Chính Sách Đàn Áp Di Dân Của Trump: Trường Hợp Con Của Một Gia Đình Thượng Việt Nam

Chủ Nhật, 20 Tháng Tám 201723:24(Xem: 29727)
Chính Sách Đàn Áp Di Dân Của Trump: Trường Hợp Con Của Một Gia Đình Thượng Việt Nam
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Ông Trump đã tìm một số cách để tránh không phục vụ quân đội trong cuộc chiến tại Việt Nam. Đây có lẽ là lý do ông không hiểu chút nào về cảm nhận của người dân Việt Nam đã phải rời xa tổ quốc. Và cũng vì thế mà ông không hề do dự yêu cầu nhà nhà nước Việt Nam tăng tốc độ duyệt xét và nhận lại những người Việt Nam bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.

Hồ sơ người Thượng Việt Nam sau đây cho thấy hệ thống di trú Hoa Kỳ giải quyết rất nhanh, đặc biệt kể từ khi Tòa Bạch Ốc muốn có kết quả nhanh chóng, nhưng hồ sơ này cho thấy cả cơ quan Thi Hành Luật Pháp Di Trú và Thuế Quan (ICE) và ông A. Chut đều phạm phải  sai lầm.

Chính sách "cứng rắn" của Tổng thống Trump về di trú hiện nay đã ảnh hưởng đến những người Thượng Việt Nam sống trên những vùng cao nguyên đã từng sát cánh với lực lượng biệt kích Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam. A Chuh đã bị trục xuất về Việt Nam trong tháng 7 năm 2017 vừa qua mặc dù anh là con của một cựu biệt kích Thượng Việt Nam. Cha của anh, ông Tony Ngiu, nay đã 71 tuổi, từng hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Việt Nam và đã bị xử 9 năm tù trong trại tù cải tạo và lao động khổ sai. Ông đến Hoa Kỳ năm 1998 với gia đình của ông, có cả A Chuh lúc anh mới 13 tuổi.

Việc trục xuất này đã gây xúc động nhiều người vì vai trò hữu ích của người Thượng trong cuộc chiến tranh vừa qua và những bằng chứng vẫn đang tiếp diễn về chính sách ngược đãi kinh tế và chính trị đối với người Thượng ở cao nguyên. Tuy nhiên, chính phủ Hoa Kỳ hiện nay không tin rằng người Thượng trở về Việt Nam sẽ bị khủng bố. Và tại Cam Bốt trong sáu tháng qua, hơn 150 người Thượng đã bị từ chối quy chế tỵ nạn và buộc phải trở về Việt Nam vì lý do không có bằng chứng sợ hãi bị khủng bố.

Cha của A Chuh nhập tịch Hoa Kỳ năm 2003. Vào lúc đó, A Chuh đã trên 18 tuổi nên anh không thể có quy chế công dân Hoa Kỳ do sự nhập tịch của cha anh. Nhưng anh có thể và nên tự nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ. Nếu anh xin nhập tịch trước khi anh phạm bất cứ tội hình sự nào thì anh sẽ không bao giờ bị trục xuất.

Việc trục xuất A Chuh đã xảy ra ngay khi Tòa Bạch Ốc áp lực chính quyền Hà Nội vào tháng Năm 2017 vừa qua, phải giải quyết nhanh chóng sự trì trệ trục xuất những công dân Việt Nam bị phạm trọng tội tại Hoa Kỳ.

Vào tháng 6 năm 2016, A Chuh đã có lệng bị trục xuất. Lúc đó, A Chuh bị câu lưu tại trung tâm giam giữ của cơ quan ICE tại tiểu bang Georgia . Anh đã hòan tất hình phạt tù của tiểu bang về trọng tội liên quan đến việc mua bán chất gây nghiện . Anh lại không có luật sư và phải đối đáp qua màn hình video với chán án di trú Wiliam A. Cassidy.

A Chuh nói với chánh án Cassidy rằng anh sợ bị khủng bố nếu bị trả về Việt Nam, nhưng anh lại không có bằng chứng về việc này. Chánh án lại cho anh thêm thời gian để tìm một luật sư, như A Chuh lại từ chối vì anh tin chắc rằng anh sẽ có cách giải quyết khác. Nhưng chánh án lại không hề hỏi tại sao A Chuh lại sợ bị khủng bố. Trên thực tế, có vẻ như ông chánh án này không biết anh là bị đơn liên quan đến người Thượng ở miền cao nguyên và không biết anh là một công dân Việt Nam thuần túy. A Chuh không hề dùng chữ "Người Thượng ở cao nguyên" khi nói chuyện với quan tòa.

A Chuh tin vào việc những nguyên tắc của chính phủ Hoa Kỳ nói rằng những người có cơ hội bị trục xuất không bị cầm giữ dưới sáu tháng nếu không có khả năng bị trục xuất. A Chuh nghĩ rằng anh không phải lo âu gì cả. Anh đã bị cầm giữ trên sáu tháng và những hồ sơ cần thiết chưa được nhà nhà Việt Nam gửi qua.

