Phải Làm Gì Khi Đơn Xin Thẻ Xanh Bị Từ Chối ?

Thứ Tư, 28 Tháng Ba 201200:00(Xem: 140046)
Phải Làm Gì Khi Đơn Xin Thẻ Xanh Bị Từ Chối ?
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tuyến trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Từ trước đến nay, khi Sở di trú Hoa Kỳ từ chối một hồ sơ xin Thẻ Xanh, ta có thể đoán ngay hồ sơ này liên quan đến một ngoại kiều đã kết hôn với một công dân Mỹ và sau đó nộp đơn xin Thẻ Xanh kèm theo một đơn bảo lãnh xin chiếu khán di dân. Sở di trú đương nhiên nghi ngờ những hồ sơ tương tự và họ sẽ tìm kiếm những chỉ dấu cho thấy cuộc hôn nhân này hiện hữu chỉ vì mục đích di trú mà thôi.

Trong tiến trình đưa đến kết luận từ chối đơn xin Thẻ Xanh, bước đầu tiên là Sở di trú sẽ gửi cho đương đơn một Thông Báo Ý Định Từ Chối. Thông Báo này bao gồm những lý do tại sao Sở di trú nghi ngờ mối liên hệ vợ chồng là giả mạo. Trong một thời gian cho phép rất ngắn, đương đơn phải đưa ra sự phản bác thuyết phục với nhiều bằng chứng hỗ trợ đầy đủ.

Chẳng hạn như trong một hồ sơ, Sở di trú không thoả mãn về cách giải thích của hai người về lý do tại sao họ không sống chung với nhau trong vài tháng; tại sao họ lại có nhiều chương mục riêng tư khác, ngoài một chương mục ngân hàng có tên chung; tại sao họ lại trả lời không giống nhau về việc ai ngỏ lời cầu hôn; tại sao họ trả lời khác biệt về việc sống chung với nhau trước khi cưới; tại sao người chồng ngoại kiều không thể nhớ tên nhà thờ làm nghi lễ hôn phối ở thành phố Las Vegas; và tại sao họ lại trả lời khác nhau về vị trí khi ngủ trên giường?, v.v...

Nếu đương đơn không thể đưa ra sự phản bác thuyết phục trong Thông Báo Ý Định Từ Chối, Sở di trú sẽ gửi thư Từ Chối chính thức, và cho phép đương đơn điền mẫu đơn EOIR-29. Đơn này sẽ được Sở di trú gửi đến Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú để phản đối quyết định của một viên chức di trú có thẩm quyền. Đương đơn sẽ phải đóng lệ phí 110 Mỹ kim kèm theo mẫu đơn EOIR-29.

Nếu Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú không đồng ý với quyết định của văn phòng di trú thụ lý hồ sơ này, Hội Đồng sẽ yêu cầu văn phòng này tái duyệt xét lại. Nhưng nếu Hội Đồng đồng ý với quyết định của văn phòng di trú sau khi duyệt xét hồ sơ EOIR-29, đơn xin Thẻ Xanh chính thức bị từ chối, và những bước kế tiếp là đương đơn phải nộp đơn I-290B, tức đơn Thông Báo Phản Đối hoặc đơn Kiến Nghị, với lệ phí 630 mỹ kim. Mục đích của tờ đơn này là thông báo cho Sở di trú biết qúy vị nộp đơn kiến nghị để xin tái mở hồ sơ hoặc xin tái duyệt xét quyết định của văn phòng di trú liên hệ, hay qúy vị phản đối quyết định không đúng liên quan đến hồ sơ của mình. Nếu việc phản đối này không thành công, hồ sơ này chỉ còn một cơ hội sau cùng là nhờ đến một luật sự di trú nhiều kinh nghiệm giúp đỡ.

