Bảo Trợ Tài Chánh I-864: Người Bảo Lãnh Còn Trách Nhiệm Sau Khi Ly Dị?

Thứ Tư, 01 Tháng Tám 201200:00(Xem: 115043)
Bảo Trợ Tài Chánh I-864: Người Bảo Lãnh Còn Trách Nhiệm Sau Khi Ly Dị?
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Khi qúy vị bảo lãnh người hôn phối di dân sang Hoa Kỳ, qúy vị cần hứa với chính phủ rằng người hôn phối của qúy vị sẽ không trở thành một gánh nặng của xã hội. Điều này có nghĩa là người hôn phối này sẽ không xin tiền trợ cấp xã hội. Lời hứa này nằm trong những quy định của đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864.

Tỷ lệ trung bình ly dị ở Hoa Kỳ khoảng 50%. Nếu qúy vị ly dị, liệu qúy vị vẫn phải tuân theo những yêu cầu của việc Bảo Trợ Tài Chánh không? Tòa án Thượng thẩm Quận 7 mới đây đã quyết định về một hồ sơ liên quan đến việc này.

Một người Mỹ đã kết hôn với một người bạn đồng học, 19 tuổi, người Tàu ở Trung Hoa. Hai năm sau, hai người quyết định sang Mỹ sinh sống. Người chồng phải ký tên trên đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864, đồng ý cấp dưỡng cho vợ ở mức 125% tiêu chuẩn nghèo đói (vào khoảng 13.500 Mỹ kim một năm), mặc dù họ ly dị. Thực tế, hai năm sau, đôi uyên ương này đã chính thức ly dị.

Bỏ sang một bên nghĩa vụ của đơn I-864, tòa ly dị ở tiểu bang Wisconsin đã phán rằng người chồng phải cấp dưỡng cho vợ cũ số tiền 500 Mỹ kim một tháng nếu vợ cũ sẽ tích cực tìm kiếm việc làm bằng cách nộp ít nhất bốn đơn xin việc làm mỗi tháng. Người phụ nữ này không thể tìm được việc làm. Cô tốt nghiệp đại học ở Trung Hoa nhưng nói tiếng Anh rất yếu.

Người chồng từ chối cấp dưỡng 13,500 Mỹ kim một năm được quy định trong đơn cam kết I-864 với lý do người vợ cũ của anh ta không tìm kiếm việc làm gì hết. Vì thế, người vợ đã nộp đơn thưa lên tòa án liên bang ở Wisconsin, đòi hỏi rằng những cam kết cấp dưỡng trong đơn I-864 vẫn còn hiệu lực sau khi ly dị.

Tòa Quận 7 quyết định rằng những cam kết cấp dưỡng của đơn I-864 vẫn tiếp tục, bất kể những quyền lợi của người vợ cũ có hay không có, theo luật ly dị của tiểu bang Wisconsin.

Tòa cũng phải quyết định về việc nếu người vợ cũ được yêu cầu nộp đơn xin việc làm và nhờ vào việc làm này có thể tự túc đời sống và không dựa vào quy định của đơn I-864. Đối với đơn I-864, tòa thấy rằng những cam kết của người bảo lãnh chỉ chấm dứt nếu người di dân qua đời, hoặc nếu người này làm việc được 40 qúy, hoặc người hôn phối trở thành côn dân Mỹ. Đơn I-864 không đòi hỏi người vợ ngoại kiều phải tìm kiếm việc làm sau khi ly dị.

Đơn I-864 đòi hỏi người bảo lãnh "đồng ý cung cấp cho người di dân được bảo lãnh bất cứ cấp dưỡng nào cần thiết để người di dân này duy trì được mức lợc tức tối thiểu bằng 125% theo danh mục quy định mức nghèo đói liên bang".

Tòa án quyết định rằng mục đích của đơn I-864 không ép buộc người di dân phải tự túc. Đơn I-864 chỉ muốn tin chắc rằng người di dân sẽ không trở thành gánh nặng của xã hội. Người bảo lãnh là người phải bảo đảm rằng người di dân sẽ có đủ lợc tức để tránh trở thành gánh nặng của cộng đồng.

Việc cam kết cấp dưỡng mà luật quy định cho người bảo lãnh cũng có giới hạn. Lợi tức theo tiêu chuẩn nghèo ở Hoa Kỳ không nhiều, kể cả ở mức 125% trên tiêu chuẩn tối thiểu. Vì thế, người di dân được bảo lãnh có động cơ mạnh mẽ để kiếm việc làm, mặc dù không có luật nào bắt buộc họ phải tìm việc làm.

Chính phủ Hoa Kỳ điều chỉnh đơn I-864 nguyên thủy và nhấn mạnh thật rõ là "li dị không chấm dứt những cam kết trong đơn I-864". Vì thế, Tòa án Quận ở tiểu bang Wisconsin đã quyết định hỗ trợ những người vợ cũ. Người chồng phải kính trọng những cam kết trong đơn I-864.

Quyết định của tòa án này được xem là tiền lệ cho những những trường hợp khác trong tương lai, nếu hôn nhân phải chấm dứt bằng cách ly dị hoặc hủy hôn.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nguyên nhân ly dị bắt nguồn từ sự không chung thủy của người di dân hoặc bỏ rơi hay đối xử bạc ác với người bảo lãnh? Sự cam kết của đơn I-864 vẫn áp dụng chăng?

- Đáp: Những cam kết của đơn I-864 vẫn tiếp tục, bất kể ai là người có trách nhiệm làm tan vỡ hôn nhân.

- Hỏi: Sau khi ly dị, nếu Sở di trú USCIS từ chối đơn xin thẻ xanh thường trú chính thức của người di dân, liệu đơn I-864 còn hiệu lực không?

- Đáp: Những quy định của đơn I-864 vẫn còn hiệu lực, cho đến khi người di dân rời khỏi Hoa Kỳ bằng cách tự nguyện hay bị trục xuất.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 90562)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 92768)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95805)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100824)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 97563)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96441)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 101191)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 103462)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100725)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 97059)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.