Tìm Hiểu Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA)

Thứ Tư, 11 Tháng Năm 201100:00(Xem: 143786)
Tìm Hiểu Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-408-294-3888

Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em là gì? Trong điều luật di trú, một "trẻ em" được định nghĩa là một người độc thân và dưới 21 tuổi. Cho đến tháng Tám năm 2002, bất cứ trẻ em nào lên 21 tuổi trước khi nhận được quy chế thường trú nhân không được xem là một đứa trẻ vì những mục đích di trú. Tình trạng này được xem là "qúa tuổi". Quốc hội Hoa Kỳ nhận thấy rằng nhiều người đã quá tuổi vì thời gian duyệt xét hồ sơ bảo lãnh quá lâu đưa đến số lượng hồ sơ chưa được giải quyết quá nhiều. Chính vì thế, Đạo Luật Bảo vệ Tuổi Trẻ Em được thành hình để bảo vệ việc xếp loại diện di dân của một cá nhân được xem là trẻ em khi người này quá tuổi vì thời gian duyệt xét quá lâu.

Tình trạng này thường áp dụng cho các cháu nội ngoại, hay các cháu trai, cháu gái của công dân Mỹ. Những đơn bảo lãnh này đã được nộp từ nhiều năm trước và đến nay các em trong gia đình đã đến 21 tuổi.

Có một số cách thức tìm hiểu xem nếu một thanh thiếu niên trên 21 tuổi có thể đi cùng với cha mẹ di dân sang Hoa Kỳ được hay không. Trước hết, chúng ta xem tuổi của các em là bao nhiêu tính đến ngày đơn bảo lãnh chính thức được xem là "đáo hạn" để được duyệt xét đơn xin chiếu khán. Từ đó, chúng ta sẽ trừ đi thời gian mà sở di trú Hoa Kỳ duyệt xét hồ sơ này; đó là thời gian từ lúc sơ di trú ghi ngày nhận đơn bảo lãnh trên biên nhận và ngày sở di trú cho biết chính thức gửi giấy chấp thuận đơn bảo lãnh. Thí dụ: nếu sở di trú duyệt xét đơn bảo lãnh mất 3 năm để chấp thuận hồ sơ này thì tuổi của các em có thể được trừ đi 3 tuổi.

Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em thực hiện ra sao? Nếu đứa trẻ là thân nhân trực hệ của một công dân Hoa Kỳ thì tuổi của em sẽ đứng lại vào thời điểm sở di trú nhận được đơn bảo lãnh (I-130). Nếu đứa trẻ dưới 21 tuổi vào ngày đơn bảo lãnh được nhận, đứa trẻ sẽ không bị xem là "quá tuổi". Nếu một đứa trẻ trở thành thân nhân trực hệ qua việc quốc tịch hóa của người bảo lãnh, thì tuổi của đứa trẻ này sẽ đứng lại vào ngày người bảo lãnh chính thức trở thành công dân Hoa Kỳ.

Trong trường hợp Thường Trú Nhân, Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em cho phép thời gian đơn bảo lãnh chờ duyệt xét được trừ vào tuổi thật của người được bảo lãnh để người này không bị thiệt thòi khi sở di trú chưa thể giải quyết hồ sơ bảo lãnh. Nếu đơn bảo lãnh được chấp thuận và ngày ưu tiên đã đáo hạn trước khi "tuổi theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em" đến 21, đứa trẻ sẽ không bị xem là "quá tuổi".

Đối với những diện theo thứ tự ưu tiên và những đơn bảo lãnh có thêm thành viên đi theo, "tuổi theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em" của đứa trẻ được ấn định vào ngày mà chiếu khán (visa) dành cho diện này đã sẵn sàng. "Tuổi theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em" của đứa trẻ sẽ là tuổi sau khi trừ đi thời gian mà đơn bảo lãnh chờ duyệt xét với tuổi thực của đứa trẻ vào ngày chiếu khán của diện bảo lãnh sẵn sàng được cấp. Nếu "tuổi theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em" của đứa trẻ dưới 21 sau khi được tính toán, đứa trẻ sẽ duy trì tình trạng trẻ em vì mục đích của đơn xin diện thường trú nhân.