Nỗ lực thuyết phục Sở di trú về mối liên hệ vợ chồng trong sáng có thể phải trải qua một thời gian rất mệt mỏi, vô vọng. Chúng tôi được biết đã có một cặp vợ chồng đã hết hy vọng hồ sơ của họ được chấp thuận và đã trở về Việt Nam sinh sống với nhau. Nhưng sự việc này không thể được xem là cách đề nghị giải quyết vấn đề.

Với những đôi vợ chồng đang ở trong tình trạng này, chúng tôi xin góp ý như sau:

1- Đừng quá tự tin khả năng của mình khi đọc những hướng dẫn trên đơn của Sở di trú. Qúy vị cần sự giúp đỡ ngay từ đầu từ những chuyên viên về lãnh vực di trú giàu kinh nghiệm.

2- Sở di trú khi đưa ra những quyết định, họ chỉ dựa trên sự kiện và bằng chứng. Phản bác bằng tình cảm không bao giờ thành công.

3- Ở lại Mỹ luôn luôn là cách tốt nhất để thực hiện tiến trình kháng cáo với Sở di trú. Không nên nghe lời khuyên trở về Việt Nam để giải quyết vấn đề này.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Khi nhận thư Thông Báo Ý Định Từ Chối của sở di trú, tôi có bao nhiêu thời gian để nộp đơn xin kháng cáo đến Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú hay kiến nghị xin mở lại hồ sơ?

- Đáp: Bạn chỉ có 30 ngày để thiết lập thủ tục và gởi đến cơ quan di trú nơi ban hành thông báo ý định từ chối hồ sơ của bạn. Nhưng điều quan trọng là bạn phải chứng minh bằng những bằng chứng thuyết phục phản bác những cáo buộc từ chối của sở di trú thì mới mong có triển vọng hồ sơ được tái xét thuận lợi.

-Hỏi: Nếu không may sau những thủ tục kháng cáo và kiến nghị không thành công, tôi phải làm gì để xin tái xét?

-Đáp: Sở di trú có thể gửi thông báo hẹn ngày ra tòa điều trần trục xuất. Bạn nên đáp ứng đầy đủ tiến trình này qua một luật sư giàu kinh nghiệm biện hộ trong lãnh vực di trú

- Hỏi: Nếu Sở di trú luôn tin rằng một cuộc hôn nhân thường không thành thật, liệu có nên trở về Việt Nam để tham dự cuộc phỏng vấn xin chiếu khán di dân tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn không?

