Luật Di Trú Hoa Kỳ Đã Thay Đổi Ra Sao Trong Lịch Sử?

Thứ Hai, 21 Tháng Mười Hai 201510:41(Xem: 28337)
Luật Di Trú Hoa Kỳ Đã Thay Đổi Ra Sao Trong Lịch Sử?

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Noel - một lần nữa lại đến với chúng ta trong những ngày cuối năm 2015. Nhân dịp này, Ban Giám đốc Robert Mullins International và toàn thể nhân viên xin kính chúc cộng đồng người Việt một mùa Lễ Giáng Sinh và một Năm Mới an vui, hạnh phúc.

Hai trăm hai mươi lăm năm qua, vào năm 1790, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật quốc tịch đầu tiên,  hạn chế việc cấp chứng chỉ công dân Mỹ cho những người da trắng có "tư cách đạo đức tốt" từng sống ở Hoa Kỳ ít nhất hai năm.

Kể từ năm 1875, Quốc hội đã thêm một số giới hạn về di trú. Một số những giới hạn này nhằm vào người Á Châu, bắt đầu từ việc hạn chế di dân từ Trung Hoa và sau đó cấm chỉ vấn đề di dân từ hấu hết những quốc gia ở Á Châu. Ngoài ra, còn có những giới hạn về một số người Á Châu tại một vài tiểu bang. Chẳng hạn như tại tiểu bang California, người Á Châu chưa có quốc tịch Mỹ thì không được phép làm chủ đất đai.

Năm 1932, Tổng thống Roosevelt đóng cửa vấn đề di dân trong thời kỳ Đại Khủng Hoảng. Số người di dân đã tụt xuống từ 236.000 người vào năm 1929 xuống còn 23.000 người vào năm 1933.

Năm 1952, luật pháp bắt đầu cho phép cấp một số chiếu khán (visa) hạn chế cho người Á Châu. Năm 1965, Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú ra đời, thành hình một hệ thống di trú mới hoan nghênh việc đoàn tụ gia đình và những di dân có năng khiếu thay vì chỉ giới hạn số chiếu khán cho từng quốc gia. Từ năm 1965, người di dân đã tràn ngập, hầu hết là những người sinh đẻ ở Á Châu và Châu Mỹ La Tinh, nhiều hơn cả Âu Châu.

Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú cũng đã chấm dứt hệ thống di trú dựa trên nguồn gốc quốc gia. Và, cũng nhờ vào quy chế bảo lãnh gia đình theo thứ tự ưu tiên được cho vào luật di trú, nên vấn đề di dân hiện nay phần lớn là do truyền thống "di dân tiếp nối". Điều nay có nghĩa là những người di dân mới đây cũng đang sẵn sàng bảo lãnh cho thân nhân của họ.

Sau năm 1965, một số luật di trú đã chú tâm vào người tỵ nạn. Những luật này cho phép người tỵ nạn ở Đông Dương được di dân sang Hoa Kỳ, những người đã phải bỏ nước ra vì cuộc chiến khốc liệt trong thập niên 1970 và sau đó là những sắc dân khác, bao gồm người Hoa, người Nicaragua và người Haiti.

Năm 1986, Quốc hội ban hành một đạo luật quan trọng khác, đó là Đạo Luật Kiểm Soát và Cải Tổ Di Trú đã mang lại sự hợp pháp hóa cho nhiều triệu di dân bất hợp pháp, phần lớn là những di dân đến từ các nước ở Châu Mỹ La Tinh.

Năm 2012, Tổng thống Obama đã đưa ra một số tác động hành pháp, cho phép những thanh niên nam nữ đã nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn thơ ấu, có thể nộp đơn xin tạm thời miễn bị trục xuất và được phép làm việc. Trong năm 2014, tổng thống đã nới rộng chương trình này (có tên gọi là Deferred Action for Childhood Arrivals, gọi tắt là DACA - tức Chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (việc trục xuất) Những Người (đến Mỹ) Từ Thơ Ấu), và hoạch định một chương trình mới mang lại lợi ích cho một số cha/mẹ không có giấy tờ hợp pháp của công dân Mỹ và thường trú nhân. Sau đó, chương trình DACA được đề nghị nới rộng và chương trình mới (tức Deferred Action for Parents of Americans and Lawful Permanent Residents, gọi tắt là DAPA, tức chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (trục xuất) Cha Mẹ của Công Dân Mỹ và Thường Trú Nhân Hợp Pháp), nhưng hiện nay đang bị trì hoãn cho đến khi Tối Cao Pháp Viện có quyết định trong năm 2016.

Số chiếu khán di dân được giới hạn bởi Quốc hội vẫn đang giữ ở con số 700.000 cho các loại chiếu khán làm việc, đoàn tụ gia đình theo thứ tự ưu tiên và thân nhân trực hệ (bao gồm vợ chồng, cha mẹ và con độc thân dưới 21 tuổi).

Di dân bất hợp pháp được ước đoán trên 1 triệu người mỗi năm đến Hoa Kỳ vào khoảng năm 2000, nhưng sau đó đã giảm xuống chừng 500.000 người mỗi năm. Về số 11 triệu di dân bất hợp pháp hiện đang ở Hoa Kỳ, có khoảng 40% người nhập cảnh là du khách, sinh viên du học hoặc công nhân làm việc tạm thời đã ở lại Hoa Kỳ sau khi chiếu khán hết hạn.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Chúng ta có thể kỳ vọng nhìn thấy những thay đổi về luật di trú trong năm 2016 không?