Gần đây đang có những sự hoang mang liên quan đến việc ngày đáo hạn bị trở lui và điều này sẽ làm cho việc duyệt xét lâu hơn và các trẻ em sẽ lớn tuổi hơn. Tuy nhiên, nếu "tuổi theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em" của đứa trẻ dưới 21 vào thời điểm đầu tiên hồ sơ đáo hạn để được phỏng vấn, sẽ được đứng lại ở tuổi dưới 21. Không cần thiết phải quan tâm đến việc trở lui của những ngày đáo hạn.

Ai có thể quyết định Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có thể áp dụng cho các em trên 21 tuổi? Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) có thể quyết đînh việc này trước khi gửi hồ sơ bảo lãnh cho Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Tuy nhiên, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia thường để quyết định này cho Tòa lãnh sự, vì thế họ không ghi tên các em trên 21 tuổi vào danh sách khi chuyển hồ sơ về cho Tòa Lãnh sự.

Trong trường hợp này, Tòa Lãnh sự sẽ duyệt xét để xem các em trên 21 tuổi cho đủ hợp lệ để có thể hưởng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em hay không. Tuy nhiên, về điểm này, phương thức duyệt xét kể trên của Tòa Lãnh sự có thể không đúng. Mỗi tháng, một số thân chủ của Văn phòng Robert Mullins International liên lạc với chúng tôi và cho biết con cháu họ hợp lệ được hưởng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, nhưng Tòa Lãnh sự không ghi tên các em trong danh sách phỏng vấn.

Một số gia đình vì chưa quen thuộc với Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em nên nghĩ sai lầm rằng bất cứ đứa trẻ nào trên 21 tuổi đều không hợp lệ xin chiếu khán đến Hoa Kỳ. Trên thực tế, nhiều em trong hạn tuổi từ 21 đến 23 tuổi vẫn có cơ hội được hưởng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em. Một số em lớn hơn nữa vẫn có thể hợp lệ.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Làm sao tôi có thể biết chắc một đứa trẻ trên 20 tuổi được hưởng quyền lợi của Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em?
- Đáp: Nếu qúy vị là thân chủ của Văn phòng chúng tôi, qúy vị có thể liên lạc với bất cứ văn phòng nào của chúng tôi tại tiểu bang California và Sài Gòn. Chúng tôi sẽ tính toán (số tuổi) theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em cho qúy vị, và sẽ liên lạc với Tòa Lãnh sự nếu cần thiết.

- Hỏi: Tôi nên làm gì nếu tuổi một đứa trẻ hợp lệ Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, nhưng tên của cháu lại không có tên trong danh phỏng vấn?

- Đáp: Qúy vị nên liên lạc ngay ở Tòa Lãnh sự ở Sài Gòn, hoặc, nếu qúy vị là thân chủ của văn phòng chúng tôi, xin liên lạc ngày với các văn phòng Robert Mullins International.
- Hỏi: Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) nói rằng con trai tôi có thể được hưởng lợi ích của Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, nhưng khi hồ sơ bảo lãnh về đến Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, thì Tòa Lãnh sự nói rằng NVC đã nhầm lẫn. Vậy thì nơi nào đúng? NVC hay Tòa Lãnh sự?

