Việc Tranh Luận Đạo Luật CSPA Có Thể Được Chuyển Đến Tối Cao Pháp Viện Không? LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 9-2011

Thứ Năm, 18 Tháng Tám 201100:00(Xem: 116670)
Việc Tranh Luận Đạo Luật CSPA Có Thể Được Chuyển Đến Tối Cao Pháp Viện Không? LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 9-2011
Việc Tranh Luận Đạo Luật CSPA Có Thể Được Chuyển Đến Tối Cao Pháp Viện Không?
LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 9-2011

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-408-294-3888

Quốc hội đã thông qua Đạo Luật CSPA (tức Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em) vào năm 2002 để tránh chia cách con cái với cha mẹ sắp di dân sau thời gian chờ đợi hồ sơ bảo lãnh được duyệt xét kéo dài nhiều năm, và chờ ngày ưu tiên được đáo hạn. Luật này thường áp dụng cho các diện bảo lãnh F-3 và F-4, là những hồ sơ của một công dân Hoa Kỳ đang bảo lãnh cho một gia đình có con cái trên 21 tuổi.

Trước khi có Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, dù là một cháu bé sơ sinh khi gia đình được bảo lãnh, nhưng nếu cháu hiện đã trên 21 tuổi trước khi gia đình di dân sang Mỹ, thì cháu và gia đình cháu có thể đối diện với sự chia cách trong nhiều năm, đôi khi mãi mãi. Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em được ban hành để xiển dương việc đoàn tụ gia đình.

Để được cứu xét theo Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, thời gian duyệt xét đơn bảo lãnh I-130 của sở di trú có thể được trừ vào số tuổi của người con tính từ ngày hồ sơ bảo lãnh đáo hạn để được duyệt xét thủ tục xin chiếu khán (visa). Thí dụ, sở di trú mất 3 năm để duyệt xét một đơn bảo lãnh mà qúy vị nộp cho gia đình của người em, thì 3 năm này sẽ được trừ vào số tuổi con cái của người em, những đứa con đã trên 21 tuổi khi thời gian duyệt xét đơn xin chiếu khán đã đến hạn kỳ.

Sau khi Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có hiệu lực vào năm 2002, hàng ngàn trẻ em trên 21 tuổi đã được theo cha mẹ đến Hoa Kỳ. Nhưng, một câu hỏi vẫn còn tồn tại. Đó là, những đứa con trên 21 tuổi nhưng không thể được hưởng quyền lợi của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em sẽ ra sao? Câu hỏi này có thể chỉ đươc trả lời bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

Từ sau năm 2002, nếu một đứa trẻ phải ở lại Việt Nam vì không được hưởng quyền lợi từ Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, thì cha mẹ các em sau khi sang Mỹ sẽ nộp đơn bảo lãnh. Tuy nhiên, đơn bảo lãnh mới sẽ có ngày ưu tiên mới và điều này có nghĩa là các em phải ở lại Việt Nam ít nhất là 7-8 năm, hoặc lâu hơn.

Có một khoảng thời gian rất ngắn, sở di trú cho phép những đơn bảo lãnh mới được nhận ngày ưu tiên theo đơn bảo lãnh nguyên thủy của cha mẹ. Điều này đã cắt giảm thời gian chờ đợi rất nhiều và cho phép con cái được mau chóng đoàn tụ với gia đình ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau thời gian ngắn ngủi này, sở di trú đã thay đổi luật lệ và nói rằng những người con quá tuổi phải chờ đơn bảo lãnh mới của cha mẹ đáo hạn.

Trong một số hồ sơ hiện nay ở một vài tòa án quận, các luật sư đã tranh cãi rằng Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em phải cho phép những đứa con trên 21 tuổi được có ngày ưu tiên theo đơn bảo lãnh trước đây của cha mẹ chúng.

