2014: Một Năm Nhìn Lại Di Dân Việt Nam

Thứ Hai, 29 Tháng Mười Hai 201419:35(Xem: 33235)
2014: Một Năm Nhìn Lại Di Dân Việt Nam

 

 

(Robert Mullins International) Theo bản báo cáo mới nhất của Ban Nghiên Cứu Quốc Hội Hoa Kỳ, Việt Nam đứng hàng thứ tư trong danh sách của những quốc gia có đông người di dân nhất đang chờ đợi để sang Hoa Kỳ theo các diện bảo lãnh thân nhân gia đình.

 

Hiện tổng cộng có 155.000 di dân đang chờ đợi duyệt xét theo diện bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên, bao gồm 6.400 con của các công dân Mỹ, 8.700 con độc thân của thường trú nhân, 64.000 con đã có gia đình của các công dân Mỹ, và 170.000 anh chị em của các công dân Hoa Kỳ.

 

Để nhìn lại một năm vấn đề di dân của người Việt Nam, chúng ta sẽ duyệt lại những thay đổi trong những điều luật di trú đã xảy ra trong năm 2014 và ảnh hưởng đến cộng đồng Việt Nam ra sao.

 

*

 

Những sự thay đổi mới nhất và quan trọng nhất đã xảy ra vào cuối tháng 11 năm 2014 khi Tổng thống Obama loan báo về Tác Động Hành Pháp của ông. Vấn đề này bao gồm:

 

- Nới thêm số tuổi của những người hợp lệ chương trình Tạm Hoãn (Thi Hành Lệnh Trục Xuất) Của Những Người Đến (Hoa Kỳ) Từ Thơ Ấu (tức Deferred Action for Childhood Arrivals, gọi tắt là DACA), bao gồm những người đến Mỹ trước 16 tuổi và hiện đang ở Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng Giêng năm 2010; tăng thời gian của chương trình DACA và giấy phép được làm việc tăng từ 2 năm đến 3 năm. Thời gian duyệt xét bắt đầu từ tháng Hai năm 2015.

 

- Cho phép cha mẹ của các công dân Mỹ và thường trú nhân từng ở Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng Giêng năm 2010 được tạm hoãn thi hành lệnh trục xuất và được quyền làm việc trong 3 năm theo chương trình Tạm Hoãn (Thi Hành Lệnh Trục Xuất) Vì Trách Nhiệm Cha Mẹ (tức Deffered Action for Parental Accountability program, gọi tắt là DAPA). Những người này phải qua kiểm tra lý lịch cá nhân. Đơn sẽ được Sở di trú chính thức nhận từ tháng Năm 2015.

 

- Mở rộng thêm lợi ích cho những người được miễn trục xuất tạm thời vì cư ngụ bất hợp pháp, bao gồm người hôn phối và các con của các thường trú nhân và các con của công dân Hoa Kỳ, và

 

- Nhẹ nhàng hơn với những đòi hỏi cần chứng minh hoàn cảnh "vô cùng khó khăn".

*

Vấn đề con nuôi: Vào tháng 9 năm 2014, sau 6 năm thương lượng, Hoa Kỳ và Việt Nam sau cùng đã thành hình một Hiệp Định Con Nuôi mới. Hiệp định con nuôi mới này được gọi là Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt và cho phép việc nhận con nuôi theo ba loại trẻ em sau đây:

 

- Trẻ em với tình trạng y tế không tốt, chẳng hạn như bị bệnh liệt kháng HIV, và những trẻ em bị tàn tật,

 

- Trẻ em ít nhất từ 5 tuổi và đến 15 tuổi,

 

- Trẻ em trong nhóm có nhiều anh em ruột, từ hai em trở lên, và ít nhất trong số này phải có em dưới 16 tuổi.

 

Sự thay đổi quan trọng thứ hai trong Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt là những em này sẽ được chọn bởi nhà nước Việt Nam. Điều này có nghĩa là các cơ quan của nhà nước Việt Nam sẽ cung cấp cho những cha mẹ muốn nhận con nuôi những thông tin về một hoặc nhiều trẻ em hợp lệ để được nhận làm con nuôi. Cha mẹ nuôi có thể chọn một trong những em này hoặc từ chối tất cả.

