Văn Phòng Di Trú Hoa Kỳ Đóng Cửa Tại Việt Nam Kể Từ Ngày 31/03/2011

Thứ Tư, 23 Tháng Ba 201100:00(Xem: 148432)
Văn Phòng Di Trú Hoa Kỳ Đóng Cửa Tại Việt Nam Kể Từ Ngày 31/03/2011
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, Văn phòng Di Trú của chính phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng nhận đơn và sẽ chính thức đóng cửa Văn phòng Di Trú vào ngày 31 tháng 3 năm 2011. Chính vì sự kiện này và không được thông tin rõ ràng từ Việt Nam, nên rất nhiều người Việt ở trong cũng như ở các nước, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, đã liên lạc với các Văn phòng Robert Mullins International để thăm hỏi về tin tức này. Nhiều người lo âu thủ tục giải quyết cấp chiếu khán (visa) sẽ thực hiện ở Bangkok, Thái Lan, nên việc liên lạc, nộp giấy tờ bổ túc sẽ phiền toái hơn, và thậm chí có nhiều người nghĩ rằng các đương đơn sẽ phải sang Bangkok để phỏng vấn....

Nhân dịp này chúng tôi xin được chia sẻ như sau: Các Văn phòng Di Trú trực thuộc Bộ Nội An Hoa Kỳ, trong khi Tòa Đại Sứ và các Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Các chức năng và nhiệm vụ của hai Bộ này khác nhau. Và Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn mới là nơi chính thức sắp xếp lịch phỏng vấn và cấp chiếu khán (visa) cho tất cả những người Việt Nam muốn đến Hoa Kỳ. Văn phòng Di Trú ở Việt Nam không làm nhiệm vụ này.

Kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2011, các đơn từ đã được Văn phòng Di Trú ở Sài Gòn chấp thuận trước đây có thể được lưu giữ ở Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Tòa Lãnh sự sẽ chấp nhận một số loại đơn từ và hồ sơ để duyệt xét. Lãnh sự cũng sẽ chuyển những đơn từ khác cho Văn phòng Di Trú ở Bangkok, Thái Lan.

Sở Di Trú Hoa Kỳ đã từng liên hệ khá lâu với những thủ tục duyệt xét cấp thông hành nhập cảnh cho người Việt Nam. Công việc khởi đầu là những thủ tục duyệt xét di trú tại các trại tỵ nạn ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và sau đó tiếp tục với Chương trình "H.O" cho những người còn ở Việt Nam. Đến một thời điểm, Sở Di Trú đã ngừng cấp giấy phép nhập cảnh cho người tỵ nạn và nhiều người Việt ở các trại tỵ nạn đã trở về Việt Nam với hy vọng sẽ được tái phỏng vấn để tái định cư ở Hoa Kỳ.

Khi chương trình Tu Chính Án McCain thành hình đã trở thành cơ hội may mắn dành cho con cái của nhiều gia đình diện "H.O" đã bị từ chối trước đây và không thể theo cha mẹ sang Hoa Kỳ. Tu Chính Án McCain đã được gia hạn nhưng cũng đã chính thức chấm dứt. Sau đó, Lãnh sự Hoa Kỳ mở ra Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo cho những hồ sơ diện "H.O" chưa thể hoàn tất trước đây hoặc chưa có cơ hội nộp đơn. Và chương trình này cũng đã chấm dứt vào năm 2008. Tòa Lãnh sự ở Sài Gòn và Sở Di Trú Hoa Kỳ ở Bangkok sẽ không còn chấp nhận bất cứ hồ sơ tỵ nạn mới hoặc bất cứ đơn xin kháng cáo nào của những hồ sơ cũ.

Sở Di Trú Hoa Kỳ cũng đã từng tham dự vào việc duyệt xét hàng trăm hồ sơ xin con nuôi ở Việt Nam trong nhiều năm qua, cho đến khi có những vấn đề tai tiếng xảy ra, đã đưa đến việc chính phủ Hoa Kỳ phải chấm dứt hiệp ước con nuôi với nhà cầm quyền Việt Nam.