Thí dụ, nếu một công dân Hoa Kỳ bảo lãnh cho em gái và gia đình cô và người con lớn nhất của cô em gái đã trên 21 tuổi khi chờ đợi ngày ưu tiên đáo hạn, các luật sư nói rằng Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em phải cho phép các em được có ngày ưu tiên nguyên thủy của đơn bảo lãnh diện anh chị em F-4 trước đây. Vì thế, nếu ngày ưu tiên nguyên thủy của đơn bảo lãnh diện anh chị em là năm 1999, thì đơn mới của cha mẹ bảo lãnh con trên 21 tuổi cũng sẽ có cùng ngày ưu tiên là năm 1999. Các luật sư nói rằng điều này mới đáp ứng mục đích của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em nhằm bảo đảm sự đoàn tụ của các gia đình di dân.

Vì thế, câu hỏi dành cho Tối Cao Pháp Viện cần trả lời là: Sau khi cha mẹ đến Hoa Kỳ, họ có thể nộp đơn bão lãnh cho con độc thân trên 21 tuổi ở Việt Nam và sẽ được ngày ưu tiên nguyên thủy của đơn bảo lãnh họ trước đây hay không? Nói cách khác, đơn bảo lãnh bao gồm cháu trai, cháu gái hay cháu nội, cháu ngoại có thể được ngày ưu tiên giống như ngày ưu tiên mà qúy vị nộp đơn bảo lãnh cho cha, mẹ chúng nhiều năm trước đây không? Nếu câu trả lời là "có", thì đơn bảo lãnh mới sẽ có thể có ngày đáo hạn ngay khi nó được nộp.

Vấn đề này sẽ không thể được quyết định một sớm một chiều. Nó có thể mất một vài năm cho đến khi việc tranh cãi về mục đích của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em được đưa ra Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 9-2011
 -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/05/2004 (Không thay đổi)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Ngày 01/12/2008 (Tăng 17 tuần)
- Diện F2B: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/07/2003 (Không thay đổi)
- Diện F-3: Các con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 22/08/2001 (Tăng 5 tuần)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 15/04//2000 (Tăng 1 tuần)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi đã nộp đơn bảo lãnh cho em tôi và gia đình, bao gồm một đứa cháu có thể được hưởng Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em. Tuy nhiên, khi gia đình này được yêu cầu nộp đơn để phỏng vấn, thì họ quyết định không đi nữa. Họ không muốn đi vì không muốn bỏ con cái ở lại Việt Nam. Đó là chuyện 2 năm trước. Mới đây, tôi liên lạc với Tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn để hỏi về Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em và họ nói rằng đã qúa trễ để áp dụng Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em vào hồ sơ bảo lãnh của tôi.

- Đáp: Tổng lãnh sự đã trả lời đúng. Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em chỉ được cứu xét trong một năm. Nói cách khác, khi đơn bảo lãnh đến ngày đáo hạn, người con chỉ có một năm để nộp những đơn cần thiết để phỏng vấn. Nếu không làm như yêu cầu, người con đã mất quyền lợi của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em.

- Hỏi: Tôi có người con trai 25 tuổi không thể hưởng quyền lợi của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em và cháu ở lại Việt Nam. Sau khi đến Mỹ năm ngoái, tôi đã nộp đơn bảo lãnh cháu theo diện F2B. Bây giờ cháu muốn kết hôn. Việc này ảnh hưởng đến đơn bảo lãnh của cháu ra sao?

