Tại Sao Người Mỹ Muốn Xin Con Nuôi Từ Nước Ngoài?

Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 200600:00(Xem: 128867)
Tại Sao Người Mỹ Muốn Xin Con Nuôi Từ Nước Ngoài?

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 12-2006

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Càng ngày người Mỹ càng nhận thêm con nuôi từ nước ngoài. Năm 1989 chỉ có 8.000 trẻ từ nước ngoài được nhận vào nước Mỹ qua thủ tục xin con nuôi. Đến năm 2005, con số này đã lên tới gần 23.000 em.

Trong chương hội thoại của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu tiết mục Lá Thư Mỹ Quốc của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), phát thanh ngày 13/11/2006 vừa qua, sẽ gửi đến quí vị một số chi tiết về lý do tại sao người Mỹ muốn xin con nuôi từ nước ngoài cùng những luật lệ cũng như những phí tổn của việc xin một em bé nước ngoài về làm con nuôi.

Ngôi sao nhạc pop lừng danh thế giới của Hoa Kỳ, cô Madonna, mới đây đã xin một bé trai 1 tuổi từ Malawi, một trong những nước Phi Châu nghèo nhất thế giới và đem về Luân Đôn, nơi cô và gia đình cô cư trú, mặc dù cô đã có hai con ruột.
 
Bé trai người Malawi tên David mồ côi mẹ, cha của em là 1 nông dân. Người cha này nói là ông không thể chăm sóc nổi cho đứa con nên đã đem em cho viện mồ côi.

Cô Madonna đã tặng hàng triệu đô la để giúp các trẻ mồ côi tại Malawi, và cô chỉ muốn tạo dựng một đời sống tốt đẹp hơn cho bé, ấy thế mà cũng có người lên tiếng chỉ trích rằng tại sao lại nhận một đứa bé làm con nuôi khi cha của bé vẫn còn sống. Một số chuyên gia tâm lý và cán sự xã hội cho rằng nếu được chăm sóc đầy đủ thì một đứa trẻ sẽ phát triển tốt nhất khi được sống tại chính quê hương của em.

Thủ tục nhận bé trai David làm con nuôi vẫn chưa kết thúc. Tòa thượng thẩm ở Malawi chỉ cho phép cô Madonna và chồng cô tạm thời được quyền nuôi dưỡng bé trong 18 tháng . Trong khoảng thời gian đó , một cán sự xã hội sẽ đến thăm và theo dõi và báo cáo về cách chăm sóc và nuôi dưỡng bé David như thế nào.

Đã vậy một ủy ban gồm 67 nhóm nhân quyền tại Malawi còn tranh cãi rằng luật tại nước này thường cấm không cho người nước ngoài xin con nuôi từ Malawi. Ủy ban này đã có hành động pháp lý để đoan chắc là cô Madonna không được đối xử đặc biệt.

Cô Madonna nói rằng cô không hề được đối xử đặc biệt, và cũng có những nguời lên tiếng ủng hộ cho cô. Một trong  những người này là bà Jane Aronson, một chuyên gia có uy tín trong lãnh vực nhận con nuôi và là người đứng đầu Hiệp Hội Trẻ Mồ Côi Thế Giới. Bà cho rằng cô Madonna đang đem đến cho bé David một cuộc sống mới.
 
Nhưng không phải người Mỹ nào sang nước khác xin con nuôi cũng nổi tiếng . Có những người bình thường như ông bà Miriam và John Baxter, cư dân tại Maryland. Họ đã có 1 con gái nhưng muốn xin thêm con nuôi. Lúc đầu họ tính xin  từ  Trung Quốc nhưng rồi văn phòng cung cấp giấy tờ về những thủ tục xin con nuôi từ Trung Quốc tại thành phố New York đã đóng cửa tạm sau khi xảy ra vụ khủng bố năm 2005, thế là cặp vợ chồng này đã quay sang xin con nuôi nam Triều Tiên. Bé trai làm con nuôi cặp vợ chồng này tên là Matthew. Em được cha mẹ nuôi mang về Mỹ lúc 7 tháng tuổi. Giờ đây thì em đã lên 5.