Cho đến nay, liên quan đến công việc chuyên môn riêng của Sở Di Trú ở Sài Gòn, vẫn chưa có thông báo chính thức nào nói đến những loại đơn từ cụ thể nào sẽ nhờ Tòa Lãnh sự tiếp tục duyệt xét ở Sài Gòn, và những loại đơn nào sẽ được chuyển cho Sở Di Trú Hoa Kỳ tại Bangkok. Tuy nhiên, chúng ta có thể đoán được rằng Tòa Lãnh sự sẽ chấp nhận giải quyết những đơn bảo lãnh di dân được nộp bởi những người bảo lãnh đang sống ở Việt Nam. Tòa Lãnh sự cũng sẽ có thể chấp thuận duyệt xét đơn xin chiếu khán dành cho những Thường trú nhân Trở về Hoa Kỳ, và những người đã làm mất Thẻ Xanh trong khi thăm viếng Việt Nam.

Nếu Hoa Kỳ và Việt Nam có thể tiến đến việc ký kết một hiệp định mới về con nuôi, thủ tục duyệt xét sẽ có thể được trao cho Tòa Lãnh sự ở Sài Gòn, với sự trợ giúp của một nhân viên di trú từ Bangkok được cử đến làm việc tạm thời.

Về những loại đơn xin Tạm Dung Nhân Đạo, và đơn xin Miễn Trừ một số điều luật, nhiều phần sẽ phải nộp trực tiếp cho Sở Di Trú tại Bangkok.

Qúy vị có thể liên lạc với Văn Phòng Sở Di Trú Hoa Kỳ ở Bangkok qua địa chỉ email: bkkcis.inquiries@dhs.gov.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi nghe nói thủ tục cấp chiếu khán (visa) được giải quyết ở Bangkok nhanh hơn ở Sài Gòn. Liệu tôi có thể thu xếp để đơn bảo lãnh vợ tôi được cứu xét bởi Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bangkok không?

- Đáp: Ông phải nộp đơn bảo lãnh tại cơ quan di trú Hoa Kỳ phụ trách giải quyết hồ sơ vùng cư ngụ của mình, và vợ của ông chỉ có thể được phỏng vấn tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, nơi bà cư ngụ. Ông không được phép đi khảo loanh quanh để tìm nơi giải quyết hồ sơ nhanh hơn.

- Hỏi: Bác của tôi sống ở nước Na Uy với gia đình con gái của bác. Ông đã từng ở trại tù "cải tạo" trong 5 năm và vẫn còn giữ Giấy Ra Trại bản chính. Ông vẫn thích sống ở California hơn là ở Na Uy, nhưng ông lại không có người thân ở Hoa Kỳ.