- Đáp: Chẳng có bằng chứng nào cho thấy tiến trình duyệt xét hồ sơ của Lãnh sự sẽ dễ dàng hơn cách làm việc của Sở di trú. Nếu một hồ sơ bị từ chối trong cuộc phỏng vấn ở Việt Nam, có thể sẽ phải chờ đợi từ 6 đến 12 tháng để Lãnh sự có quyết định sau cùng. Nếu họ quyết định rằng mối liên hệ không thành thật, đơn bảo lãnh sẽ bị trả về Sở di trú ở Hoa Kỳ để tái duyệt xét, mất thêm từ 6 đến 12 tháng nữa. Không nên trở về Việt Nam để phỏng vấn, mà nên nộp đơn xin chuyển diện Thường trú nhân với Sở di trú tại Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tuyến của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM , trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 24 Tháng Tám 2006(Xem: 128022)
Trong vài tháng vừa qua, những ngày đáo hạn của hai loại chiếu khán (visa) di dân đã đi... thụt lùi. Điều này có nghĩa là các đương đơn đang chờ đợi ngày sắp đáo hạn chiếu khán đã phải chờ thêm một thời gian trước khi họ được hợp lệ phỏng vấn hay được cấp chiếu khán.
Thứ Năm, 17 Tháng Tám 2006(Xem: 122523)
Vấn đề nhập quốc tịch Hoa Kỳ đòi hỏi một số điều kiện căn bản mà hầu hết đương đơn phải hội đû.  Nói tóm lại, những điều kiện căn bản đó là: - Từ 18 tuổi trở lên, - Là một thường trú nhân đã sống ở Hoa Kỳ trên 5 năm, hoặc 3 năm nếu kết hôn với một công dân Hoa Kỳ,
Thứ Sáu, 11 Tháng Tám 2006(Xem: 120158)
Cuộc tranh luận về cải tổ vấn đề di dân tại quốc hội đang tạm ngưng trong lúc các chính trị gia thảo luận với nhân dân Hoa Kỳ về vấn đề này bằng một loạt những cuộc điều trần được tổ chức trên toàn quốc. Trong khi đó sự bất trắc về tương lai của chính sách di dân của Hoa Kỳ là nguyên nhân khiến cho nhiều thường trú nhân hợp pháp tại đây vội vã nộp đơn xin nhập tịch.
Thứ Hai, 07 Tháng Tám 2006(Xem: 125347)
Bộ phận Lãnh sự của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội hiện đang cứu xét đơn xin nhận con nuôi mồ côi người Việt Nam của các công dân Hoa Kỳ. Những người mong muốn xin con nuôi mồ côi tại Việt Nam phải tiến hành thủ tục qua các văn phòng xin con nuôi Hoa Kỳ và những văn phòng này được sự chấp thuận của chính quyền Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 28 Tháng Bảy 2006(Xem: 118223)
Khi người thanh niên bước vào văn phòng Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, không rõ tâm trạng anh ra sao! Nhưng chắc chắn từng bước chân của anh như những tiếng tim đập mạnh từng hồi của một người mẹ đứng từ xa nhìn theo, bồn chồn, lo lắng. Khi người thanh niên trở lại, với tờ chiếu khán du học trên tay và nụ cười rạng rỡ.
Thứ Sáu, 21 Tháng Bảy 2006(Xem: 125359)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) vừa thông báo một điều luật sau cùng liên quan đến việc nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864. Điều luật mới này sẽ áp dụng cho bất cứ đơn xin chiếu khán di dân hay điều chỉnh tình trạng cư trú và sẽ có hiệu lực vào ngày 21 tháng 7 năm 2006, mặc dù hồ sơ đã được nộp trước ngày hiệu lực này.
Thứ Sáu, 14 Tháng Bảy 2006(Xem: 119690)
Bộ Nội An Hoa Kỳ vừa loan báo chiến lược tăng cường an ninh nội địa quốc gia trong một thông cáo báo chí của Phòng Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú. Sáng kiến ba mũi công này sẽ tập trung vào việc loại bỏ những di dân không có giấy tờ hợp lệ ra khỏi nơi làm việc, tăng cường việc bảo vệ sở làm để ngăn chận các di dân tương lai
Thứ Sáu, 07 Tháng Bảy 2006(Xem: 120922)
Đường phố khắp nơi trên đất Mỹ đang chào đón ngày Độc Lập   với cờ Hoa Kỳ và nhất là những quầy bán pháo tràn ngập. Nhân ngày Độc Lập Hoa Kỳ, báo chí cũng nhắc đến thổ dân da đỏ, những người có mặt đầu tiên trên đất Mỹ, và những người di dân đầu tiên từ khắp nơi trên thế giới đến lập nghiệp.
Thứ Hai, 03 Tháng Bảy 2006(Xem: 127686)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (cơ quan USCIS) vừa phổ biến một bản thông tin nội bộ liên quan đến việc điều tra của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đang làm chậm lại việc cứu xét xin nhập tịch Hoa Kỳ của các thường trú nhân đang sống trên đất Mỹ.
Thứ Sáu, 23 Tháng Sáu 2006(Xem: 122557)
Ngày 13 tháng 6 năm 2006 vừa qua, Phòng Công Dân Và Dịch Vụ Di Trú (USCIS) đã gửi một công báo cho biết để thực thi các điều khoản của Đạo Luật Quy Định Các Nhà Môi Giới Hôn Nhân Quốc Tế 2005