Tại Hoa Kỳ cũng có rất nhiều trẻ có thể nhận làm con nuôi nhưng số trẻ này tuổi tương đối đã lớn ,trong số đó có  những em tật nguyền hoặc có vấn đề tâm lý. Trong khi những người xin con nuôi thường muốn nhận các em khỏe mạnh, và còn thật nhỏ chưa biết gì. Số các trẻ nhỏ sinh ra tại Hoa Kỳ cho làm con nuôi ngày càng giảm đi, vì từ năm 1973 phụ nữ Mỹ có quyền phá thai nếu họ không muốn có con, và càng ngày càng có thêm những bà mẹ độc thân giữ con để nuôi thay vì đem cho. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều người Mỹ sang nước khác xin con nuôi. Con số con nuôi từ nước ngoài đến Hoa Kỳ năm 1989 là 8 ngàn em. Năm 2005 lên tới gần 23 ngàn.

Văn phòng thống kê dân số Hoa Kỳ cho hay có đến 2,5% trẻ em tại Hoa Kỳ là con nuôi. Trong số này 13% là trẻ sinh tại nước ngoài.
 
Theo phúc trình của sở di trú thì năm 2005, số con nuôi xin từ nước ngoài vào Hoa Kỳ đến từ Trung Quốc và Nga. Năm 2005, số con nuôi xin từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ là 8.000 em. Cũng có nhiều em được xin từ Guatemala và Nam Hàn.
 
Luật lệ xin con nuôi thay đổi tùy theo từng tiểu bang tại Hoa Kỳ. Nhưng nói chung thì những ai xin con nuôi đều phải chứng minh họ có khả năng đem đến cho đứa trẻ một cuộc sống gia đình đầy đủ và êm ấm. Nhưng có khi họ phải chờ nhiều năm rồi cơ quan lo vấn đề xin con nuôi mới tìm ra cho họ được một bé.

Theo ước tính, chi phí xin con nuôi tại Hoa Kỳ trung bình khoảng gần 20.000 đô la. Nhưng một số những cha mẹ xin con nuôi còn phải trả nhiều hơn thế.  Xin con nuôi từ nước ngoài cũng rất tốn kém. Lấy thí dụ, phí tổn xin một đứa trẻ từ Nga làm con nuôi có thể lên đến hơn 30.000 đô la.
 
Có rất nhiều cơ quan giúp xin con nuôi tại Hoa Kỳ đảm nhận luôn cả việc xin con nuôi từ nước ngoài. Những trường hợp xin con nuôi dù ở trong nước hay từ nước ngoài thường phải mất nhiều thời giờ chờ đợi nhiều tháng có khi cả mấy năm trời. Những cơ quan phụ trách việc xin con nuôi và bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra một số những đòi hỏi mà người đứng xin con nuôi nước ngoài phải hội đủ. Đó là: người đứng xin  phải đầy đủ sức khỏe và có đủ điều kiện tài chính để nuôi dưỡng và chăm sóc cho đứa bé đâu vào đấy. Họ phải qua điều tra xem từ trước tới giờ có can tội hình sự hay không. Và một cán sự xã hội sẽ được phái đến để xem xét, lượng định hầu bảo đảm rằng gia đình đó sẽ là mái ấm che chở và nuôi dưỡng đứa bé cho nên người.
 
Thêm vào đó, những người đứng đơn xin con nuôi nước ngoài phải thỏa mãn đầy đủ những đòi hỏi của các cơ quan phụ trách thủ tục cũng như của chính phủ hai nước đưa ra.

Nói cụ thể, nhiều trung tâm cho con nuôi tại nước ngoài thường đòi người đứng đơn phải sang nước sở tại 2 lần. Lần thứ nhất để họ gặp và ở chơi với đứa con nuôi tương lai một thời gian. Lần thứ nhì là để hoàn tất thủ tục. Khi trở về Mỹ thì những cha mẹ nuôi này còn phải hoàn tất những giấy tờ đòi hỏi từ phía chính phủ Hoa Kỳ.
 
