Việc Tranh Luận Đạo Luật CSPA Có Thể Được Chuyển Đến Tối Cao Pháp Viện Không? LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 9-2011

Thứ Năm, 18 Tháng Tám 201100:00(Xem: 116661)
Việc Tranh Luận Đạo Luật CSPA Có Thể Được Chuyển Đến Tối Cao Pháp Viện Không? LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 9-2011
Việc Tranh Luận Đạo Luật CSPA Có Thể Được Chuyển Đến Tối Cao Pháp Viện Không?
LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 9-2011

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-408-294-3888

Quốc hội đã thông qua Đạo Luật CSPA (tức Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em) vào năm 2002 để tránh chia cách con cái với cha mẹ sắp di dân sau thời gian chờ đợi hồ sơ bảo lãnh được duyệt xét kéo dài nhiều năm, và chờ ngày ưu tiên được đáo hạn. Luật này thường áp dụng cho các diện bảo lãnh F-3 và F-4, là những hồ sơ của một công dân Hoa Kỳ đang bảo lãnh cho một gia đình có con cái trên 21 tuổi.

Trước khi có Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, dù là một cháu bé sơ sinh khi gia đình được bảo lãnh, nhưng nếu cháu hiện đã trên 21 tuổi trước khi gia đình di dân sang Mỹ, thì cháu và gia đình cháu có thể đối diện với sự chia cách trong nhiều năm, đôi khi mãi mãi. Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em được ban hành để xiển dương việc đoàn tụ gia đình.

Để được cứu xét theo Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, thời gian duyệt xét đơn bảo lãnh I-130 của sở di trú có thể được trừ vào số tuổi của người con tính từ ngày hồ sơ bảo lãnh đáo hạn để được duyệt xét thủ tục xin chiếu khán (visa). Thí dụ, sở di trú mất 3 năm để duyệt xét một đơn bảo lãnh mà qúy vị nộp cho gia đình của người em, thì 3 năm này sẽ được trừ vào số tuổi con cái của người em, những đứa con đã trên 21 tuổi khi thời gian duyệt xét đơn xin chiếu khán đã đến hạn kỳ.

Sau khi Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có hiệu lực vào năm 2002, hàng ngàn trẻ em trên 21 tuổi đã được theo cha mẹ đến Hoa Kỳ. Nhưng, một câu hỏi vẫn còn tồn tại. Đó là, những đứa con trên 21 tuổi nhưng không thể được hưởng quyền lợi của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em sẽ ra sao? Câu hỏi này có thể chỉ đươc trả lời bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

Từ sau năm 2002, nếu một đứa trẻ phải ở lại Việt Nam vì không được hưởng quyền lợi từ Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, thì cha mẹ các em sau khi sang Mỹ sẽ nộp đơn bảo lãnh. Tuy nhiên, đơn bảo lãnh mới sẽ có ngày ưu tiên mới và điều này có nghĩa là các em phải ở lại Việt Nam ít nhất là 7-8 năm, hoặc lâu hơn.

Có một khoảng thời gian rất ngắn, sở di trú cho phép những đơn bảo lãnh mới được nhận ngày ưu tiên theo đơn bảo lãnh nguyên thủy của cha mẹ. Điều này đã cắt giảm thời gian chờ đợi rất nhiều và cho phép con cái được mau chóng đoàn tụ với gia đình ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau thời gian ngắn ngủi này, sở di trú đã thay đổi luật lệ và nói rằng những người con quá tuổi phải chờ đơn bảo lãnh mới của cha mẹ đáo hạn.

Trong một số hồ sơ hiện nay ở một vài tòa án quận, các luật sư đã tranh cãi rằng Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em phải cho phép những đứa con trên 21 tuổi được có ngày ưu tiên theo đơn bảo lãnh trước đây của cha mẹ chúng.

Thí dụ, nếu một công dân Hoa Kỳ bảo lãnh cho em gái và gia đình cô và người con lớn nhất của cô em gái đã trên 21 tuổi khi chờ đợi ngày ưu tiên đáo hạn, các luật sư nói rằng Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em phải cho phép các em được có ngày ưu tiên nguyên thủy của đơn bảo lãnh diện anh chị em F-4 trước đây. Vì thế, nếu ngày ưu tiên nguyên thủy của đơn bảo lãnh diện anh chị em là năm 1999, thì đơn mới của cha mẹ bảo lãnh con trên 21 tuổi cũng sẽ có cùng ngày ưu tiên là năm 1999. Các luật sư nói rằng điều này mới đáp ứng mục đích của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em nhằm bảo đảm sự đoàn tụ của các gia đình di dân.

Vì thế, câu hỏi dành cho Tối Cao Pháp Viện cần trả lời là: Sau khi cha mẹ đến Hoa Kỳ, họ có thể nộp đơn bão lãnh cho con độc thân trên 21 tuổi ở Việt Nam và sẽ được ngày ưu tiên nguyên thủy của đơn bảo lãnh họ trước đây hay không? Nói cách khác, đơn bảo lãnh bao gồm cháu trai, cháu gái hay cháu nội, cháu ngoại có thể được ngày ưu tiên giống như ngày ưu tiên mà qúy vị nộp đơn bảo lãnh cho cha, mẹ chúng nhiều năm trước đây không? Nếu câu trả lời là "có", thì đơn bảo lãnh mới sẽ có thể có ngày đáo hạn ngay khi nó được nộp.

