Quốc Tịch Cho Trẻ Em Thường Trú Nhân

Thứ Bảy, 20 Tháng Sáu 200900:00(Xem: 39670)
Quốc Tịch Cho Trẻ Em Thường Trú Nhân


Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Đề tài hôm nay của chúng ta liên quan đến luật lệ dành cho các trẻ em có thể trở thành công dân Mỹ sau khi nhập cảnh Hoa Kỳ, nếu cha mẹ chưa có quốc tịch Mỹ khi con cái của họ sinh ở Việt Nam.

Luật ấn định rằng một đứa trẻ là thường trú nhân dưới 18 tuổi sẽ tự dộng trở thành công dân Mỹ khi cha (hoặc mẹ) trở thành công dân Hoa Kỳ. Sau đó, người con này - bất kể ở tuổi nào - đều có thể nộp mẫu đơn N-600 xin một Chứng Chỉ Công Dân.

Kể từ tháng Hai năm 2001, Đạo Luật Công Dân Cho Trẻ Em cho phép các trẻ em sẽ tự động trở thành công dân Mỹ với những điều kiện như sau:

1- Một cha (hoặc mẹ) của đứa trẻ trở thành công dân Hoa Kỳ.

2- Đứa trẻ đang sinh sống tại Hoa Kỳ như một thường trú nhân và ở trong sự giám hộ thực sự và hợp pháp của cha mẹ là công dân Mỹ.

3- Đứa trẻ dưới 18 tuổi vào thời điểm cha mẹ trở thành công dân Hoa Kỳ.

Điều này có nghĩa là nếu đứa trẻ đang ở Hoa Kỳ như một thường trú nhân, và nếu đứa trẻ dưới 18 tuổi khi cha mẹ trở thành công dân Mỹ, thì đứa trẻ tự động là công dân Mỹ mà không cần nộp đơn xin nhập tịch.

Vì thế, đứa trẻ có thể xin sổ thông hành (passport) Hoa Kỳ hay Chứng Chỉ Công Dân bất cứ lúc nào sau khi cha mẹ nhập tịch, nếu đứa trẻ dưới 18 tuổi vào lúc cha mẹ nhập tịch. Vì thế, trong trường hợp này, không có giới hạn về thời gian nộp đơn N-600 xin Chứng Chỉ Công Dân hay nộp đơn xin sổ thông hành Hoa Kỳ. Những đứa trẻ trong diện này - ngay cả các em đã đến 18 tuổi - cũng không cần nộp đơn N-400 để xin nhập tịch. Các em tự động trở thành công dân Mỹ vào ngày cha mẹ của các em chính thức nhập tịch Hoa Kỳ.

Trẻ em thường trú nhân đang sống ở Hoa Kỳ lên 18 tuổi trước khi cha mẹ trở thành công dân Mỹ sẽ không hợp lệ để tự động trở thành công dân Mỹ chiếu theo Đạo Luật Công Dân Cho Trẻ Em. Nếu muốn trở thành công dân Hoa Kỳ, các em sẽ phải nộp mẫu đơn N-400 để xin nhập tịch.

Một đứa trẻ ở Việt Nam, dưới 18 tuổi, có thể nộp đơn xin Chứng Chỉ Công Dân được không nếu em có một người cha (hoặc mẹ) là công dân Mỹ? Câu trả lời là "được", nếu và chỉ néu cha mẹ từng sống ở Hoa Kỳ trong 5 năm và phải về Việt Nam sống với đứa trẻ này. Sau đó, đứa trẻ này đến Hoa Kỳ sẽ được sở di trú phỏng vấn. Và sau đó đứa trẻ có thể nộp đơn xin Sổ Thông Hành Hoa Kỳ.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Tôi trở thành công dân Mỹ vài tháng trước đây. Tôi nằm bệnh viện khi con gái tôi lên 18 tuổi, vì thế chúng tôi đã không gửi đơn N-600 xin Chứng Chỉ Công Dân cho cháu đến sở di trú trước khi cháu 18 tuổi. Chúng tôi có thể yêu cầu sở di trú cho chúng tôi hưởng trường hợp ngoại lệ vì tôi phải nằm bệnh viện không?