Đây là quyết định rất xấu về phía A Chuh nhưng anh lại không có luật sư chuyên nghiệp hướng dẫn anh. Chính phủ Hoa Kỳ lại không cung cấp luật sư công cho những hồ sơ di trú liên quan đến trục xuất. Thêm vào đó, anh lại không có tiền để thuê luật sư.

Vào tháng Sáu vừa qua, nhà nước Việt Nam cấp giấy thông hành cho A Chuh và cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE) đã nhanh chóng định ngày trục xuất là 10 tháng 7 năm 2017.

Gia đình của A Chuh đã nhanh chóng thuê một luật sư nhưng đã quá trễ. Vào ngày 6 tháng 7, luật sư liên lạc với ICE để yêu cầu họ hoãn lại vì đây là lần đầu tiên họ trục xuất một người Thượng về Việt Nam. Vị luật sư đã cố gắng giải thích cho ICE biết về lý lịch của những người Thượng sống ở vùng cao nguyên Việt Nam như thế nào.

Cơ quan ICE đã từ chối yêu cầu của luật sư. Thư thông báo từ chối của ICE đã đến nơi sau nhiều ngày, dấu bưu điện ghi ngày 14 tháng 7. Nhưng vào ngày 14 tháng 7 thì A Chuh đã đến Sài Gòn và bị buộc trở về ngôi làng cũ của anh ở tỉnh Kontum. Vợ và bốn người con vẫn còn ở lại Hoa Kỳ và nhận một số trợ giúp của gia đình A Chuh.

Cơ quan ICE đã cầm giữ A Chuh gần 13 tháng. Trong thời gian ông Obama còn tại chức tổng thống, thời gian cầm giữ chỉ được tối đa 6 tháng. Không có tiền thuê luật sư, A Chuh chỉ được nhận những lời tham vấn không tốt của những người bạn đồng tù. Họ đoan chắc rằng anh sẽ không bao giờ bị trục xuất về Việt Nam vì thời gian chờ giấy tờ từ nhà nước Việt Nam quá lâu và vì lịch sử người Thượng cao nguyên của anh có thể giúp anh không bị trục xuất.

Trong cuộc nói chuyện qua điện thọai với A Chuh sau khi anh trở về Việt Nam, anh nói rằng "Khi ra tòa di trú ngày hôm đó, tôi rất hoang mang. Tôi chỉ nghĩ rằng cứ đi tới và ký giấy trục xuất vì tôi nghĩ họ sẽ thả tôi trong sáu tháng".

Nhưng hình ảnh đã khác hòan tòan khi nhân viên ICE đưa anh lên máy bay tại Atlanta, tiểu bang Georgia, để bay đến Việt Nam. A Chuh nói rằng "Tôi bảo họ: Các ông biết chứ, tôi không thể lên máy bay được. Tôi sợ mạng sống của tôi khi trở về quê hương. Họ kẹp tôi lại và kéo tôi đi. Đó là người Mỹ.... Không có một nhân viên lãnh sự Việt Nam hoặc chẳng có ai nói với tôi điều gì cả".

Trong trường hợp này, Bộ Nội An Hoa Kỳ nói rằng họ đã cam kết bảo vệ những người có nỗi lo sợ bị khủng bố thực sự. Trong suốt thời gian tiến hành việc trục xuất, người ta có nhiều cơ hội để có thể xác nhận việc bị khủng bố khi trở về quê hương. Anh A Chuh đã không thể thực hiện việc xác nhận nỗi sợ hãi bị khủng bố thực sự khi trình bày với chánh án Cassidy. Đó là lý do anh bị trục xuất.

Trở lại ngôi làng của anh ở tỉnh Kontum. A Chuh còn một người em có thể giúp anh làm ruộng ở miền cao nguyên. Nhưng anh không thể có thẻ căn cước vì anh không có hồ sơ và những giấy tờ được yêu cầu. Không có thẻ căn cước, anh không thể xin việc làm.

Trường hợp của A Chuh là một thí dụ điển hình nhất đưa đến hậu quả như đã xảy ra nếu không thể thuê một luật sư di trú kinh nghiệm khi chờ đợi bị trục xuất.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu A Chuh có luật sư đúng lúc, liệu anh có thể tránh bị trục xuất bằng cách xác nhận rằng anh sợ bị khủng bố khi trở về Việt Nam không?