Một số bác sỹ tại Hoa Kỳ đã cung cấp những dịch vụ y tế đặc biệt cho các cha mẹ nuôi xin con từ nước ngoài. Họ cần được lưu ý rằng đứa con mà họ xin từ nước ngoài có thể sẽ không khỏe mạnh như bề ngoài của các em. Một thí dụ cho thấy là bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong tuần qua đã ra thông cáo lưu ý bất cứ người Mỹ nào xin con nuôi từ miền nam nước Kazakhstan nên đem đứa bé đi thử HIV, vì chính phủ nước này mới đây loan tin rằng có đến 61 trẻ sinh sống trong vùng Shimkent đã bị nhiễm vi rút gây bệnh AIDS.

Còn về vấn đề giữ gìn bản sắc và gốc gác văn hóa cho đứa trẻ xin từ nước ngoài thì mức độ là tùy cha mẹ nuôi, và đứa bé cảm thấy như thế nào khi lớn lên trong một gia đình và một môi trường khác với nơi mà các em đã ra đời là điều khó đoán biết trước.

Riêng đối với trường hợp của em Matthew  Baxter năm nay 5 tuổi chung sống với cha mẹ và người chị Mỹ trắng từ lúc mới 7 tháng thì mọi chuyện rất tốt đẹp. Bà mẹ Miriam Baxter luôn hãnh diện cho mọi người biết rằng tuy bà không sinh ra bé Matthew  da vàng  nhưng đối với bà cậu bé chẳng khác gì con ruột của bà vậy.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 12-2006

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1:   Xét đến 22-04-01 (Không thay đối)
C- Ưu tiên F2-A:  Xét đến 01-03-02 (Tăng 6 tháng)
D- Ưu tiên F2-B:  Xét đến 08-03-97 (Tăng 5 tuần)
E- Ưu tiên F3:      Xét đến 08-12-98 (Tăng 3 tuần)
F- Ưu tiên F4:      Xét đến 01-12-95 (Tăng 5 tuần)
G- Tu Sĩ-SR:      Luôn luôn hiệu lực


Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Hai, 05 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5617)
Gần đây nhiều độc giả và thân chủ văn phòng RMI-USA đã đặt nhiều thắc mắc liên quan đến các loại chiếu khán lao động, có hay không có kỹ năng, mà nguồn gốc xuất phát từ nhiều hình thức khác nhau, đã làm cho những người quan tâm phát sinh thêm nhiều thắc mắc hơn là được trả lời. Chúng tôi tổng hợp những câu hỏi tiêu biểu thành 2 phần. Phần một liên quan đến chiếu khán Lao Động EB-3 và chiếu khán doanh nhân L-1A. Phần hai về chương trình EB-5 đã được tái ủy quyền 5 năm cho đến 30/09/2027, sẽ tiếp theo vào kỳ tới.
Thứ Hai, 28 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6256)
(Robert Mullins International) Số lượng người di dân đến Hoa Kỳ hợp pháp đã giảm mạnh vào năm 2020, do đại dịch đã khoá cửa những người đang chờ đợi để nhập cảnh và điều đó làm chậm lại công việc của các quan chức Mỹ xét duyệt các yêu cầu của họ. Chỉ hơn 700,000 người mới được nhận cư trú hợp pháp trong năm tài khoá vừa qua, giảm so với hơn một triệu người đã trở thành người cư trú hợp pháp trong mỗi năm của sáu năm trước đó. Khoảng một phần bảy trong số đó là những người được cấp thường trú hợp pháp lâu dài, Khoảng 100,000 người đến từ Mexico, một tỷ lệ cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Điều đó có nghĩa là khoảng một trong bảy thường trú nhân mới là đến từ Mexico.
Thứ Hai, 21 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6091)
(Robert Mullins International) Nhân dịp Lễ Tạ Ơn, ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên văn phòng RMI-USA kính chúc toàn thể quý vị và quý quyến một mùa lễ an lành và đoàn viên với thân nhân tại Hoa Kỳ. Không có gì nghi ngờ rằng Fentanyl là một vấn đề lớn ở Hoa Kỳ. Trong thập kỷ qua, Fentanyl đã gây ra sự gia tăng số ca tử vong do dùng thuốc quá liều ở Mỹ. Năm 2021, gần 90% số ca tử vong do sử dụng quá liều thuốc giảm đau gây nghiện nhóm Opioid, là Fentanyl. Nhưng có một điều rõ ràng rằng: đó không phải là những người di dân mang Fentanyl đến Hoa Kỳ trong ba lô; hầu hết là do các công dân Hoa Kỳ và các tài xế xe tải buôn lậu nó vào nước này, thông qua các cảng nhập cảnh hợp pháp.
Thứ Hai, 14 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6409)
(Robert Mullins International) Vào ngày 31 tháng 10 năm 2022, Luật cuối của Bộ Nội An cho DACA đã có hiệu lực. Luật cuối này có nghĩa là DACA hiện được dựa trên một luật định chính thức, theo đó chương trình được bảo tồn và củng cố, mặc dù chương trình vẫn là chủ đề của các vụ kiện tụng trước tòa. Kể từ khi bắt đầu vào năm 2012, DACA đã cho phép hơn 800.000 người trẻ tuổi ở lại Hoa Kỳ với gia đình của họ. Luật cuối xác nhận rằng: • Việc tạm hoãn bị trục xuất, được phép làm việc, và thông hành tạm thời (advance parole) của người nhận DACA hiện tại sẽ tiếp tục. • DACA không phải là một dạng tình trạng hợp pháp, nhưng những người đã nhận được DACA được coi là “hiện diện hợp pháp” ở Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6089)
(Robert Mullins International) Vào ngày 19 tháng 8, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (ED) thông báo rằng họ không còn công nhận Hội đồng Kiểm định các trường Đại học và Cao đẳng độc lập (ACICS) là một cơ quan kiểm định. Điều này ngay lập tức ảnh hưởng đến hai chương trình sinh viên liên quan đến di trú: • Các chương trình học tiếng Anh, vì các chương trình này bắt buộc phải được công nhận theo Đạo luật Kiểm định các Chương trình Đào tạo Ngôn ngữ Anh; và • Sinh viên F-1 ghi danh phần mở rộng đào tạo thực hành tùy chọn (OPT) về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) 24 tháng. Luật yêu cầu họ phải sử dụng bằng cấp của một trường được công nhận, được cấp phép Chương trình dành cho sinh viên và khách trao đổi (SEVP) cho phần mở rộng STEM OPT của họ.
Chủ Nhật, 30 Tháng Mười 2022(Xem: 11826)