 

Thay đổi quan trọng thứ ba là chỉ có hai văn phòng con nuôi ở Hoa Kỳ có thể tham dự Chương Trình Con Nuôi Đặc Biệt. Hai văn phòng này là Dillon International và Holt International Children's Services. Chỉ có hai văn phòng này có thể làm việc trực tiếp với nhà nước Việt Nam trong việc duyệt xét những hồ sơ con nuôi.

 

*

 

Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA): Vào tháng 6 năm 2014, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ - một cách bất ngờ và thật đáng buồn, đã từ chối việc thay đổi Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em. Họ nói rằng vấn đề này thuộc về quốc hội. Vì thế, nhiều trẻ em trên 21 tuổi của hai diện bảo lãnh F3 và F4 phải đợi cho đến khi cha mẹ đến Hoa Kỳ và nộp đơn bảo lãnh các em theo diện F2B.

 

*

 

Liệu chúng ta có thể kỳ vọng về việc Cải Tổ Di Trú trong năm 2015 không? Đây là vấn đề thuần túy chính trị. Sẽ có sự cải tổ rõ rệt nếu các dân biểu thấy rằng điều này sẽ mang lại nhiều phiếu bầu hơn để giữ chân họ trong nghị trường. Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama chỉ là thước đo tạm thời. Để đạt được việc cải tổ di trú thực sự sẽ đòi hỏi hành động cụ thể của quốc hội.

 

Diện bảo lãnh F2A dành cho vợ-chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của các Thường trú nhân tiếp tục tiến nhanh với thời gian chờ đợi khoảng một năm rưỡi để hồ sơ đáo hạn.

 

Diện bảo lãnh F2B dành cho các con độc thân và trên 21 tuổi của các Thường trú nhân vẫn phải đợi trên 5 năm, nhưng ngày đáo hạn của diện này hiện cũng tiến rất nhanh.

 

Thống kê mới nhất cho thấy Hoa Kỳ đã thu nhận số sinh viên quốc tế du học cao nhất trong lịch sử, đã đón nhận 819,644 sinh viên chưa tốt nghiệp và sinh viên hậu đại học vào các trường đại học khắp nơi đến đất Mỹ. Sinh viên đến từ ngoại quốc đã thêm vào gần 24 tỷ Mỹ kim cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Số sinh viên du học từ Trung cộng xin học tại các trường đại học ở Hoa Kỳ đã tăng gần 235,000 người.

 

Thẻ Xanh cho người đầu tư: Số đơn chấp thuận chiếu khán EB-5 cũng tăng đáng kể, mặc dù thời gian duyệt xét lâu hơn thời gian bình thường là 13.8 tháng do Sở di trú quy định. Năm 2014 đã có 11,000 hồ sơ EB-5 nộp với sở di trú, bằng ¼ tổng số hồ sơ EB-5 từ khi chương trình được bắt đầu từ năm 1990.  Ngòai ra cũng trong năm 2014, sở di trú đã nhận 2,500 đơn xin thẻ xanh dài hạn 10 năm (I-829), và 270 đơn xin thành lập trung tâm vùng (I-924).  Sở di trú có kế họach xét 1,000 hồ sơ EB-5 một tháng kể từ đầu năm 2015.

 

Tóm lại, đến Hoa Kỳ vẫn là cách chọn lựa hàng đầu của hầu hết di dân, kể cả di dân người Việt Nam.

 

Hỏi Đáp Di Trú

 

- Hỏi: Những đương đơn hội đủ điều kiện có thể nộp đơn bây giờ dựa theo Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama không?

 

- Đáp: Tác Động Hành Pháp chưa có thể thi hành bây giờ, và Sở di trú không nhận bất cứ yêu cầu hoặc đơn trong lúc này. Nên cẩn thận những người hứa hẹn sẽ giúp đỡ qúy vị nộp đơn hoặc yêu cầu nào đó liên quan đến Tác Động Hành Pháp trước khi thành luật cụ thể. Chương trình DACA mở rộng sẽ có hiệu lực trong tháng Hai năm 2015 và chương trình DAPA có hiệu lực trong tháng Năm 2015, và những thay đổi khác sẽ được loan báo sau đó.

 

- Hỏi: Các đương đơn sẽ phải đợi bao lâu để có thể biết quyết định về đơn của họ?

 

- Đáp: Với tất cả đơn nhận trong năm 2015, Sở di trú mong muốn hoàn tất thủ tục duyệt xét vào cuối năm 2016.

 

- Hỏi: Sở di trú có sẽ cần thêm nhân sự để thực hiện những công việc mới không?