- Đáp: Luật sư có thể trình bày rằng A Chuh chưa bao giờ được có cơ hội hiểu biết về tiến trình trục xuất và lẽ ra anh phải được quyền hiểu biết điều này. Tuy nhiên, anh phải có chứng minh người Thượng cao nguyên hiện nay bị khủng bố, hoặc chứng minh anh sẽ bị khủng bố vì những công việc mà cha của anh đã giúp quân đội Hoa Kỳ thời chiến tranh đã khiến ông bị cầm tù. Điều cần phải chứng minh là sự khủng bố, chứ không chỉ là bị ngược đãi về kinh tế và chính trị.

- Hỏi: Có những tổ chức nào có thể cung cấp luật sư miễn phí cho những người đang đối diện với lệnh trục xuất không?

- Đáp: Có một vài tổ chức nhưng thường họ có qúa nhiều hồ sơ để giải quyết và đòi hỏi một thời gian dài chờ đợi để có thể giúp một hồ sơ khẩn cấp.

- Hỏi: Làm sao một gia đình có thể trả tiền cho một luật sư nếu họ không có nhiều tiền?

- Đáp: Cả gia đình cần giúp đỡ lệ phí cho một luật sư. Họ có thể mượn nợ hoặc thế chấp nhà. Không thể có luật sư công cho những hồ sơ di trú liên quan đến trục xuất.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại vào Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 126994)
Đương đơn muốn xin chiếu khán (visa) nghiệp vụ phải xin hẹn phỏng vấn trực tiếp. Trước hết, đương đơn phải đến ngân hàng Citibank trong khu Sun Wah Tower trên đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn, để trả 100 Mỹ kim lệ phí nộp đơn xin chiếu khán xuất cảnh và được cho biết ngày hẹn để phỏng vấn.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 122737)
Không ai ngạc nhiên về công việc rất bận rộn của Tỏa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Trong năm 2005, Tòa tổng lãnh sự đã cấp khoảng 17.000 chiếu khán (visa) cho công dân Việt Nam. Điều này có nghĩa là số đương đơn được cấp chiếu khán tại Việt Nam chiếm 10% tổng số chiếu khán di dân tại Á Châu.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 124298)
Trong một bản thông tin liên phòng của Phòng Công Dân Và Các Dịch Vụ Di Trú (gọi tắt là USCIS), ông Michael Aytes, Phụ tá Giám đốc, đã trả lời những khúc mắc về vấn đề hôn nhân được lợi dụng nhằm vi phạm các luật di trú. Những đôi vợ/chồng ở trên nước Mỹ có thể nộp mẫu đơn I-751 xin huỷ bỏ các điều kiện về tình trạng thường trú.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 126002)
Năm nay, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến sớm bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2006, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2006. Những con số trên bảng quy định mới này cho thấy con số đã tăng từ 400 đến 500 Mỹ kim gần giống như năm 2005 .  
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 127934)
Trong khi có nhiều du khách ngoại quốc không thể xin chiếu khán (visa) nhập cảnh Hoa Kỳ một cách dễ dàng thì có nhiều du khách ở những quốc gia khác lại được hưởng Chương Trình Miễn Thị Thực Chiếu Khán. Vậy những người may mắn này là ai?  
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 128838)
Khi một nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ chưa hài lòng các chứng từ mà người được bảo lãnh nộp lúc phỏng vấn, họ sẽ yêu cầu phải nộp thêm các bằng chứng khác. Điều quan trọng nhất mà qúy vị cần ghi nhớ là tất cả những chứng từ được nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi phải được nộp một lần .
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 129148)
Mới đây, chúng ta đã thấy Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn ngày càng cẩn thận hơn khi cứu xét các khoản lợi tức của người bảo lãnh cho những người thân của họ muốn xin chiếu khán phi di dân. Lý do đơn giản là việc xin chiếu khán phi di dân tương đối dễ dàng hơn việc xin chiếu khán di dân. Và sau khi người du khách này đến Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 134607)
Điều này sẽ xảy ra nếu văn bản của dự thảo luật HR 4337 hiện nay trở thành đạo luật chính thức. Đây là một trong những đạo luật di trú khắt khe nhất đã được thông qua tại Hạ Viện Hoa Kỳ. Dự thảo luật này được sự chấp thuận của hầu hết các nhà làm luật của đảng Cộng Hòa và ngược lại, dự luật này bị hầu hết các dân biểu thuộc đảng Dân Chủ
Thứ Ba, 24 Tháng Giêng 2006(Xem: 164744)
The new K-3 Visa (spouse of Amcit) is not available yet. INS is developing the Special Petition needed for this. K-3/K-4 applicants must be beneficiaries of an unapproved I-130 and also beneficiaries of a K-3/K-4 petition filed AND approved by INS-US.
Thứ Ba, 24 Tháng Giêng 2006(Xem: 175602)
Eligibility: Spouse (V-1): Beneficiary of an I-130 visa petition filed by PRA spouse. Petition must have been filed before 22 Dec 2000, and Beneficiary must have been waiting for an interview date for at least three years. Beneficiary can file for V status even if the petition has not been approved yet by INS