Radio for Wednesday, February 29, 2012. Ghi Danh Tuyển Mộ Quân Dịch: Vẫn Còn Là Luật

Thứ Hai, 20 Tháng Hai 201200:00(Xem: 116216)
Radio for Wednesday, February 29, 2012. Ghi Danh Tuyển Mộ Quân Dịch: Vẫn Còn Là Luật
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tuyến trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.
 
Mới đây, chúng tôi được nghe về đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ của một thường trú nhân đã bị từ chối chỉ vì người đàn ông này đã không ghi danh tuyển mộ quân dịch. Hệ Thống Tuyển Mộ Lính (tức Selective Service System) muốn mọi người đều hiểu rằng việc đòi hỏi phải ghi danh tuyển mộ quân dịch vẫn còn hiệu lực. Trên thực tế, đàn ông đã không còn phải theo chế độ bắt quân dịch sau khi cuộc chiến ở Việt Nam chấm dứt, nhưng việc đòi hỏi phải ghi danh tuyển mộ lính vẫn tồn tại sau khi cuộc chiến này chấm dứt.

Theo luật hiện hành, hầu như tất cả thanh niên, gồm công dân và thường trú nhân đang sống ở Mỹ, từ 18 đến 25 tuổi, đều được yêu cầu ghi danh với trung tâm Tuyển Mộ Lính. Qúy vị có thể đã từng đọc hoặc nghe nói rằng không cần thiết phải ghi danh, vì chẳng có ai bị đưa ra tòa vì không ghi danh cả. Mục đích của Hệ Thống Tuyển Mộ Lính là ghi danh chứ không phải là truy tố.

Những thanh niên không ghi danh với trung tâm Tuyển Mộ Lính trước 26 tuổi, mặc dù không bị truy tố, sẽ không hợp lệ để xin Trợ Cấp Tài Chính Cho Sinh Viên, không được xin nhập Quốc Tịch Mỹ, không được hưởng các chương trình Huấn Luyện Việc Làm Của Chính Phủ Liên Bang và không thể làm những Công Việc Của Chính Phủ Liên Bang.

Những thanh niên bị khuyết tật sống ở nhà vẫn phải ghi danh với trung tâm Tuyển Mộ Lính nếu họ có thể di chuyển ra khỏi nơi sinh sống, hoặc nhờ bạn bè hay người thân giúp điền đơn ghi danh nếu những người khuyết tật này không thể tự làm. Không chỉ những thanh niên bình thường, ngay cả những tu sĩ và những người chống chế độ quân dịch cũng vẫn phải ghi danh.

Ghi danh với trung tâm Tuyển Mộ Lính không có nghĩa là quý vị đang gia nhập quân đội. Việc ghi danh là cách giúp cho quốc gia có cơ hội để gia tăng và lưu trữ một danh sách chính xác gồm tên tuổi và và địa chỉ của những người có thể được kêu gọi nếu chế độ quân dịch được áp dụng.

Thanh niên nam giới không thể ghi danh nếu đã quá 26 tuổi. Nếu qúy vị là một thường trú nhân, hiện đã trên 25 tuổi, và chưa ghi danh khi đã được yêu cầu, qúy vị có thể ngay rằng tại sao đơn xin nhập quốc tịch không được chấp thuận.

Những ai Không cần phải ghi danh quân dịch? Các thanh niên nam giới không bị đòi hỏi phải ghi danh gồm có những người phi di dân tại Hoa Kỳ có chiếu khán (visa) sinh viên du học, du khách hoặc ngoại giao. Tất cả những nam giới khác, bao gồm người di dân bất hợp pháp, thường trú nhân hợp pháp, và người tỵ nạn đều phải ghi danh khi đến 18 tuổi (hay trước 26 tuổi, nếu đã nhập cảnh hoặc tiếp tục ở Hoa kỳ khi đã trên 18 tuổi). Luật tổng quát là nếu một nam giới tiếp tục sinh sống ở Hoa kỳ trước khi lên 26 tuổi đều phải ghi danh với trung tâm Tuyển Mộ Lính.

Làm sao để ghi danh? Cách nhanh và dễ nhất là ghi danh với trung tâm Tuyển Mộ Lính qua mạng điện tử ở địa chỉ http://www.sss.gov. Qúy vị cũng có thể ghi danh bằng cách gửi mẫu đơn đến một trung tâm Tuyển Mộ Lính. Mẫu đơn này luôn có sẵn ở bất kỳ Bưu Điện nào ở Hoa Kỳ. Học sinh ở hầu hết các trường trung học tại Hoa Kỳ đều có thể ghi danh ở trường học.