- Đáp: Tòa Lãnh sự là tiếng nói sau cùng, hãy quên đi những gì NVC nói.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 27 Tháng Sáu 2012(Xem: 112279)
Việc tiến hành duyệt xét đơn mới I-601A xin hủy bỏ vi phạm vẫn chưa được thực hiện, nhưng hy vọng sẽ đến trong một ngày không xa. Việc tiến hành duyệt xét loại đơn mới mẻ này được thực hiện để giúp cho những người thân trực hệ của các công dân Mỹ đã sống ở Hoa Kỳ bất hợp lệ trên 6 tháng, và đối diện với luật cấm nhập cảnh từ 3 đến 10 năm nếu họ rời Hoa Kỳ để xin chiếu khán (visa) di dân ở nước ngoài.
Thứ Tư, 20 Tháng Sáu 2012(Xem: 117844)
Vào ngày 15/06/2012 vừa qua, Tổng thống Obama và Bộ Nội An Hoa Kỳ đã loan báo một Lệnh Hoãn Thi Hành (tức Deferred Action Process) liên quan đến giới trẻ đang ở diện cư trú bất hợp pháp nhưng không ở trong tình trạng bị chế tài luật một cách khắt khe. Lệnh này liên quan đến những trẻ em đến Hoa Kỳ khi họ dưới 16 tuổi và đang sinh sống bất hợp lệ ở Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 13 Tháng Sáu 2012(Xem: 117206)
Khi dư âm ngày kỷ niệm 25 năm thành lập công ty RMI vẫn còn đọng trong nắng ấm của Thung Lũng Hoa Vàng, người đứng đầu Robert Mullins International đã một mình chạy một mạch 7 tiếng lái xe xuôi Nam California, để làm việc với văn phòng RMI tại Westminster. Ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy", trời đất vẫn cho ông sức khỏe để tiếp tục đi hàng ngàn dặm đường.
Thứ Tư, 06 Tháng Sáu 2012(Xem: 126535)
Vào ngày 2 tháng 6 năm 2012 vừa qua, Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International tại San Jose đã tổ chức ngày kỷ niệm 25 năm thành lập công ty, với sự tham dự đông đảo của qúy thân chủ, thân hữu và bà con trong cộng đồng. Một trong những tiết mục cảm động nhất trong ngày kỷ niệm này là lễ trao giải thưởng những bài viết với chủ đề "Hồ Sơ Bảo Lãnh Cần Chia Sẻ".
Thứ Tư, 30 Tháng Năm 2012(Xem: 124067)
Tâm tình của ông Giám đốc Robert Mullins International nhân ngày kỷ niệm 25 năm thành lập công ty RMI
Thứ Tư, 23 Tháng Năm 2012(Xem: 122389)
Khi đến các văn phòng Robert Mullins International (RMI), khách dễ dàng thấy trên bàn làm việc của nhân viên văn phòng tờ nội quy làm việc của ông Robert Mullins. Người đứng đầu công ty chỉ yêu cầu nhân viên giữ nghiêm hai việc chính: chăm lo hồ sơ như việc nhà và ứng xử với nhau như anh em trong nhà. Tâm niệm này đã giúp cho các văn phòng làm tròn những ủy thác của đồng hương Việt Nam khi gửi gấm hồ sơ di trú của mình cho Robert Mullins International suốt 25 năm qua.
Thứ Tư, 16 Tháng Năm 2012(Xem: 123238)
Văn Phòng Tổng Thanh Tra của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản Tường Trình Thanh Tra về Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội và Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Trong Phần 1 của bài viết Công Việc Lãnh Sự Mỹ Ở Việt Nam kỳ trước, chúng ta đã được biết về một số điểm chính trong bản tường trình này, và sau đây là phần tiếp theo.
Thứ Tư, 09 Tháng Năm 2012(Xem: 120561)
Văn Phòng Tổng Thanh Tra của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản Tường Trình Thanh Tra về Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội và Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Đối với nhiều người trong Bộ Ngoại Giao, bản tường trình đã nhắc lại nhiều hồi ức về cuộc chiến tranh khốc liệt đã mang đi mạng sống của hơn 58.000 người dân Mỹ và hơn 200.000 người dân Việt Nam.
Thứ Năm, 03 Tháng Năm 2012(Xem: 125836)
Đơn mới I-601A Xin Hủy Bỏ Vi Phạm đang là đề tài di trú được bàn tán rất nhiều trong thời gian gần đây, vì đơn này sẽ cho một số người có cơ hội nhận được giấy hủy bỏ tạm thời sự vi phạm sống quá hạn ở Hoa Kỳ, và họ sẽ bị cấm nhập cảnh từ 3 đến 10 năm. Nếu họ nhận được giấy chấp thuận hủy bỏ sự vi phạm, họ có thể yên tâm khi trở về quê hương chờ đợi phỏng vấn xin chiếu khán (visa) di dân sang Mỹ.
Thứ Tư, 25 Tháng Tư 2012(Xem: 141965)
Gần đây có một số tin tức thời sự liên quan đến việc trục xuất những người có án tích từ Hoa Kỳ về Việt Nam, nên nhiều độc giả yêu cầu văn phòng Robert Mullins international cung cấp chi tiết về bản hiệp định trục xuất đã được thỏa thuận giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam vào đầu năm 2008.