- Đáp: Nếu con trai ông kết hôn trước khi ông có quốc tịch Mỹ, đơn bảo lãnh diện F2B sẽ trở thành vô giá trị. Ông sẽ phải nộp đơn bảo lãnh mới diện F-3 sau khi ông trở thành công dân Hoa Kỳ. Đơn bảo lãnh mới sẽ có ngày ưu tiên mới và phải chờ đợi một thời gian khá lâu.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 18 Tháng Tư 2012(Xem: 118079)
Sau khi bị giam giữ một năm sáu tháng ở nhà tù tiểu bang, anh Nguyễn Đức được chuyển đến một nhà tù liên bang ở tiểu bang Arizona, là một trong những "nhà tù của sở di trú".
Thứ Năm, 12 Tháng Tư 2012(Xem: 141210)
Vào ngày 30 tháng Ba năm 2012 vừa qua, Sở di trú thuộc Bộ Nội An Hoa Kỳ cho biết kể từ ngày 2 tháng Tư năm 2012, Sở di trú đã chính thức phổ biến Mẫu I-797C, Giấy Thông Báo Công Việc (tức Notice of Action), với hình thức mới. Mẫu I-797C đuợc in trên loại giấy trắng đơn giản.
Thứ Sáu, 06 Tháng Tư 2012(Xem: 118867)
Trong tuần vừa qua, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư của một phụ nữ Việt Nam không hiểu rõ về Thẻ Xanh được sử dụng ra sao! Dường như bà nghĩ rằng Thẻ Xanh Thường trú nhân được sử dụng cho vấn đề du lịch hơn là quy chế thường trú ở Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 28 Tháng Ba 2012(Xem: 140247)
Từ trước đến nay, khi Sở di trú Hoa Kỳ từ chối một hồ sơ xin Thẻ Xanh, ta có thể đoán ngay hồ sơ này liên quan đến một ngoại kiều đã kết hôn với một công dân Mỹ và sau đó nộp đơn xin Thẻ Xanh kèm theo một đơn bảo lãnh xin chiếu khán di dân. Sở di trú đương nhiên nghi ngờ những hồ sơ tương tự và họ sẽ tìm kiếm những chỉ dấu cho thấy cuộc hôn nhân này hiện hữu chỉ vì mục đích di trú mà thôi.
Thứ Tư, 21 Tháng Ba 2012(Xem: 136987)
Một cách tổng quát, các đương đơn sẽ hợp lệ nếu họ là những người được bảo lãnh khi đơn xin chiếu khán (visa) của họ đến kỳ đáo hạn, hoặc họ sẽ được xem là hợp lệ ngay khi đơn bảo lãnh được nộp chung với đơn xin Thẻ Xanh.
Thứ Tư, 14 Tháng Ba 2012(Xem: 119581)
Nếu bạn là một sinh viên ngoại quốc đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) F-1, và bạn kết hôn với một công dân Mỹ, bạn có thể đoan chắc rằng Sở di trú sẽ xem xét đơn xin Thẻ Xanh của bạn rất kỹ lưỡng. Trên thực tế, hầu như lúc nào cũng vậy, Sở di trú sẽ giả định ngay từ đầu là bạn muốn kết hôn chỉ vì mục đích di trú, tức là chỉ vì bạn muốn ở lại Mỹ hợp pháp mà thôi.
Thứ Hai, 20 Tháng Hai 2012(Xem: 118163)
Đây là câu hỏi dành cho những người đang ở Hoa Kỳ hợp pháp nhưng là phi-di-dân, và đang có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn. Đây là những hồ sơ thường là con cái hoặc anh chị em của một công dân Mỹ đã đến Hoa Kỳ như một sinh viên - học sinh du học hay du khách.
Thứ Hai, 20 Tháng Hai 2012(Xem: 116292)
Mới đây, chúng tôi được nghe về đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ của một thường trú nhân đã bị từ chối chỉ vì người đàn ông này đã không ghi danh tuyển mộ quân dịch. Hệ Thống Tuyển Mộ Lính (tức Selective Service System) muốn mọi người đều hiểu rằng việc đòi hỏi phải ghi danh tuyển mộ quân dịch vẫn còn hiệu lực.
Thứ Hai, 20 Tháng Hai 2012(Xem: 112864)
Như mọi năm, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2012, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ tháng 4 năm 2012.
Thứ Năm, 16 Tháng Hai 2012(Xem: 114490)
Hiệp định xin con nuôi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã hết hạn vào ngày 1 tháng Chín năm 2008. Hiện nay, cả hai nước đồng ý ngưng tiến hành duyệt xét những hồ sơ xin con nuôi cho đến khi Hoa Kỳ và Việt Nam ký một hiệp định mới.