Tối Cao Pháp Viện Phủ Quyết DACA Và DAPA Mở Rộng Của Tổng Thống Obama - Cập Nhật Chương Trình Đầu Tư EB-5

Thứ Ba, 28 Tháng Sáu 201620:36(Xem: 21037)
Tối Cao Pháp Viện Phủ Quyết DACA Và DAPA Mở Rộng Của Tổng Thống Obama - Cập Nhật Chương Trình Đầu Tư EB-5
Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International)  Vào ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã tuyên bố chính thức quyết định của họ về hai chương trình di trú DAPA và DACA Mở Rộng. Chương trình DACA Mở Rộng [tức Deferred Action for Childhood Arrivals - chương trình Tạm Hõan (Trục Xuất) Những Người Đến (Hoa Kỳ Bất Hợp Pháp) Từ Thơ Ấu] nhằm xóa bỏ số tuổi giới hạn, cho phép những đương đơn hợp lệ dù ở bất cứ tuổi nào cũng có thể nộp đơn. Chương trình DAPA [tức Deferred Action for Parents of Americans - chương trình Tạm Hõan (Trục Xuất) Những Cha Mẹ Của Công Dân Hoa Kỳ], là chương trình mới dành cho những cha mẹ là người ngọai quốc cư ngụ bất hợp pháp nhưng có con là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ.

Tiếc thay, Pháp Viện đã không ủng hộ những Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama. Vì thế, chính phủ không còn cách nào có thể thực hiện những chương trình kể trên. Bất cứ sự thay đổi nào về luật hay  chính sách về di trú sẽ phải đợi quốc hội với nhiệm kỳ kế tiếp trong năm 2017.

Xin lưu ý, các đương đơn hợp lệ chương trình DACA bình thường vẫn có thể nộp đơn nếu hội đủ những điều luật của chương trình DACA năm 2012.

Vài cập nhật về chương trình đầu tư EB-5

Ngày 14 tháng 6 năm 2016 vừa qua, một bản thông tin ngắn về di trú cho biết chương trình đầu tư trực tiếp EB-5 không hết hạn, chỉ có chương trình đầu tư Trung Tâm Vùng cần gia hạn.

Chương trình Trung Tâm Vùng sẽ hết hạn vào ngày 30 tháng 9 sắp tới. Nhiều phần quốc hội sẽ thông qua một "nghị quyết tiếp tục" cho đến ngày 15 tháng 12, và sẽ lại cho phép gia hạn đến ngày 15 tháng 3 năm 2017.

Có ba vấn đề chính cần quan tâm đến việc đầu tư vào Trung Tâm Vùng: Thứ nhất, những giới hạn tòan bộ. Thứ hai, tiền đầu tư tăng từ 500 triệu đến 800 triệu Mỹ kim, và Thứ ba, cần tìm hiểu những vùng gặp những khó khăn về công việc làm.

Văn phòng Robert Mullins International (RMI) hiện là đại diện chính thức cho một số Trung Tâm Vùng uy tín có dự án xây dựng khu thương mại, chung cư, khách sạn và trường học tại hai tiểu bang California và Florida. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa văn phòng RMI và những dự án trên đã đem lại kết quả tốt đẹp cho các thân chủ của văn phòng. Tưởng cũng nên nhắc lại, trong thời gian vừa qua, đã có vài Trung Tâm Vùng EB5 hoạt động lâu năm như Jay P. Regional Center hoặc American L. Regional Center vừa bị Ủy Ban Chứng Khoán và Hối Đoái (tức Securities and Exchange Commission) điều tra và có thể đưa đến tình trạng khai phá sản.  Việc này đã làm cho nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại, vừa không có Thẻ Xanh hoặc mất hết vốn đầu tư ban đầu.  Văn phòng RMI xin lưu ý quý vị nên thận trọng và tham khảo kỹ lưỡng trước khi có quyết định đầu tư vào một Trung Tâm Vùng.

Khi người mẹ có Thẻ Xanh và sinh con ở Việt Nam....

Nếu một đứa trẻ được sinh ra ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ và một trong cha mẹ là công dân Mỹ thì đứa con thường được chấp nhận là công dân Mỹ. Nhưng nếu cả hai che mẹ vẫn là Thường Trú Nhân thì chuyện gì sẽ xảy ra? Làm sao đứa trẻ có thể đi Mỹ được?

Nếu đứa trẻ dưới hai tuổi thì sẽ không gặp trở ngại nào hết.

Một đứa trẻ được sinh ra trong thời gian người mẹ là Thường Trú Nhân chỉ xuất ngoại trong thời gian ngắn, có thể được phép nhập cảnh Hoa Kỳ mà không cần chiếu khán (visa) di dân:

- nếu người mẹ chỉ xuất ngoại trong thời gian ngắn,

- nếu đứa trẻ nhập cảnh Hoa Kỳ dưới hai năm,

- nếu đứa trẻ đi theo cùng với người mẹ, và

- nếu đó là lần nhập cảnh lần đầu tiên trở lại Hoa Kỳ sau khi người mẹ sinh con.

