CHIẾU KHÁN HOA KỲ TRONG TÀI KHÓA 2012. Bản Tường Trình Thường Niên Về Số Người Xin Chiếu Khán Di Dân Đã Ghi Danh Tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia Đến Ngày 1/11/2011

Thứ Tư, 21 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 104474)
CHIẾU KHÁN HOA KỲ TRONG TÀI KHÓA 2012. Bản Tường Trình Thường Niên Về Số Người Xin Chiếu Khán Di Dân Đã Ghi Danh Tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia Đến Ngày 1/11/2011
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.

Trong tiến trình bảo lãnh, đơn của những người bảo lãnh sẽ được các trung tâm di trú ở Hoa Kỳ chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và sau khi hoàn tất một số thủ tục sau cùng, Trung Tâm này sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ đến các Tòa Lãnh sự liên hệ. Những người được bảo lãnh thuộc nhiều diện khác nhau có số lượng chiếu khán (visa) giới hạn được đăng ký trong danh sách chờ đợi chiếu khán. Mỗi hồ sơ đều có một ngày ưu tiên dựa trên ngày sở di trú nhận được đơn bảo lãnh. Việc cấp chiếu khán chỉ có thể được tiến hành chỉ khi nào ngày ưu tiên đã đến kỳ đáo hạn. Những ngày đáo hạn hồ sơ được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phổ biến mỗi tháng trên Bản Thông Tin Chiếu Khán.

Có 226.000 chiếu khán được cấp mỗi năm. Số chiếu khán cấp cho mỗi quốc gia cũng có giới hạn dựa trên các diện bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên. Sự giới hạn chiếu khán là số chiêú khán tối đa được cấp trong một năm cho các đương đơn đang sinh sống trong một quốc gia. Trong năm 2012, số chiếu khán giới hạn cho mỗi quốc gia sẽ vào khoảng 25.900 chiếu khán.

Bản tường trình này chỉ cho thấy số đơn bảo lãnh mà Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia đã nhận được. Nó không bảo gồm số lượng đơn bảo lãnh rất lớn đang chờ được duyệt xét ở các văn phòng di trú.

Trên toàn thế giới, hiện có 4 triệu 500 ngàn người được bảo lãnh đang chờ đơn bảo lãnh của họ đến kỳ đáo hạn. Chúng ta hãy so sánh con số này với số chiếu khán 226.000 giới hạn được cấp trong một năm.

Sau đây là số người được bảo lãnh, ở các diện theo thứ tự ưu tiên, đang chờ được cấp chiếu khán trên toàn thế giới:

- Diện Bảo Lãnh Gia Đình Thứ Nhất (được gọi là diện F1, gồm con độc thân, trên 21 tuổi của công dân Mỹ): 290.000 người.

- Diện F2A, bao gồm vợ hoặc chồng và con độc thân, dưới 21 tuổi, của các Thường trú nhân: 360.000 người.

- Diện F2B, bao gồm các con độc thân, trên 21 tuổi của các Thường trú nhân: 550.000 người.

- Diện Bảo Lãnh Gia Đình Thứ Ba (được gọi là diện F3, bao gồm các con đã lập gia đình của công dân Mỹ): 850.000 người.

- Diện Bảo Lãnh Gia Đình Thứ Tư (được gọi là diện F4, bao gồm các anh chị em của công dân Mỹ): 2.500.000 người.

Trong các diện bảo lãnh theo danh sách chờ đợi để được cấp chiếu khán ở các nước, Việt Nam đứng hàng thứ ba với 280.00 người đang chờ đợi đơn bảo lãnh của họ đến kỳ đáo hạn. Chỉ riêng các nước Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân và Ấn Độ, có nhiều người phải chờ đợi lâu hơn Việt Nam.

Việt Nam đứng hạng thứ bảy trong số các nước có số người thuộc diện bảo lãnh F1 cao nhất. Số chiếu khán dành cho các con độc thân, trên 21 tuổi sẽ vào khoảng 26.250 trong suốt tài khoá 2012. Số lượng này đã vượt quá số chiếu khán giới hạn trong năm. Tại Việt Nam hiện nay, có khoảng 9.500 đương đơn thuộc diện F1 đang chờ đợi để phỏng vấn.

