Kỳ. Và hơn nửa triệu bác sĩ, khoa học gia, các nhà nghiên cứu và kỹ sư ở Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng bế tắc với một tương lai không biết đi về đâu. Họ chỉ có chiếu khán làm việc tạm thời và chờ đợi loại chiếu khán thường trú nhân, thường được cấp phát rất ít. Những người này không thể mở công ty, không thể mua nhà, hoặc dấn thân mạnh mẽ trong cộng đồng của họ. Trong khi chờ đợi để xin chiếu khán, họ không dám nhận ngay cả sự đề bạt hoặc đổi công việc làm tốt đẹp hơn. Họ có thể bị yêu cầu rời khỏi Hoa Kỳ ngay lập tức - mà không cần thông báo - nếu chủ nhân cho họ thôi việc. Để khỏi phải sống trong cảnh lo sợ thường xuyên và làm trì trệ sự nghiệp, nhiều người đã trở về quê hương của họ.

Các nhân viên di trú Hoa Kỳ không hiểu rằng những lợi ích mà người di dân mang lại dễ dàng đó là mở ra những doanh nghiệp. Nhân viên di trú làm mọi thứ mà họ có thể làm để đời sống của người di dân khốn khó hơn, những người muốn làm cho Hoa Kỳ mạnh mẽ về sức cạnh tranh và tạo nhiều công việc cho nước Mỹ. Nhân viên di trú muốn thi hành luật lệ khắt khe chừng nào tốt chừng nấy!

Từ Tân Gia Ba, cô Aihui Ong, nói rằng nước Mỹ đang bị "tấn công về kỹ thuật". Mọi người đều muốn những chuyên viên kỹ thuật tài năng từ Hoa Kỳ. Tân Gia Ba, xứ sở của cô ta đang cố gắng đưa những người có khả năng như cô trở về nhà, cũng như chào mời những công nhân tài giỏi ở những nước khác đến làm việc. Tân Gia Ba đã giúp cho những công ty mới thành lập kiếm được cứ mỗi mỹ kim bỏ ra họ được lời ít nhất bốn mỹ kim. Và Mike Montano, người sáng lập công ty Backtype, nói rằng tại nước Gia Nã Đại của ông ta, chính phủ tài trợ rất nhiều cho những công ty mới mở. Tất cả những doanh nhân di dân đều ngạc nhiên về việc chính phủ Hoa Kỳ gây rất nhiều khó khăn cho họ trong khi nhiều nước khác trải thảm đón mời các doanh nhân di dân.

Giáo sư Vivek nói rằng trong nhiều vấn nạn mà nước Mỹ đang đối đầu, vấn đề nói trên rất dễ giải quyết. Chúng ta chỉ cần gia tăng số lượng chiếu khán thường trú nhân cho những người đang chờ đợi quá lâu để mở một doanh nghiệp trên nước Mỹ. Việc này sẽ làm cho nền kinh tế được đẩy lên mạnh mẽ và không mang lại tốn kém cho người trả thuế.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 4-2011
 -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/05/2004 (Giảm 8 tháng)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Ngày 01/04/2007 (Tăng 04 tháng)
- Diện F2B: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 15/04/2003 (Không thay đổi)
- Diện F-3: Các con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/03/2001 (Tăng 2 tháng rưởi)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 01/02/2000 (Tăng 1 tháng)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Người dân Việt Nam có thể xin chiếu khán đầu tư để mở một doanh nghiệp tại Hoa Kỳ không?

- Đáp: Hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam chưa có một hiệp ước đầu tư trong lúc này, vì thế chiếu khán đầu tư không thể cấp cho công dân ở Việt nam.

- Hỏi: Có cách nào khác giúp cho công dân Việt Nam muốn mở doanh nghiệp ở Hoa Kỳ không?

- Đáp: Hiện nay, chỉ có một cách duy nhất là xin chiếu khán kinh doanh loại EB5. Chiếu khán này sẽ giúp có Thẻ Xanh thường trú nhân và quốc tịch Hoa Kỳ, nhưng khá tốn kém. Chiếu khán này đòi hỏi phải bỏ vốn đầu tư 1 triệu mỹ kim tại hầu hết những nơi có thể kinh doanh, hoặc bỏ vốn nửa triệu mỹ kim ở những vùng kinh tế kém phát triển.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 16 Tháng Sáu 2011(Xem: 120731)
Có hai điều cần quan tâm khi chúng ta bàn về việc những nhà đầu tư xin di dân muốn chuyển tiền từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Một là những đòi hỏi của Sở di trú Hoa Kỳ, và thứ hai là vấn đề thủ tục chuyển tiền được quy định bởi nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Thứ Tư, 08 Tháng Sáu 2011(Xem: 125190)
Trong thời gian gần đây, những dữ kiện thực tế cho thấy các nhân viên lãnh sự tỏ ra nghi ngờ tất cả hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée), ngay cả những hồ sơ có rất nhiều bằng chứng về sự liên hệ chân thật.
Thứ Tư, 01 Tháng Sáu 2011(Xem: 117721)
Chương Trình Thử Nghiệm Đầu Tư Di Dân được thành lập từ năm 1992 và được gia hạn đến ngày 30 tháng 9 năm 2012. Chương trình này mang lại phương tiện đầu tư cho các "Trung Tâm Vùng".
Thứ Tư, 25 Tháng Năm 2011(Xem: 119582)
Mỗi năm, 10.000 chiếu khán (visa) sẵn sàng để cấp cho những nhà đầu tư có đủ điều kiện muốn trở thành Thường trú nhân tại Hoa Kỳ, nếu họ muốn thiết lập một cơ sở kinh doanh mới.
Thứ Tư, 18 Tháng Năm 2011(Xem: 122122)
Vào 10 năm 2009, Tổng thống Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và đã có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng đã kết hôn bao lâu.
Thứ Tư, 11 Tháng Năm 2011(Xem: 143511)
Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em là gì? Trong điều luật di trú, một "trẻ em" được định nghĩa là một người độc thân và dưới 21 tuổi.
Thứ Tư, 04 Tháng Năm 2011(Xem: 127746)
Mới đây, Tổng thống Barack Obama đã tổ chức một buổi họp về vấn đề di trú. Một trong nhà phê bình nói rằng những người "đúng" đã không được mời họp.
Thứ Năm, 28 Tháng Tư 2011(Xem: 130767)
Quốc Hội California ghi nhận những đau khổ, thảm kịch và mất mát về sinh mạng rất lớn trong Chiến Tranh Việt Nam. Tuần lễ từ 24 tháng Tư năm 2011 đến ngày 30 tháng Tư năm 2011 được tuyên cáo là Tuần Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen
Thứ Tư, 20 Tháng Tư 2011(Xem: 132977)
Tháng Tư là mùa khai thuế, và cũng là thời gian những quy định về mức lợi tức tối thiểu bắt đầu có hiệu lực. Về mặt di trú, người bảo lãnh thân nhân ở Việt Nam rất quan tâm về vấn đề này.
Thứ Tư, 13 Tháng Tư 2011(Xem: 131372)
Bất cứ người di dân nào cũng cần người bảo lãnh hoàn tất thủ tục bảo trợ tài chánh, nhưng nhiều người bảo lãnh không biết rõ những trách nhiệm của họ sau khi người di dân đến Hoa Kỳ.