Đứa trẻ không bị đòi hỏi phải có chiếu khán di dân nếu người mẹ Thường Trú Nhân chỉ ra hải ngoại trong thời gian ngắn (không ra nước ngoài tái định cư), và nếu người mẹ có Thẻ Xanh còn hiệu lực, hoặc Thẻ Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permit) còn hiệu lực, hay loại chiếu khán được trở lại nơi cư trú.

Khi công dân Hoa Kỳ có con sinh ở Việt Nam....

Khi qúy vị có con và đứa trẻ này sinh ở Việt Nam, cháu sẽ tự động được xem là công dân Hoa Kỳ nếu cha hoặc mẹ, hay cả cha mẹ là công dân Hoa Kỳ.

Qúy vị có thể nộp hồ sơ cho Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam để xin giấy chứng sinh và sổ thông hành (passport) cho con của mình. Con của qúy vị sau đó sẽ trở về Hoa Kỳ như một công dân và không cần được bảo lãnh di dân.

Một điều quan trọng mà Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đòi hỏi là thời gian ở Hoa Kỳ của người cha hoặc mẹ là công dân Hoa Kỳ. Nếu người cha là công dân Hoa Kỳ thì phải chứng minh thời gian ở Hoa Kỳ là 5 năm; và nếu người mẹ là công dân Hoa Kỳ thì thời gian đòi hỏi cư ngụ chỉ cần 3 năm mà thôi.

Thông thường, qúy vị có thể dùng hồ sơ thuế trong 5 năm để chứng minh thời gian cư ngụ ở Hoa Kỳ trước khi con của qúy vị sinh ra đời. Đôi khi, Lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi qúy vị phải xin giấy xác nhận số năm đóng thuế từ văn phòng Hành Chính An Sinh Xã Hội (tức Social Security Administration) tại tiểu bang Pennsylvania để bảo đảm sự trung thực. Ngòai ra, qúy vị cũng cần phải chứng minh về mối quan hệ vợ chồng và đứa con phải là con chung của hai người.

Nhưng nếu qúy vị không có đủ hồ sơ thuế trong 5 năm qua thì sao? Để bù vào những chứng minh đã sống ở Hoa Kỳ trong những năm không đóng thuế, hoặc những năm có đóng thuế nhưng lợi tức quá thấp (có thể bị cho là thời gian ở Hoa Kỳ quá ít trong năm đó), qúy vị có thể dùng những giấy tờ của ngân hàng, hóa đơn trả tiền điện nước, trả tiền nợ thẻ tín dụng (credit card), bảng điểm của trường học, thư của gia đình, bạn bè có bao thư đóng dấu ngày tháng của bưu điện, v.v...

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tại sao các đương đơn của chương trình DAPA không thể nhờ con có quốc tịch Hoa Kỳ bảo lãnh?

- Đáp: Cha mẹ của các công dân Mỹ này đã từng ở Hoa Kỳ bất hợp pháp một thời gian nào đó. Khi những người con công dân Mỹ này nộp đơn bảo lãnh I-130 cho cha mẹ, họ cũng sẽ phải nộp đơn xin miễn áp dụng thời gian cư trú bất hợp pháp. Điều này rất khó để được chấp thuận vì phải chứng minh tình trạng vô cùng khó khăn sẽ xảy ra cho người con công dân Mỹ nếu cha mẹ không được chấp thuận ở lại Hoa Kỳ.

- Hỏi: Tôi là một công dân Mỹ. Nếu con gái tôi dưới 18 tuổi khi đến Mỹ theo diện du học, hoặc du khách, liệu cháu sẽ được tự động trở thành công dân Mỹ khi nhập nhập cảnh hay không?

- Đáp: Luật này không áp dụng cho các em đi du học hay đi du lịch. Trong một vài điều kiện nào đó, con gái của ông có thể trở thành một công dân Hoa Kỳ sau khi nộp mẫu đơn N-600K cho sở di trú duyệt xét. Cháu phải có mặt tại Hoa Kỳ để được phỏng vấn và tuyên thệ. Và cháu phải thực hiện việc này trước 18 tuổi.

- Hỏi: Làm sao người mẹ có thể chứng minh rằng chuyến xuất ngoại của bà chỉ là tạm thời, chứ không lâu dài? Và giả thử người mẹ không thể đưa con trở lại Hoa Kỳ trong chuyến đầu tiên trở lại Mỹ sau khi sinh con, thì sẽ ra sao?