Phải làm gì nếu qúy vị di chuyển? Từ 18 đến 25 tuổi, luật yêu cầu qúy vị phải thông báo cho trung tâm Tuyển Mộ Lính biết mỗi khi qúy vị phải chuyển địa chỉ. Qúy vị có thể tìm mẫu đơn xin đổi địa chỉ ở bất kỳ bưu điện Hoa Kỳ nào hoặc ở các Tòa Đại Sứ hay Tòa Lãnh Sự.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một người nào đó không ghi danh và hiện đã qúa trễ vì anh ta đã trên 26 tuổi?

- Đáp: Nam giới không ghi danh với trung tâm Tuyển Mộ Lính và hiện đã trên 26 tuổi đều không hợp lệ để xin trợ cấp tài chánh sinh viên của liên bang và các nguồn lợi khác của tiểu bang và liên bang. Để có thể xin lại những quyền lợi của liên bang, kể cả việc xin nhập quốc tịch, người này sẽ phải chứng minh rằng anh ta không bị đòi hỏi phải ghi danh, hoặc không ghi danh vì không biết chứ không phải cố ý.

- Hỏi: Lần cuối cùng người ta được gọi thi hành chế độ quân dịch là khi nào?

- Đáp: Lần cuối cùng chế độ quân dịch được kêu gọi là năm 1973. Sau đó, việc đăng tuyển vào quân đội hoàn toàn do tự nguyện tòng quân.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tuyến của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM , trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 31 Tháng Ba 2010(Xem: 104282)
T rong những cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Sài Gòn hiện nay, những hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée) kém lợi thế khoảng 50% so với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng. Và khi hai người chưa kết hôn, nhân viên lãnh sự thường chẳng do dự cho lắm khi quyết định từ chối một hồ sơ hôn phu-thê và trả đơn bảo lãnh về cho sở di trú ở Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 17 Tháng Ba 2010(Xem: 110960)
Trong tuần qua, Tổng thống Obama đã gặp gỡ hai Thượng nghị sĩ Schumer and Graham và hài lòng về những tiến bộ trong việc thực hiện một đề nghị chấn chỉnh hệ thống di trú thất bại trong thời gian qua.
Thứ Tư, 10 Tháng Ba 2010(Xem: 108455)
C hiếu khán tạm cư nhân đạo được dùng để cấp cho những người không hợp lệ xin chiếu khán di dân hoặc phi di dân nhưng có tình trạng khẩn cấp và nhu cầu đến Hoa Kỳ. Đây là một loại chiếu khán tạm thời dựa trên những lý do nhân đạo khẩn cấp.
Thứ Tư, 03 Tháng Ba 2010(Xem: 105389)
T heo Đài Á Châu Tự Do, bản phúc trình Open Doors 2008 của Học Viện Giáo Dục Quốc Tế ở Mỹ, cho thấy con số du học sinh Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên từng năm, từ hơn một ngàn rưỡi năm 1998-1999 nay vượt trên tám ngàn trong thời điểm 2007-2008.
Thứ Tư, 24 Tháng Hai 2010(Xem: 102779)
K hi Lãnh sự Hoa Kỳ hoặc Sở di trú nghi ngờ một cuộc hôn nhân gian dối, họ có thể từ chối cấp chiếu khán (visa) hoặc Thẻ Xanh nếu họ nghĩ rằng hai người này không sống chung như vợ chồng, hoặc sống riêng biệt quá lâu.
Thứ Tư, 17 Tháng Hai 2010(Xem: 106847)
L iệu Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn có thể cấp chiếu khán (visa) di dân cho một người đã từng phạm tội không? Cây trả lời là còn tùy loại phạm tội và thời gian thọ án trong tù.
Thứ Tư, 10 Tháng Hai 2010(Xem: 103171)
T rong suốt thời kỳ kinh tế suy thoái hiện nay, thật không dễ dàng thuyết phục cộng đồng người Mỹ rằng việc di trú và hợp pháp hóa là những cách tốt nhất để phục hồi kinh tế.
Chủ Nhật, 07 Tháng Hai 2010(Xem: 103047)
C hiếu Khán (Visa) Di Dân là chiếu khán thường trú mang lại Thẻ Xanh cho các đương đơn sau khi họ đến Hoa Kỳ vài tháng. Thẻ Xanh dành cho người di dân được bảo lãnh theo diện gia đình và cho người di dân muốn thường trú tại Hoa Kỳ theo diện nghề nghiệp.
Thứ Tư, 27 Tháng Giêng 2010(Xem: 102049)
T uần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 20 Tháng Giêng 2010(Xem: 99630)
T rong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.