Số chiếu khán giới hạn trên thế giới mỗi năm dành cho diện F3, các con đã lập gia đình của công dân Mỹ, là 23.400. Việt Nam đứng hạng thứ ba trong số 10 nước có đông số người thuộc diện F3 nhất, với trên 77.000 người đang chờ để được phỏng vấn. Chỉ có hai nước Mễ Tây Cơ và Phi Luật Tân có số người diện F3 nhiều hơn Việt Nam.

Anh chị em của các công dân Mỹ nằm trong diện F4. Có 2 triệu 500 ngàn anh chị em và gia đình của họ trên toàn thế giới đang chờ được cấp chiếu khán, nhưng chỉ có 65.000 chiếu khán F4 dành cho họ mỗi năm. Thời gian chờ đợi theo thứ tự ưu tiên của diện Bảo Lãnh Gia Đình Thứ Tư này phải chờ đợi lâu hơn các diện khác vì số chiếu khán được yêu cầu vượt quá số chiếu khán giới hạn. Thời gian chờ đợi nhiều lúc đã vượt quá 11 năm ở hầu hết các nước và phải mất từ 15 đến 20 năm chờ đợi ở một số quốc gia khác như Phi Luật Tân và Ấn Độ.

Việt Nam đứng hạng tư trong danh sách các nước có diện F4, với 180.000 người đang chờ đợi để hoàn tất thủ tục duyệt xét chiếu khán.

Thưa qúy vị, mặc dù số chiếu khán giới hạn sẽ kéo dài thời gian chờ đợi, nhưng đã có nhiều thân chủ đã đến Hoa Kỳ trước mùa Giáng Sinh 2011. Văn phòng Robert Mullins International rất vui mừng khi qúy thân chủ đã được đoàn tụ với người thân sau bao ngày xa cách. Nhân dịp này. chúng tôi xin cầu chúc qúy thính giả, qúy thân chủ và gia đình một mùa Giáng Sinh đầm ấm, đầy niềm vui và hạnh phúc.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có cách nào để Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể cấp chiếu khán di dân trước khi đơn bảo lãnh đáo hạn (để được duyệt xét cấp chiếu khán) không?

- Đáp: Không cách nào. Chiếu Khán Di Dân không bao giờ được cấp trước khi đơn bảo lãnh đến kỳ đáo hạn.. Nếu một người cần đến Hoa Kỳ sớm hơn để điều trị bệnh tật, cần phải nộp đơn xin Chiếu Khán Nhân Đạo càng sớm càng tốt.

- Hỏi: Có những chọn lựa nào khác dành cho các con sẽ không còn hợp lệ vì đã trên 21 tuổi trước khi được duyệt xét cấp chiếu khán không?