- Đáp: Nếu người mẹ chỉ xuất ngoại trong một vài tháng, việc này sẽ không mang lại rắc rối. Nhưng nếu người mẹ sống ở ngoài Hoa Kỳ hơn sáu tháng thì bà có thể phải có nhiều bằng chứng liên hệ mật thiết đến đời sống kinh tế tại Hoa Kỳ: Chẳng hạn như thuế lợi tức, các bản báo cáo dùng thẻ tín dụng và ngân hàng, chủ quyền tài sản, v.v...

Còn nếu người mẹ không thể đưa con trở lại Hoa Kỳ, thì người cha có thể đưa con đến Hoa Kỳ trong chuyến đầu tiên người cha trở lại Hoa Kỳ trong vòng hai năm kể từ khi đứa con sinh ra đời.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  Chủ Nhật từ 3:00-4:00PM trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4517)
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây. Ở một số quận của các bang phía tây, nếu tỷ lệ người da trắng miền Nam tăng lên, thì những quận đó có nhiều khả năng ủng hộ ông Donald Trump, phản đối phá thai, xây dựng nhà thờ Tin lành, nghe nhạc đồng quê và thậm chí thích gà nướng hơn pizza.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4336)
(Robert Mullins International) Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan.
Thứ Hai, 21 Tháng Tám 2023(Xem: 4419)
(Robert Mullins International) Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ. Điều này đã được quan sát thấy trong quá trình di dân của người miền Nam da trắng ở Hoa Kỳ, cũng như trong số những người di dân từ nước ngoài.
Thứ Ba, 15 Tháng Tám 2023(Xem: 4284)
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan. Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 08 Tháng Tám 2023(Xem: 4408)
(Robert Mullins International) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không? Việc sử dụng AI tiếp tục mở rộng ở các chính phủ trong và ngoài nước, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng đó không phải là giải pháp một thứ dùng được chung cho tất cả. Trên thực tế, nó có thể không hoàn toàn phù hợp với các chương trình đầu tư định cư như EB5. Thật vậy, sử dụng AI mà không chú ý đến bối cảnh có thể là một sai lầm lớn. Việc duyệt xét chương trình EB-5 tại Sở Di trú liên quan đến các quy trình rất phức tạp đối với những người duyệt xét không phải là con người. Hiện tại, AI không có khả năng xem xét tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lệ. Việc đánh giá các hồ sơ di dân là rất chủ quan và chỉ một số yêu cầu của đơn xin có thể được AI đảm trách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 2023(Xem: 5042)
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này. Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.
Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2023(Xem: 4868)
(Robert Mullins International) Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ. Sáu mươi tám phần trăm cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi trở lên được xác định là thuộc Đảng Cộng hòa, 58% cử tri gốc Việt trẻ tuổi được xác định là thuộc Đảng Dân chủ. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ lớn tuổi có chung một lịch sử di dân duy nhất mà việc này có tác động mạnh mẽ đến tình cảm chính trị của họ. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, hàng trăm ngàn người di cư cảm thấy bị đe dọa bởi chế độ Cộng sản đã chạy sang Mỹ.
Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 2023(Xem: 4660)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ. Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm: Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh. Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.
Chủ Nhật, 09 Tháng Bảy 2023(Xem: 5094)
(Robert Mullins International) Theo luật hiện hành, nếu những đương đơn xin Điều chỉnh Tình trạng (Thẻ Xanh) đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ mà không có Giấy tái nhập cảnh tạm thời (Advance Parole), Sở Di Trú coi như đơn của họ bị từ bỏ. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc và cần phải bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh từ đầu. Hơn nữa, để có được Giấy tái nhập cảnh tạm thời có thể là một quá trình khó khăn. Thời gian chờ đợi để được phê duyệt Giấy tái nhập cảnh tạm thời đã bị kéo dài lên đến 9, 10 và thậm chí là hơn 24 tháng. Chính sách này đã cản trở những đương đơn xin Điều chỉnh đi thăm người thân bị bệnh hoặc tham dự các sự kiện gia đình quan trọng ở nước ngoài. Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế.
Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu 2023(Xem: 4727)
(Robert Mullins International) Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Cục Lãnh sự cho biết Bộ Ngoại giao đã tăng cường nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cấp chiếu khán và sổ thông hành Hoa Kỳ hiện tại. Những nỗ lực đó bao gồm cho phép 30.000 đến 40.000 giờ làm thêm mỗi tháng; lưu chuyển nhân sự đến Washington, DC; và thuê thêm nhân viên thụ lý hồ sơ. Cục Lãnh sự đang yêu cầu Quốc hội gần 100 triệu Mỹ kim để lấp đầy các vị trí tuyển dụng do đại dịch gây ra và tăngthêm gần 300 vị trí mới. Bộ Ngoại giao cho biết hiện tại thời gian duyệt xét sổ thông hành thông thường là từ 10 đến 13 tuần. Cục Lãnh sự đang phải ứng phó một nhu cầu rất lớn về chiếu khán vì có rất ít chiếu khán được cấp trong thời kỳ đại dịch.