 

- Đáp: Sở di trú sẽ cần phải điều chỉnh số nhân sự của họ để có thể hoàn tất công việc mới của họ một cách hữu hiệu. Điều này có nghĩa là họ sẽ phải mướn thêm hàng ngàn nhân viên để duyệt xét đơn liên quan đến hai chương trình DACA và DAPA, cũng như giải quyết những đơn về di trú và đơn bảo lãnh khác, chẳng hạn như đơn bảo lãnh gia đình và xin thẻ xanh.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM , trên các làn sóng 1430AM, 1500AM  và 106.3FM và trên trang nhà hoặc Facebook của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388, văn phòng Rạng Mi tại Việt nam: 3914-7638  hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 115266)
Vài tháng trước đây, trong chương trình hội thoại của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International, chúng tôi đã nói về Dự thảo luật Biên giới (HR-4437). Vào thời điểm đó, dự luật này bao gồm một số điều khoản được đưa ra nhằm cắt giảm tình trạng nhập cư bất hợp pháp và tăng cường an ninh quốc gia.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120084)
Trong những buổi hội luận của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International trong thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều dịp trình bày về chủ đề du học tại Hoa Kỳ. Để có thêm nhiều thông tin khác liên quan đến diện du học lý thú này, chúng tôi xin trích dẫn một bài phỏng vấn đặc biệt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 121456)
Đương đơn muốn xin chiếu khán (visa) nghiệp vụ phải xin hẹn phỏng vấn trực tiếp. Trước hết, đương đơn phải đến ngân hàng Citibank trong khu Sun Wah Tower trên đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn, để trả 100 Mỹ kim lệ phí nộp đơn xin chiếu khán xuất cảnh và được cho biết ngày hẹn để phỏng vấn.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 117298)
Không ai ngạc nhiên về công việc rất bận rộn của Tỏa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Trong năm 2005, Tòa tổng lãnh sự đã cấp khoảng 17.000 chiếu khán (visa) cho công dân Việt Nam. Điều này có nghĩa là số đương đơn được cấp chiếu khán tại Việt Nam chiếm 10% tổng số chiếu khán di dân tại Á Châu.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 118931)
Trong một bản thông tin liên phòng của Phòng Công Dân Và Các Dịch Vụ Di Trú (gọi tắt là USCIS), ông Michael Aytes, Phụ tá Giám đốc, đã trả lời những khúc mắc về vấn đề hôn nhân được lợi dụng nhằm vi phạm các luật di trú. Những đôi vợ/chồng ở trên nước Mỹ có thể nộp mẫu đơn I-751 xin huỷ bỏ các điều kiện về tình trạng thường trú.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120625)
Năm nay, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến sớm bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2006, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2006. Những con số trên bảng quy định mới này cho thấy con số đã tăng từ 400 đến 500 Mỹ kim gần giống như năm 2005 .  
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 122762)
Trong khi có nhiều du khách ngoại quốc không thể xin chiếu khán (visa) nhập cảnh Hoa Kỳ một cách dễ dàng thì có nhiều du khách ở những quốc gia khác lại được hưởng Chương Trình Miễn Thị Thực Chiếu Khán. Vậy những người may mắn này là ai?  
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 123326)
Khi một nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ chưa hài lòng các chứng từ mà người được bảo lãnh nộp lúc phỏng vấn, họ sẽ yêu cầu phải nộp thêm các bằng chứng khác. Điều quan trọng nhất mà qúy vị cần ghi nhớ là tất cả những chứng từ được nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi phải được nộp một lần .
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 123888)
Mới đây, chúng ta đã thấy Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn ngày càng cẩn thận hơn khi cứu xét các khoản lợi tức của người bảo lãnh cho những người thân của họ muốn xin chiếu khán phi di dân. Lý do đơn giản là việc xin chiếu khán phi di dân tương đối dễ dàng hơn việc xin chiếu khán di dân. Và sau khi người du khách này đến Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 129155)
Điều này sẽ xảy ra nếu văn bản của dự thảo luật HR 4337 hiện nay trở thành đạo luật chính thức. Đây là một trong những đạo luật di trú khắt khe nhất đã được thông qua tại Hạ Viện Hoa Kỳ. Dự thảo luật này được sự chấp thuận của hầu hết các nhà làm luật của đảng Cộng Hòa và ngược lại, dự luật này bị hầu hết các dân biểu thuộc đảng Dân Chủ