- Đáp: Hiện nay chỉ còn một chọn lựa duy nhất là xin áp dụng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức Đạo luật CSPA). Đạo luật này cho phép thời gian sở di trú duyệt xét đơn bảo lãnh được trừ vào số tuổi hiện tại của người con khi đơn bảo lãnh đến kỳ đáo hạn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart ), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 05 Tháng Chín 2012(Xem: 113406)
Một vụ hủy hôn có nghĩa là cuộc hôn nhân bị hủy bỏ. Hủy hôn chấm dứt hôn nhân và hai bên được xem là chưa từng kết hôn. Hai người trở về tình trạng của những người "chưa từng kết hôn". Sau khi hủy hôn, họ không bị xem là "đã ly dị" mà chỉ là "chưa từng kết hôn".
Thứ Tư, 29 Tháng Tám 2012(Xem: 129211)
Việc này vẫn chưa được thực hiện, nhưng hy vọng sẽ đến trong một ngày không xa. Việc tiến hành duyệt xét loại đơn mới mẻ này được thực hiện để giúp cho những người thân trực hệ của các công dân Mỹ đã sống ở Hoa Kỳ bất hợp lệ trên 6 tháng, và đối diện với luật cấm nhập cảnh từ 3 đến 10 năm nếu họ rời Hoa Kỳ để xin chiếu khán (visa) di dân ở nước ngoài.
Thứ Năm, 23 Tháng Tám 2012(Xem: 115123)
Một công dân Mỹ muốn bảo lãnh hôn thê ở Việt Nam phải gặp tận mặt hôn thê của mình trong vòng hai năm trước khi nộp đơn bảo lãnh. Văn phòng Robert Mullins từng nhận một số câu hỏi về nơi gặp mặt cần phải có. Phải gặp ở Việt Nam hay có thể gặp ở những quốc gia khác?
Thứ Tư, 15 Tháng Tám 2012(Xem: 113547)
Những chữ viết tắt mới nhất của Chương Trình Tạm Hoãn Thi Hành (Lệnh Trục Xuất) được gọi là "DACA", khởi từ nguyên tên: chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (Lệnh Trục Xuất) Cho Những Người Đến (Mỹ) Từ Thơ Ấu (tức Deferred Action for Childhood Arrivals". Sở di trú USCIS vừa phổ biến đơn và hướng dẫn mới có tên là Đơn I-821D DACA. Đơn và hướng dẫn mới đã có sẵn trên trang nhà của Sở di trú USCIS tại: http://uscis.gov/i-821d.
Thứ Tư, 08 Tháng Tám 2012(Xem: 111901)
Vào ngày 3 tháng 8 năm 2012 vừa qua, Sở di trú USCIS loan báo tên đặt mới nhất thay cho Đạo Luật Ước Mơ (tức DREAM ACT), hay "Chương Trình Hoãn Thi Hành" (tức Deferred Action Program" hiện nay là "Những Người Đến Từ Thơ Ấu" (tức Childhood Arrivals".
Thứ Tư, 01 Tháng Tám 2012(Xem: 115169)
Khi qúy vị bảo lãnh người hôn phối di dân sang Hoa Kỳ, qúy vị cần hứa với chính phủ rằng người hôn phối của qúy vị sẽ không trở thành một gánh nặng của xã hội. Điều này có nghĩa là người hôn phối này sẽ không xin tiền trợ cấp xã hội. Lời hứa này nằm trong những quy định của đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864.
Thứ Năm, 26 Tháng Bảy 2012(Xem: 112100)
Một buổi sáng mới đây thôi, tôi có dịp đến Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ để xin thêm một số trang đính kèm và sổ thông hành. Dịch vụ này trước đây miễn phí nhưng nay phải trả 82 Mỹ kim. Tuy nhiên, dịch vụ này được thực hiện rất nhanh vì lãnh sự hiện nay đã có hệ thống xin hẹn với ban chuyên về những dịch vụ giúp công dân Hoa Kỳ. Người thu ngân ở ban này biết tên tôi làm cho tôi có cảm tưởng như đang sống trong gia đình. Công việc được giải quyết nhanh và thoải mái.
Thứ Tư, 18 Tháng Bảy 2012(Xem: 111208)
1- 5 Năm Có Mặt Thực Sự Ở Hoa Kỳ: Một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc của một công dân Mỹ được thụ đắc quốc tịch Hoa Kỳ ngay khi bé chào đời. Một đòi hỏi duy nhất là người công dân Mỹ có 5 năm thực sự có mặt ở Hoa Kỳ trước khi đứa con chào đời. Hai trong số 5 năm phải sau khi người cha hoặc mẹ 14 tuổi.
Thứ Tư, 11 Tháng Bảy 2012(Xem: 118277)
"Sự Phân Loại" Chiếu Khán (Visa): Khi Sở di trú Hoa Kỳ chấp thuận đơn bảo lãnh thì đây mới chỉ là một thành tựu nhỏ của người bảo lãnh và những người được bảo lãnh ở Việt Nam. Sự chấp thuận của Sở di trú chỉ chứng minh rằng họ đã nhận được giấy tờ cho thấy mối quan hệ hợp lệ và hợp pháp.
Thứ Ba, 03 Tháng Bảy 2012(Xem: 126828)
Sách Hướng Dẫn Ngoại Giao (tức The Foreign Affairs Manual, gọi tắt là FAM) bao gồm tất cả những nguyên tắc mà tất cả nhân viên ngoại giao đều phải thi hành. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mới đây đã bổ túc một số điều trong quyển sách này để có thể giúp đỡ thường trú nhân chẳng may Thẻ Xanh của họ bị thất lạc, bị đánh cắp hoặc hết hạn khi đang ở Việt Nam. Họ có thể nộp đơn ở Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn để xin "thẻ lên máy bay", một hình thức giống như giấy chiếu khán (visa).