Quyền Lợi Và Trách Nghiệm Của Thường Trú Nhân

Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 200800:00(Xem: 41344)
Quyền Lợi Và Trách Nghiệm Của Thường Trú Nhân

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Khi là một thường trú nhân, bạn được quyền sống thường trú trên đất Mỹ và được làm việc cho hầu hết các chủ nhân. Tuy nhiên, một số công việc của chính phủ có quy chế an ninh cao không thể dành cho các thường trú nhân. Bạn có hầu hết các quyền lợi như công dân Mỹ, nhưng bạn không thể đi bầu trong các cuộc bầu cử quốc gia. Bạn có thể bị trục xuất nếu phạm một tội nghiêm trọng.

Bạn cũng có trách nhiệm phải trả thuế. Nếu bạn từ 18 dến 25 tuổi, bạn được yêu cầu phải ghi danh nghĩa vụ quân sự. Không ghi danh, bạn có thể bị cấm nhập quốc tịch. Bạn có thể ghi danh trên trang điện toán ở địa chỉ http://www.sss.gov/.

Là một thường trú nhân, bạn không cần chiếu khán (visa) để nhập cảnh Hoa Kỳ. Nếu là người Việt Nam, bạn có thể nhập cảnh Hoa Kỳ với sổ thông hành Việt Nam còn hiệu lực và dấu mộc I-551 chưa hết hạn trên sổ thông hành của bạn, hoặc với Thẻ Xanh. Nếu bạn dự tính ở ngoài Hoa Kỳ từ một đến hai năm, bạn sẽ phải xin Giấy Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permit). Bạn phải rất cẩn thận đừng để làm mất Thẻ Xanh vì ở nước ngoài quá lâu.

Để trở thành công dân Mỹ, bạn sẽ phải trải qua tiến trình quốc tịch hóa. Một trong những đòi hỏi là bạn phải duy trì tình trạng cư trú trong 5 năm (hoặc 3 năm nếu bạn kết hôn với một công dân Hoa Kỳ). Bạn cũng cần phải ở Hoa Kỳ liên tục ít nhất một nửa thời gian kể trên. Bạn cũng không thể có thời gian ở ngoài Hoa Kỳ quá lâu để cơ quan di trú có thể kết luận bạn đã vi phạm luật cư trú liên tục. Nếu bạn ở nước ngoài qúa 6 tháng trong một chuyến du lịch, bạn không thể nộp đơn xin nhập tịch. Bạn có thể nộp đơn xin nhập tịch 90 ngày trước khi kỷ niệm 5 năm cư trú (hoặc 3 năm cư trú nếu đã kết hôn với một công dân Hoa Kỳ).

Khi là một thường trú nhân, bạn có thể bảo lãnh con độc thân và người hôn phối sang Hoa Kỳ.

Sau cùng, khi là một thường trú nhân, bạn được yêu cầu phải thông báo cho sở di trú mỗi khi thay đổi địa chỉ. Bạn có thể thay đổi địa chỉ bằng cách gửi mẫu đơn AR-11 đến sở di trú ở tiểu bang Kentucky. Mẫu đơn này có thể tìm thấy trên trang nhà: http://uscis.gov.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi là sinh viên du học trên 21 tuổi, có chiếu khán loại F-1, hiện đang ở Mỹ. Mẹ tôi vừa mới di dân sang Mỹ và sẽ có Thẻ Xanh trong vài tháng nữa. Tôi có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh ngay khi mẹ tôi có Thẻ Xanh không?

- Đáp: Khi bạn đã trên 21 tuổi, bạn không thể nhập chung đơn với mẹ để có Thẻ Xanh được. Mẹ của bạn có thể nộp đơn I-130 bảo lãnh bạn, nhưng thời gian chờ dợi sẽ khá lâu, ít nhất 5 năm.

- Hỏi: Nếu mẹ tôi nộp đơn bảo lãnh tôi, làm sao tôi có thể ở lại Mỹ hợp pháp trong khi chờ đợi hợp lệ để có Thẻ Xanh. Tôi đã tìm kiếm việc làm với chiếu khán du học sinh F-1 qua chương trình Thực Tập Giảng Dạy nhưng không thành công. Tôi có thể nộp đơn xin Giấy Phép Đi Làm không sau khi mẹ tôi đã nộp đơn bảo lãnh tôi?

- Đáp: Tiếc thay bạn không thể có Giấy Phép Đi Làm nếu dựa vàp đơn bảo lãnh đang còn chờ cứu xét. Để có Giấy Phép Đi Làm, bạn phải đợi cho đến khi đơn bảo lãnh đáo hạn và đã nộp đơn xin chuyển diện cư trú.

- Hỏi: Nếu mẹ tôi trở thành công dân Mỹ, thời gian chờ đợi để có Thẻ Xanh có ngắn lại không?

- Đáp: Mẹ của bạn phải chờ 5 năm trước khi xin nhập tịch. Bà cũng cần phải biết Anh ngữ và sau đó sẽ thi nhập tịch. Vì thế thời gian cũng không nhanh hơn nhiều.

- Hỏi: Nếu tôi cứ ở lại Mỹ sau khi hoàn tất việc học, và sẽ ở trên 5 năm để làm việc "chui" cho chú của tôi, tôi có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh ở đây thay vì phải trở về Việt Nam?