Vấn đề này sẽ không thể được quyết định một sớm một chiều. Nó có thể mất một vài năm cho đến khi việc tranh cãi về mục đích của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em được đưa ra Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 9-2011
 -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/05/2004 (Không thay đổi)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Ngày 01/12/2008 (Tăng 17 tuần)
- Diện F2B: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/07/2003 (Không thay đổi)
- Diện F-3: Các con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 22/08/2001 (Tăng 5 tuần)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 15/04//2000 (Tăng 1 tuần)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi đã nộp đơn bảo lãnh cho em tôi và gia đình, bao gồm một đứa cháu có thể được hưởng Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em. Tuy nhiên, khi gia đình này được yêu cầu nộp đơn để phỏng vấn, thì họ quyết định không đi nữa. Họ không muốn đi vì không muốn bỏ con cái ở lại Việt Nam. Đó là chuyện 2 năm trước. Mới đây, tôi liên lạc với Tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn để hỏi về Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em và họ nói rằng đã qúa trễ để áp dụng Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em vào hồ sơ bảo lãnh của tôi.

- Đáp: Tổng lãnh sự đã trả lời đúng. Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em chỉ được cứu xét trong một năm. Nói cách khác, khi đơn bảo lãnh đến ngày đáo hạn, người con chỉ có một năm để nộp những đơn cần thiết để phỏng vấn. Nếu không làm như yêu cầu, người con đã mất quyền lợi của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em.

- Hỏi: Tôi có người con trai 25 tuổi không thể hưởng quyền lợi của Đạo Luật Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em và cháu ở lại Việt Nam. Sau khi đến Mỹ năm ngoái, tôi đã nộp đơn bảo lãnh cháu theo diện F2B. Bây giờ cháu muốn kết hôn. Việc này ảnh hưởng đến đơn bảo lãnh của cháu ra sao?

- Đáp: Nếu con trai ông kết hôn trước khi ông có quốc tịch Mỹ, đơn bảo lãnh diện F2B sẽ trở thành vô giá trị. Ông sẽ phải nộp đơn bảo lãnh mới diện F-3 sau khi ông trở thành công dân Hoa Kỳ. Đơn bảo lãnh mới sẽ có ngày ưu tiên mới và phải chờ đợi một thời gian khá lâu.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 122965)
Trong khi có nhiều du khách ngoại quốc không thể xin chiếu khán (visa) nhập cảnh Hoa Kỳ một cách dễ dàng thì có nhiều du khách ở những quốc gia khác lại được hưởng Chương Trình Miễn Thị Thực Chiếu Khán. Vậy những người may mắn này là ai?  
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 123459)
Khi một nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ chưa hài lòng các chứng từ mà người được bảo lãnh nộp lúc phỏng vấn, họ sẽ yêu cầu phải nộp thêm các bằng chứng khác. Điều quan trọng nhất mà qúy vị cần ghi nhớ là tất cả những chứng từ được nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi phải được nộp một lần .
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 124189)
Mới đây, chúng ta đã thấy Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn ngày càng cẩn thận hơn khi cứu xét các khoản lợi tức của người bảo lãnh cho những người thân của họ muốn xin chiếu khán phi di dân. Lý do đơn giản là việc xin chiếu khán phi di dân tương đối dễ dàng hơn việc xin chiếu khán di dân. Và sau khi người du khách này đến Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 129401)
Điều này sẽ xảy ra nếu văn bản của dự thảo luật HR 4337 hiện nay trở thành đạo luật chính thức. Đây là một trong những đạo luật di trú khắt khe nhất đã được thông qua tại Hạ Viện Hoa Kỳ. Dự thảo luật này được sự chấp thuận của hầu hết các nhà làm luật của đảng Cộng Hòa và ngược lại, dự luật này bị hầu hết các dân biểu thuộc đảng Dân Chủ
Thứ Ba, 24 Tháng Giêng 2006(Xem: 158690)
The new K-3 Visa (spouse of Amcit) is not available yet. INS is developing the Special Petition needed for this. K-3/K-4 applicants must be beneficiaries of an unapproved I-130 and also beneficiaries of a K-3/K-4 petition filed AND approved by INS-US.
Thứ Ba, 24 Tháng Giêng 2006(Xem: 169382)
Eligibility: Spouse (V-1): Beneficiary of an I-130 visa petition filed by PRA spouse. Petition must have been filed before 22 Dec 2000, and Beneficiary must have been waiting for an interview date for at least three years. Beneficiary can file for V status even if the petition has not been approved yet by INS
Thứ Ba, 24 Tháng Giêng 2006(Xem: 157409)
All files that were at the ODP office in Bangkok were transferred to the new Consulate General. There was no interruption of processing. No active files were destroyed. The Consulate in Saigon continues to work on current immigrant visa cases.
Thứ Tư, 18 Tháng Giêng 2006(Xem: 133603)
Người Việt Nam tại hải ngoại đang chuẩn bị đón mừng năm mới Bính Tuất năm 2006. Một năm trôi qua với quá nhiều biến cố, đặc biệt là tình hình an ninh tại Hoa Kỳ và thiên tai
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 97614)
Không ai ngạc nhiên về công việc rất bận rộn của Tỏa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Trong năm 2005, Tòa tổng lãnh sự đã cấp khoảng 17.000 chiếu khán (visa) cho công dân Việt Nam. Điều này có nghĩa là số đương đơn được cấp chiếu khán tại Việt Nam chiếm 10% tổng số chiếu khán di dân tại Á Châu. Ngoại trừ Phi Luật Tân nhiều hơn Việt Nam một chút
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 2005(Xem: 109771)
Trong chương trình hội thoại hôm nay, chúng ta sẽ bàn đôi điều về những đòi hỏi liên quan đến việc Bảo Trợ Tài Chánh cho các hồ sơ di dân và phi di dân. Chiếu khán "phi di dân" dành cho những người muốn đến Hoa Kỳ để du lịch, du học hoặc vì nghiệp vụ