- Đáp: Nếu con của ông dưới 18 tuổi khi ông trở thành công dân Mỹ, thì cháu tự dộng trở thành công dân Mỹ. Cháu có thể nộp đơn xin sổ thông hành Hoa Kỳ hay gửi đơn N-600 cho sở di trú bất cứ lúc nào.

Nếu con của ông đã 18 tuổi trước khi ông trở thành công dân Mỹ thì cháu sẽ phải nộp đơn N-400 xin nhập tịch.

- Hỏi: Tôi đã trở thành công dân Mỹ và vợ cũ của tôi là thường trú nhân. Bà có quyền hợp pháp giám hộ con trai của tôi đang dưới 18 tuổi. Nhưng trên thực tế, con trai tôi thích sống với tôi và ít khi gặp mặt mẹ của cháu. Tôi có thể nộp đơn xin quốc tịch cho cháu không?

- Đáp: Để có thể nộp đơn N-600 cho con trai của ông, ông sẽ phải nộp đơn lên tòa án gia đình xin giám hộ hợp pháp con trai của mình và cháu sẽ sống chính thức với ông.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 42816)
Gần đây đã có một số tin đồn và thông tin sai lạc về loại chiếu khán (visa) dành cho những người làm việc trong lãnh vực tôn giáo. Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến qúy vị một số dữ kiện liên quan đến đề tài này.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 45000)
Trong thời gian gần đây, trang nhà của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội có mở một số chuyên mục dành cho các sinh viên học sinh và học giả Việt Nam có ý định sang Mỹ du học.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 45757)
Bảy năm trước, chiếu khán (visa) K-3 được thành lập. Chiếu khán K-3 được dành cho người hôn phối và con cái dưới vị thành niên của các công dân Hoa Kỳ, nếu người bảo lãnh đã nộp đơn bảo lãnh chiếu khán di dân và nếu đơn này chưa được sở di trú chấp thuận. Người bảo lãnh cũng phải nộp thêm đơn I-129F trong tiến trình nộp đơn diện chiếu khán K-3.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 42774)
Thi hành nghĩa vụ quân dịch có thể nhận nhiều ích lợi. Những người từng phục vụ 3 năm trong quân đội Hoa Kỳ được miễn quy chế đòi hỏi thời gian cư trú đã ấn định nếu đơn xin nhập quốc tịch được nộp trong thời gia tại ngũ.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 41691)
H iệp định con nuôi giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã hết hạn vào ngày 1 tháng 9 năm 2008 vừa qua.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 42756)
Chúng ta không thể tiên đoán kết quả một cuộc phỏng vấn tại Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 41353)
Khi là một thường trú nhân, bạn được quyền sống thường trú trên đất Mỹ và được làm việc cho hầu hết các chủ nhân.
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 43372)
Người có Thẻ Xanh Thường trú nhân không hợp lệ để nộp đơn bảo lãnh cho con đã lập gia đình và đó cũng là lý do tại sao vấn đề hôn nhân thường làm cho một số hồ sơ bảo lãnh bị xem là "chết".
Thứ Năm, 21 Tháng Tám 2008(Xem: 42717)
Những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và diện hôn phu-thê vẫn phải đối diện với những trở ngại trong cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) tại Sài Gòn hiện nay.
Thứ Năm, 14 Tháng Tám 2008(Xem: 43147)
Vào năm 2006, một số vị dân cử trong quốc hội đã đưa ra một số dự luật cải tổ di trú. Trọng tâm của những dự luật này là giải quyết tình trạng 12 triệu người di cư bất hợp pháp tại Hoa Kỳ và các điều hướng vấn đề di trú trong tương lai