- Đáp:  Tối Cao Pháp Viện sẽ loan báo quyết định về hai chương trình DACA và DAPA trong tháng 6 năm 2016.

- Hỏi: Liệu Quốc hội Hoa Kỳ có sẽ thông qua việc cải tổ di trú quan trọng nào trong năm tới không?

- Đáp: Các thành viên trong Quốc hội sẽ khó có thể cùng đồng ý về những thay đổi di trú quan trọng trong suốt năm 2016. Họ sẽ tập trung vào vấn đề bầu cử vào cuối năm 2016. Những thay đổi nếu có  sẽ chỉ xảy ra trong năm 2017.

- Hỏi: Khi chúng ta nhìn vào cuộc khủng hoảng tỵ nạn tại Trung Đông và chúng ta thấy những hành động khủng bố xảy ra ở nhiều nơi, thì liệu thế giới ngày nay có vẻ tốt hơn nếu so sánh với hàng trăm năm trước không?

- Đáp: Hàng trăm năm trước, tuổi thọ vào khoảng 35 tuổi, và số tử vong của trẻ em lên rất cao. Ngày nay, hầu hết những quốc gia trên thế giới cho biết tuổi thọ vào khoảng 75 tuổi. Vì thế, chúng ta sống thọ hơn, nhưng chất lượng sống ngày nay ra sao? Đã có rất nhiều những tiến bộ về y học và về tiêu chuẩn đời sống của con người, nhưng có nhiều quốc gia, những tiến bộ này đã không thể đạt được vì sự bất ổn định trong đời sống và thiếu những quyền căn bản tự do mà chúng ta được hưởng tại Hoa Kỳ.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

Thứ Tư, 02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 115172)
Kể từ sau năm 2002, nếu một người con còn ở lại Việt Nam vì không được hưởng quyền lợi của Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, cha mẹ sau khi qua Mỹ đã nộp đơn bảo lãnh cho người con này.
Thứ Tư, 26 Tháng Mười 2011(Xem: 121260)
Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn vừa ra thông báo cho biết việc nhận chiếu khán di dân (còn gọi là visa di dân hay thị thực di dân) đã có những thay đổi quan trọng bắt đầu từ ngày 17 tháng 10 năm 2011.
Thứ Tư, 12 Tháng Mười 2011(Xem: 112314)
Vài năm trước đây, một số hãng máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất đã kiểm tra Thẻ Xanh (tức Green Card) và Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permits) rất kỹ lưỡng trước khi cho phép các Thường Trú Nhân Hoa Kỳ nhận được thẻ lên máy bay trở về Mỹ. Trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận được những báo cáo cho biết bộ phận Kiểm Soát Thông Hành tại phi trường Tân Sơn Nhất đang thi hành những luật lệ tương tự, nhưng nghiêm ngặt hơn.
Thứ Tư, 05 Tháng Mười 2011(Xem: 111967)
Sở di trú Hoa Kỳ vừa phổ biến một thông báo nhắc nhở ngày hết hạn của một số người góa bụa của các công dân Hoa Kỳ; những người này cần nộp ngay mẫu đơn I-360, tức Đơn Dành Cho Những Người Góa Buạ, Con Lai và Người Di Dân Đặc Biệt, nếu họ đang nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân dựa trên cuộc hôn nhân của họ với người chồng là công dân Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 28 Tháng Chín 2011(Xem: 116285)
Không thay địa chỉ đúng cách có thể đưa đến việc hồ sơ bị từ chối và gây nên những phiền toái trong lãnh vực di trú. Chính phủ Hoa Kỳ đang kêu gọi các đương đơn và người bảo lãnh nên thông báo nhanh chóng cho sở di trú và Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC), cũng như Lãnh sự Hoa Kỳ nếu có những thay đổi về địa chỉ cư trú hoặc địa chỉ liên lạc. Việc nhờ các bưu điện địa phương chuyển thư đến địa chỉ mới đôi khi làm chậm trễ và không chắc chắn lắm.
Thứ Tư, 21 Tháng Chín 2011(Xem: 121555)
Ngày 1 tháng 10 năm 2011 là ngày bắt đầu trong tài khóa mới để chính phủ và dân chúng có thể thấy một số tín hiệu khả quan về ngày đáo hạn di trú. Trong năm nay, những ngày đáo hạn của tháng 10 không đến nỗi tệ. Tãt cả các diện bảo lãnh đều lên được ít nhất hai tuần lễ.
Thứ Tư, 14 Tháng Chín 2011(Xem: 134833)
Buổi lễ tái khai trương của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI) trên phố Bolsa hôm Thứ Bảy 10-9-2011 đã diễn ra trong tiếng trống múa lân tưng bừng, lời chúc mừng từ Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Lou Correa gửi tới, và những lời cảm ơn từ nhiều thế hệ di dân gốc Việt bảo lãnh đoàn tụ qua văn phòng này.
Thứ Tư, 07 Tháng Chín 2011(Xem: 121131)
Mới đây thôi, một thân chủ xưa của văn phòng Robert Mullins ghé thăm như tình thân, loan báo người con gái vừa tốt nghiệp đại học ưu hạng ở tuổi 22.
Thứ Tư, 31 Tháng Tám 2011(Xem: 128812)
Trong những tháng vừa qua đã xảy ra một vài sự nhầm lẫn tại Trung Tâm Chiếu Khán Quố Gia (tức National Visa Center - NVC) về việc điền đơn chính xác để Bảo Trợ Tài Chánh. Sự việc này đã làm chậm trễ nhiều hồ sơ tại Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.