(Robert Mullins International) Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) đã và đang làm việc để đơn giản hóa quy trình nhập cảnh cho du khách khi đến Hoa kỳ. Do đó, họ đã quyết định loại bỏ việc cấp dấu nhập cảnh trên hộ chiếu của công dân nước ngoài khi họ đến Mỹ. Quá trình này đã bắt đầu tại một số phi cảng của Hoa Kỳ. CBP sẽ tiếp tục triển khai chương trình này tại nhiều phi cảng hơn trên cả nước. Tầm quan trọng của Mẫu I-94 Điện tử đối với Công dân Nước ngoài Du lịch đến Hoa Kỳ Trước đây, CBP đã loại bỏ yêu cầu tất cả công dân nước ngoài phải có mẫu đơn giấy I-94 thực tế (hồ sơ nhập cảnh). Do đó, hiện nay các du khách nước ngoài đến Mỹ bắt buộc phải truy cập nhanh vào phiên bản điện tử I-94 của họ mỗi khi nhập cảnh vào đất nước này. Họ phải làm như vậy để xác nhận rằng họ đã được phép nhận vào quốc gia với tình trạng nhập cư đúng đắn và chính xác ngày hết hạn.
Thứ Hai, 24 Tháng Mười 2022(Xem: 7509)
(Robert Mullins International) WASHINGTON — Sở Di trú và Nhập tịch (USCIS) hôm nay công bố Bản Hướng dẫn chính sách đã được cập nhật để làm rõ ràng và phù hợp với bản sửa đổi của Mẫu đơn N-648, Giấy chứng nhận Y tế cho các trường hợp ngoại lệ dành cho người khuyết tật. Mẫu đơn N-648 đã được rút ngắn và đơn giản hóa, đồng thời hướng dẫn cho việc Khám sức khoẻ viễn thông, tiếp tục loại bỏ các cản trở đối với đương đơn và các chuyên gia y tế. Các bản biểu mẫu sửa đổi cũng nhằm đáp ứng mục tiêu của chính quyền Tổng Thống Biden là loại bỏ các cản trở đối với các nhóm dân cư chưa được phục vụ.
Thứ Hai, 17 Tháng Mười 2022(Xem: 10178)
(Robert Mullins International) Hai năm qua rất khó khăn cho các trường hợp ưu tiên gia đình (diện F), đặc biệt là những đương đơn ở hải ngoại. Các lãnh sự quán vẫn đang vật lộn để giải quyết các công việc tồn đọng do đại dịch gây ra và ngày đáo hạn chiếu khán vẫn giữ nguyên trong hơn một năm. Ngoài ra, bất kỳ chiếu khán gia đình nào không được sử dụng trong một năm tài khoá sẽ được chuyển sang cho giới hạn hạn ngạch dựa trên việc làm trong năm tài khoá tiếp theo. Những chiếu khán gia đình chưa sử dụng đó không dành sẵn cho những đương đơn gia đình trong năm tài khoá mới bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 này. Đại dịch và các chính sách chống di dân của chính quyền trước đã hạn chế số lượng các cuộc phỏng vấn tại các lãnh sự quán trên khắp thế giới. Cũng trong thời gian đại dịch, nhiều viên chức lãnh sự đã rời cơ sở Ngoại giao của Bộ Ngoại giao. Những yếu tố này đã hạn chế khả năng của các Lãnh sự quán và Đại sứ quán Hoa Kỳ trong việc duyệt xét các trường hợp ưu tiên dựa trên gia đình.
Thứ Hai, 10 Tháng Mười 2022(Xem: 8772)
(Robert Mullins International) Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Ngoại giao cho thấy lượng di dân từ Việt Nam đã giảm đáng kể. Đây là kết quả của đại dịch và các chính sách chống nhập cư của chính quyền trước ông Biden. Tuy nhiên, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đang cố gắng hết sức để giảm lượng hồ sơ tồn đọng và duyệt xét hồ sơ nhanh nhất càng sớm càng tốt. Vẫn còn thời gian chờ đợi cho các cuộc phỏng vấn xin visa nhưng sự chờ đợi chắc chắn đang giảm xuống. • 10,450 chiếu khán định cư đã được cấp cho người Việt Nam vào năm 2021. Khoảng 6,590 chiếu khán dành cho Người thân trực hệ (diện IR), tức là vợ / chồng, cha mẹ hoặc con cái của công dân Hoa Kỳ. Và 2,860 chiếu khán đã được cấp cho những đương đơn bảo lãnh diện F.
Chủ Nhật, 02 Tháng Mười 2022(Xem: 9766)
(Robert Mullins International) Ngày 26 tháng 9: Người dân California hiện có thể nhận được thẻ ID của tiểu bang, bất kể tình trạng di trú như thế nào, theo luật do Thống đốc Gavin Newsom ký vào ngày 23 tháng 9. Thống đốc Newsom cho biết ông tự hào thông báo luật này để hỗ trợ thêm cho cộng đồng người di dân của chúng ta. Một luật đã được thông qua vào năm 2013, cho phép cư dân California có bằng lái xe, nhưng dự luật được ký vào ngày 23 tháng 9 sẽ cho phép những người không lái xe có được thẻ ID do chính phủ cấp, ngay cả khi họ không phải là người nhập cư hợp pháp. Các chính trị gia California đang gọi những thẻ ID này là "giấy thông hành để tham gia kinh tế và xã hội", cho phép các cá nhân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, nhận các phúc lợi của chính phủ và chăm sóc sức khỏe.