- Đáp: Có hai lý do cho thấy bác của anh không thể được cấp thông hành tỵ nạn sang Hoa Kỳ: Thứ nhất, chính phủ Hoa Kỳ không còn bất cứ chương trình tỵ nạn nào dành cho người Việt Nam như trước đây, và Thứ hai, bác của anh đã sống hợp lệ ở Na Uy, vì thế ông ta không còn là một người tỵ nạn nữa.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 30 Tháng Năm 2024(Xem: 12272)
(Robert Mullins International) Sinh ra với mẹ là người Canada và cha là người Mỹ, James Klass đã sống ở Hoa Kỳ kể từ khi ông di dân từ Canada khi mới hai tuổi. Hiện nay ông đã 66 tuổi và ông chưa bao giờ gặp bất kỳ vấn đề gì về quyền công dân Hoa Kỳ cho đến khi nộp đơn xin trợ cấp An sinh xã hội. Bây giờ ông cảm thấy rằng chính phủ Hoa Kỳ đang ăn cướp của ông. Klass luôn luôn đóng thuế An sinh xã hội, nhưng khi nộp đơn xin trợ cấp hưu trí, ông được thông báo rằng mình không phải là công dân Hoa Kỳ. Mẹ của Klass là người Canada nhưng bố anh sinh ra ở Hoa kỳ và lớn lên ở New York. Cơ quan An sinh xã hội nói với Klass rằng ông ấy không đủ điều kiện để nhận trợ cấp vì ông không ở Hoa kỳ hợp pháp.
Thứ Ba, 07 Tháng Năm 2024(Xem: 12244)
(Robert Mullins International) Phần Lan được vinh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong sáu năm liên tiếp, theo World Happiness Report năm 2023. Báo cáo này cho rằng lối sống hạnh phúc của người Phần Lan là kết quả của sự ổn định xã hội và phúc lợi xã hội. Nhưng ngay cả những quốc gia hạnh phúc cũng có thể gặp khó khăn trong việc giải quyết nhu cầu của người di dân. Chính quyền bảo thủ ở Phần Lan sẽ thực hiện một số thay đổi về di trú. Sẽ có những hạn chế về quyền tị nạn, đoàn tụ gia đình và quyền nhập tịch. Những thay đổi chính sách này nhằm mục đích định hình lại bối cảnh di dân của Phần Lan, tăng cường nhập cư dựa trên công việc và nhắm đến các ưu tiên chính của Đảng Phần Lan theo chủ nghĩa dân tộc.
Thứ Hai, 06 Tháng Năm 2024(Xem: 13243)
(Robert Mullins International) Một người di dân đang cố gắng khuyến khích nửa triệu người theo dõi TikTok của mình để ‘xâm chiếm’ các ngôi nhà ở Mỹ. Anh ta đang đưa ra lời khuyên cho những người di dân về cách sống ở Hoa kỳ bằng cách tận dụng các luật lệ bảo vệ cho những người chiếm hữu. Tên người đàn ông đó là Leonel Moreno, đến từ Venezuela. Anh ta nói rằng anh ta đã đến Hoa kỳ với tư cách là khách du lịch vào tháng 9 năm ngoái và định cư ở Ohio. Trong video gần đây nhất thu hút gần 4 triệu lượt xem, Moreno khuyên những người di dân tránh tình trạng vô gia cư ở Mỹ bằng cách xâm chiếm những ngôi nhà trống và sống ở đó. Anh ta tuyên bố rằng theo luật pháp Hoa Kỳ, những người chiếm dụng có quyền chiếm giữ những ngôi nhà không có người ở.
Thứ Hai, 06 Tháng Năm 2024(Xem: 12041)
(Robert Mullins International) Lý do việc di dân gây nhiều tranh cãi là do cách nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào, tùy thuộc vào bạn là ai. Ví dụ: · Người sử dụng lao động thường ủng hộ người di dân nếu họ cần nhiều công nhân cổ xanh (công nhân lao động tay chân), rẻ hơn từ phía nam biên giới, để làm việc trong các khách sạn, nhà hàng, đóng gói thịt và nông trại. · Khách hàng ở siêu thị thường ủng hộ người di dân nếu họ lo lắng về giá thực phẩm tăng. Họ có thể sẽ chào đón nhiều người lao động nhập cư hơn, những người mà sẽ thu hoạch và chế biến thực phẩm với mức lương thấp hơn. Hầu hết người Mỹ không sẵn sàng để làm những công việc lao động nặng nhọc như thế. · Giám đốc điều hành của các công ty công nghệ thường ủng hộ người di dân vì họ thích luật chiếu khán H1-B, cho phép người di dân từ Ấn Độ và Trung Quốc làm việc ở các vị trí lập trình viên máy tính và nhà thiết kế phần mềm với mức lương thấp hơn.
Thứ Tư, 01 Tháng Năm 2024(Xem: 12689)
