Một Số Vấn Đề Di Trú Tại Hoa Kỳ

Thứ Tư, 02 Tháng Mười 201300:00(Xem: 53809)
Một Số Vấn Đề Di Trú Tại Hoa Kỳ
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Chủ tịch Uỷ Ban Tư Pháp Hạ Viện Hoa Kỳ hứa sẽ có những hành động mạnh mẽ về việc ban hành luật di trú. Dân biểu Bob Goodlatte nói rằng vấn đề di trú cần được giải quyết và tiếp tục bàn thảo về những vấn đề đang xảy ra sau hậu trường quốc hội.

Dân biểu Goodlatte nói rằng các thành viên trong uỷ ban đang bàn thảo về bốn dự luật, bao gồm việc ban hành luật cho phép cấp chiếu khán (visa) làm việc cho những công nhân có khả năng thấp, và một dự luật cho những di dân được đưa đến Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn thơ ấu một "con đường được hưởng quốc tịch Hoa Kỳ".

Liên quan đến tình trạng cư trú của 11 triệu người đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp, dân biểu Goodlatte tiếp tục nói rằng ông phản đối một "con đường đặc biệt mang lại quốc tịch" cho những người này. Ông nói rằng những di dân ở Mỹ bất hợp pháp - ngoại trừ những người được đưa đến Mỹ từ thơ ấu - nên được cấp quy chế hợp pháp và rồi sử dụng chiếu khán làm việc hoặc bảo lãnh gia đình để thụ đắc quốc tịch Hoa Kỳ.

Đối với những người được đưa đến Mỹ từ thơ ấu - thường được gọi là Những Người Của Đạo Luật Ước Mơ (DREAMers) - dân biểu Goodlatte đồng ý một con đường được hưởng quốc tịch Mỹ và sẽ mang lại cho những người này quy chế hợp lệ và cho phép họ nhập tịch qua việc giáo dục, tham gia quân đội hoặc những con đường khác.

Hoa Kỳ đã từng trải qua việc mang lại con đường quốc tịch hóa cho hàng triệu người di dân. Vào năm 1986, Quốc hội đã thông qua Đạo Luật Simpson-Mazzoli. Luật này đã ban một sự ân xá chính thức cho hàng triệu di dân đã sống ở Hoa Kỳ bất hợp pháp. Trong số 2 triệu 700 ngàn người được nhận Thẻ Xanh hoặc thường trú hợp pháp qua luật mới, chỉ có khoảng 40% muốn trở thành công dân Mỹ.

Trên thực tế, có khoảng 2 triệu di dân bất hợp pháp không quan tâm đến luật mới năm 1986, ngay cả không nộp đơn xin Thẻ Xanh. Hầu hết những di dân này đã đến từ nước Mễ Tây Cơ. Dưới 35% số di dân sinh đẻ ở Mễ kể trên đã nhập tịch Hoa Kỳ năm 2009. Nhiều người trong diện này là nông dân và đã trở về quê hương của họ.

Nhưng thời điểm hiện nay đã khác xa. Vào tháng 2 năm 2013, một cuộc thăm dò cho thấy 90% những di dân nói tiếng Tây Ban Nha nói rằng họ mong muốn được nhập tịch nếu có thể.

Không thông thạo Anh ngữ là nguyên nhân chính giải thích lý do tại sao nhiều di dân Mễ không có dự tính trở thành công dân Mỹ.

Những kẻ lừa đảo tiếp tục nhắm vào những di dân dễ tin tại Hoa Kỳ, hầu hết là sắc dân La-tinh. Sở di trú Hoa Kỳ đã đưa ra lời cảnh cáo về sự lừa gạt qua điện thoại. Kỹ thuật mới trong việc lừa đảo này là dùng phương tiện công nghệ hiện đại giả mạo thông tin nhận diện nơi gọi đến, và làm cho người ngoại kiều tin rằng đó là cuộc gọi từ một viên chức của chính phủ Hoa Kỳ.

Những kẻ vô lương tâm này, giả danh nhân viên Sở di trú, đang dùng cách giả mạo việc nhận diện nơi gọi bằng cách cho hiện lên một số điện thoại giả trên điện thoại của người đang bị phỉnh gạt. Người gọi yêu cầu cung cấp những thông tin cá nhân và dọa rằng đang có những trở ngại của cá nhân này trong hồ sơ di trú. Người gọi sau đó khuyên nhủ rằng cần trả tiền để giải quyết những vấn đề liên hệ.