- Đáp: Khi bạn nộp đơn xin Thẻ Xanh, sở di trú cần biết bạn đã sống ở đâu và làm việc gì trong suốt 5 năm qua. Và họ sẽ biết bạn đã từng ở Hoa Kỳ bất hợp lệ và sẽ không chấp thuận đơn xin Thẻ Xanh của bạn.

- Hỏi: Nếu tôi có thể tìm cách khác ở lại Mỹ hợp lệ, mẹ tôi sẽ phải làm Bảo Trợ Tài Chánh ra sao khi tôi nộp đơn xin Thẻ Xanh? Tôi không chắc mẹ tôi sẽ làm việc trong thời gian đó.

- Đáp: Mẹ của bạn sẽ tìm một người phụ bảo trợ, tốt nhất là người thân, họ hàng để giúp việc này. Vào lúc đó, nếu bạn đang ở Hoa Kỳ hợp lệ và làm việc hợp lệ, bạn có thể thỏa mãn yêu cầu của sở di trú bằng các chứng minh bạn đã tự lo cho chính mình.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

=END=

Thứ Năm, 21 Tháng Hai 2008(Xem: 46163)
"Trong những năm gần đây, mọi người đều nhận thấy một chiến dịch trục xuất những người không có quốc tịch bị phạm tội trên toàn nước Mỹ. Sự việc "mạnh dạn" này được sự cổ xúy đồng tình của giới truyền thông, và áp lực của những nhóm chống di dân lậu như "Minute Man Project", cũng như những buổi hội luận trên tinh thần bảo thủ
Thứ Năm, 14 Tháng Hai 2008(Xem: 47353)
Bản hiệp định mới đây của của chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam nói về một số người Việt Nam đang định cư ở Mỹ có thể bị trục xuất về Việt Nam nếu họ đã nhận được bản quyết định tối hậu từ cơ quan di trú Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong tuần lễ này, chúng tôi được biết rằng hiệp định trục xuất sẽ không ảnh hưởng đến một số người mà một số dư luận lầm tưởng lúc đầu.
Thứ Ba, 12 Tháng Hai 2008(Xem: 46563)
Năm Đinh Hợi 2007 vừa qua, về lãnh vực di trú, cộng đồng Việt Nam chúng ta nhận hai tin không vui: Thứ nhất, quốc hội Hoa Kỳ bàn về dự thảo luật mới, trong các vấn đề được đề nghị là sẽ hủy bỏ chính thức bốn diện bảo lãnh di dân. Và tin không vui thứ hai là bản hiệp định trục xuất vừa được chính phủ Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 01 Tháng Hai 2008(Xem: 46076)
Trong thời gian vừa qua, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ đã xôn xao trước nguồn tin hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Thông báo của Tòa Đại Sứ Mỹ nêu rõ là những người Việt Nam đến Hoa Kỳ bất hợp pháp, hoặc bị chính phủ Mỹ ra lệnh trục xuất vì vi phạm hình sự và luật di trú vào ngày 12 tháng 7 năm 1995, hoặc sau ngày này, là đối tượng bị trả về Việt Nam.
Thứ Năm, 24 Tháng Giêng 2008(Xem: 43131)
Nhiều hãng thông tấn Hoa Kỳ vừa phổ biến một bản tin quan trọng đang gây xôn xao trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Đó là hàng người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.
Thứ Năm, 17 Tháng Giêng 2008(Xem: 45745)
Theo nguyên tắc, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ có thể giữ một hồ sơ bảo lãnh bị từ chối trong một năm sau ngày phỏng vấn để cho phép đương đơn nộp bổ túc các bằng chứng được yêu cầu. Tuy nhiên, Tòa Lãnh sự thường không phải chờ đợi lâu trước khi trả hồ sơ về cho Sở di trú. Thực ra đây có thể là điều tốt.
Thứ Sáu, 11 Tháng Giêng 2008(Xem: 44833)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) đã nhận được số lượng đơn gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2007, cơ quan di trú đã nhận được gần 2 triệu 500 ngàn đơn di trú đủ mọi loại từ dân chúng. Số lượng đơn vừa kể tăng gần gấp đôi số lượng đơn di trú
Thứ Sáu, 04 Tháng Giêng 2008(Xem: 43310)
Kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2008, lệ phí nộp đơn xin chiếu khán (visa) phi-di-dân sẽ tăng từ 100 Mỹ kim lên 131 Mỹ kim; chẳng hạn như xin chiếu khán phi-di-dân đi du lịch, hoặc sang Mỹ theo diện hôn thê-hôn phu, v.v...
Thứ Sáu, 28 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 43482)
Bước kế tiếp là tìm một cơ quan lo vấn đề con nuôi có giấy phép tại Hoa Kỳ để họ có thể giúp đỡ việc nhận con nuôi đang sống ở một vùng nào đó tại Việt Nam, nơi mà qúy vị muốn nhận con nuôi. Chẳng hạn như cơ quan Orphans Overseas chỉ hướng dẫn việc nhận con nuôi ở hai tỉnh Hà Nam và Nam Định
Thứ Năm, 20 Tháng Mười Hai 2007(Xem: 44743)
Vài năm trước đây, nhiều trẻ em Việt Nam được công dân Hoa Kỳ bảo lãnh diện con nuôi, nhưng Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đã ngưng lại vì đã có những bằng chứng rõ rệt cho thấy có vấn đề tham nhũng và "mua bán trẻ em" ở Việt Nam. Đến năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam đã ký một hiệp định mới về việc bảo lãnh con nuôi