(Robert Mullins International) Điều gì xảy ra nếu Thẻ xanh mười năm của bạn hết hạn? Bạn có vẫn còn là Thường trú nhân? Đúng vậy, tình trạng Thường trú nhân của bạn không bị hết hạn khi Thẻ Xanh 10 năm hết hạn. Nhưng đôi khi sẽ rất bất tiện khi thẻ xanh hết hạn. Thí dụ 1). Một phụ nữ gốc Việt ở California phải sang Việt Nam gấp vì công việc gia đình. Trong hai tuần ở Việt Nam, Thẻ xanh của cô đã hết hạn. Khi cô ra sân bay để đáp chuyến bay trở về California, nhưng hãng hàng không nói: “Xin lỗi, chúng tôi không thể cho phép cô lên máy bay với Thẻ xanh đã hết hạn”. Họ có đúng không? Không. Người phụ nữ này vẫn là thường trú nhân mặc dù Thẻ Xanh của cô ấy đã hết hạn. Cô mua vé hãng hàng không khác và không gặp vấn đề gì khilên máy bayở Sài Gòn, và cũng không gặp trục trặc gìlúc nhập cảnh vào Hoa kỳ khi về đến California. Ngay khi trở về Hoa kỳ, cô đã nộp đơn xin gia hạn Thẻ xanh.
Thứ Hai, 22 Tháng Tư 2024(Xem: 12542)
(Robert Mullins International) Thường trú nhân, còn được gọi là người có thẻ xanh, có đặc quyền sống và làm việc lâu dài tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có nhiều hình thức làm mất tư cách thường trú nhân. Một số hành động nhất định có thể dẫn đến việc bị trục xuất và mất tư cách thường trú nhân. Sống bên ngoài Hoa Kỳ Nếu bạn ở bên ngoài Hoa Kỳ hơn 12 tháng mà không có Giấy phép Tái nhập cảnh (Re-entry Permit), sẽ thường dẫn đến việc mất tư cách thường trú nhân. Không có quy định chính xác về thời gian ở bên ngoài Hoa Kỳ. Nhìn chung, các thường trú nhân nên dành tổng cộng hơn sáu tháng mỗi năm ở tại Hoa Kỳ, và giữ mỗi chuyến đi ra nước ngoài dưới sáu tháng liên tục.
Chủ Nhật, 14 Tháng Tư 2024(Xem: 14349)
(Robert Mullins International) Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét. Sau khi Sở di Trú chấp thuận đơn bảo lãnh, nếu đương đơn sống bên ngoài Hoa Kỳ, Sở Di Trú sẽ thông báo cho NVC, và quá trình duyệt xét sơ bộ tại NVC có thể bắt đầu nếu đơn bảo lãnh đến hạn.
Thứ Hai, 08 Tháng Tư 2024(Xem: 12172)
(Robert Mullins International) Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) cho biết số lượng chiếu khán di dân tồn đọng đã giảm 4%, từ 338,256 trong tháng 1 xuống còn 326,415 trong tháng 2 năm nay. Số người được lên lịch phỏng vấn cho thẻ xanh cũng tăng lên – 48,117 trong tháng 2, so với 42,151 cuộc phỏng vấn trong tháng 1. Ngân sách liên bang mới có bao gồm việc tăng tiền dành cho di dân và thực thi biên giới. Vào ngày 22 tháng 3, Quốc hội đã phê duyệt ngân sách 1.2 nghìn tỷ Mỹ kim để tiếp tục cho các hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ. Trong ngân sách mới này, Đảng Cộng hòa nhấn mạnh mong muốn tăng chi tiêu để làm giảm tình trạng di dân bất hợp pháp tại biên giới Hoa kỳ-Mexico.
Chủ Nhật, 31 Tháng Ba 2024(Xem: 10953)
(Robert Mullins International) Vào ngày 07 tháng 3, Tổng thống Biden đã có bài phát biểu Liên bang thường niên lần thứ ba tại Quốc hội. Ông nói rằng ông chưa bao giờ coi những người di dân là xấu xa hay đầu độc máu của đất nước chúng ta, mặc dù Tổng thống tiền nhiệm; tuyên bố đó là những gì đang xảy ra. Làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng di dân ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico? Ông Biden không muốn sử dụng mệnh lệnh hành pháp. Ông muốn Quốc hội đưa ra những cải tổ di trú hiệu quả để giải quyết vấn đề biên giới. Nếu Quốc hội ban hành luật, Đạo luật Biên giới đó cũng sẽ ít có tác động đến các yếu tố thu hút người di dân bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Quá dễ dàng đối với những người di dân không có chiếu khán để vào Hoa Kỳ, và họ được an toàn một cách hợp lý khỏi bị trục xuất sau khi đã vào trong nội địa của đất nước.
Thứ Ba, 05 Tháng Ba 2024(Xem: 15090)
(Robert Mullins International) Theo FOX News, tính đến tháng 1 năm 2024, hơn 7,2 triệu người di dân đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua biên giới Tây Nam dưới thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden. Nhưng con số đó chỉ có nghĩa là có 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp đã bị Lực lượng Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ bắt giữ. Một nửa số người di dân đó đã bị đưa trở lại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Vì vậy, con số 7,2 triệu không có nghĩa là có thêm 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp vào Hoa kỳ. Bộ An ninh Nội địa cho biết, trong ba năm, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã trục xuất nhiều người di dân hơn chính quyền ông Trump trong bốn năm. Điều này là đúng, theo thống kê.