Sở di trú muốn cộng đồng cần biết rõ rằng cơ quan di trú không bao giờ yêu cầu phải đóng bất cứ loại lệ phí nào hoặc cung cấp những thông tin cá nhân trên điện thoại.

Trong tuần qua, các nhà lập pháp tại California đã thông qua một đạo luật cấm thu tiền lệ phí về những dịch vụ liên quan đến việc cải tổ di trú trước khi Quốc hội thông qua việc ban hành luật di trú mới.

Tại thành phố Los Angeles, các viên chức chính phủ nói rằng họ đang điều tra một số trang điện tử nhận giúp người di dân có giấy tờ hợp lệ dù việc ban hành luật mới không xảy ra.

Thông tin mới nhất về diện Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em - F2B (tức CSPA - F2B) là vào ngày 3 tháng 9 năm 2013 vừa qua, các luật sư của Sở di trú nộp một bản tóm tắt hồ sơ lên Tối Cao Pháp Viện. Nếu Sở di trú thua kiện, những người con phải ở lại Việt Nam vì quá tuổi để xin chương trình Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em sẽ có thể giữ được ngày ưu tiên trong hồ sơ bảo lãnh trước đây của cha mẹ, sau khi cha mẹ đến Hoa Kỳ và nộp ngay đơn bảo lãnh cho con. Điều này sẽ hủy bỏ hoàn toàn thời gian chờ đợi của đơn bảo lãnh diện F2B. Có một số tin đồn rằng Tối Cao Pháp Viện sẽ có quyết định vào tuần lễ đầu tháng Mười. Chúng tôi sẽ theo dõi và thông báo ngay đến quý vị.

Sau cùng, có một thông tin không liên hệ đến vấn đề di trú nhưng có thể là mối quan tâm của những người đang có một chương mục ngân hàng ở bên ngoài Hoa Kỳ. Có một đạo luật sẽ được áp dụng từ tháng 7 năm 2014, đòi hỏi công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân phải trả thuế về tiền lời kiếm được từ các chương mục ngân hàng ngoại quốc. Tuy nhiên đã có những tin đồn khác nhau về chi tiết áp dụng luật này. Hầu hết tin rằng luật này chỉ áp dụng cho những người có thật nhiều tiền trong các ngân hàng ngoại quốc.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Hồ sơ Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em tại Tối Cao Pháp Viện liên quan đến những hồ sơ di trú thuộc về Tòa Rộng Quyền Thứ 9, bao gồm tiểu bang California và một số tiểu bang khác ở phía tây. Liệu quyết định của Tối Cao Pháp Viện có áp dụng cho tất cả tiểu bang không?

- Đáp: Đúng. Nếu Sở di trú thua kiện, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện ủng hộ các đương đơn của diện Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em - F2B, sẽ áp dụng cho tất cả người bảo lãnh ở mọi tiểu bang.

- Hỏi: Nếu có thay đổi trong luật di trú, nhóm người di dân bất hợp pháp nào sẽ chắc chắn được hưởng quyền lợi này?

- Đáp: Đương nhiên sẽ là những đương đơn của đạo luật DACA hoặc DREAMers, những người đến Mỹ bất hợp pháp khi họ dưới 16 tuổi. Con đường thụ hưởng quốc tịch chắc chắn được cả hai Thượng viện và Hạ viện dành cho họ.

- Hỏi: Làm sao Sở Thuế Vụ biết một người nào đó ở Hoa Kỳ nhưng có chương mục ngân hàng ngoại quốc?

- Đáp: Sở Thuế Vụ muốn các ngân hàng ngoại quốc cung cấp thông tin về những chương mục được mở bởi tất cả những công dân Mỹ và thường trú nhân. Dĩ nhiên, một số ngân hàng ở ngoại quốc sẽ từ chối làm việc này.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 13 Tháng Giêng 2010(Xem: 99044)
Trong đề tài hôm nay, chúng tôi xin được trả lời một số câu hỏi của qúy vị vừa gửi đến văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI): - Câu hỏi đầu tiên liên quan đến việc bỏ tên người vợ (hay chồng), hoặc con cái ra khỏi đơn bảo lãnh :
Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98668)
Nhìn lại tình trạng di trú năm 2009, chúng ta chỉ thấy có một sự thay đổi tốt đẹp duy nhất trong luật di trú. Đó là vào ngày 28 tháng 10 năm 2009 vừa qua, Tổng thống  Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và bắt đầu có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng sống với nhau bao lâu.
Thứ Năm, 17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98193)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98172)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97340)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98735)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 99472)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 107023)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109731)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 102498)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495