Biến Cố 30-4 Và Cộng Đồng Người Việt Di Dân

Thứ Năm, 26 Tháng Tư 200700:00(Xem: 114026)
Biến Cố 30-4 Và Cộng Đồng Người Việt Di Dân

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Biến cố 30 Tháng 4 lại một lần nữa đến với cộng đồng di dân người Việt Nam. Đã 32 năm, nhìn trăng nhớ quê hương, có ai quên được biến cố đau thương ấy.

Cả triệu người Việt tìm cách thoát khỏi Việt Nam, trở thành những người di dân "bất hợp pháp" đối với chế độ Cộng Sản Việt Nam, nhưng họ là những người di dân đầy lòng can đảm và tự trọng đối với các dân tộc tự do trên thế giới. Hàng trăm ngàn người Việt đã không thể đến bến bờ tự do và phải "định cư" vĩnh viễn trên biển Thái Bình.

Nhân ngày tưởng niệm biến cố 30 Tháng 4, về khía cạnh di trú của người Việt Nam, chúng ta sẽ có dịp ôn lại những trang sử di trú đặc thù của người Việt Nam. Để có cái nhìn khách quan về đề tài này, Văn Phòng Robert Mullins International xin trích lược
bài viết "Lịch Sử Di Dân Việt Nam" (The History of Vietnamese Immigration) của ông Marc Povel, được đăng tải trên diễn đàn American Immigration Law Foudation, viết lại bối cảnh tổng quát của những người Việt tha hương trên xứ lại quê người....

*

Lịch sử di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ còn rất mới mẻ. Trước năm 1975, hầu hết những Việt Nam cư ngụ tại Hoa Kỳ là vợ/chồng và con cái của các nhân viên Mỹ từng làm việc ở Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sự sụp đổ của Sài Gòn đã chấm dứt cuộc chiến Việt Nam và đưa đến một trong hai làn sóng di dân lớn lao từ Việt Nam đến Hoa Kỳ. Những người Việt Nam từng làm việc với chính phủ Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam lo sợ sự trả trù của đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn 125.000 người Việt Nam đã phải rời bỏ quê hương trong suốt mùa Xuân 1975. Họ được chở bằng máy bay hoặc trốn khỏi Việt Nam trên những chiếc tàu quân sự Mỹ và được chuyển đến các căn cứ của chính phủ Hoa Kỳ tại Guam, Thái Lan, Wake Island, Hawaii và Phi Luật Tân, trong một công tác được mệnh danh là "Chiến Dịch Đời Sống Mới". Sau đó, họ được chuyển đến bốn trung tâm tỵ nạn trong lãnh thổ Hoa Kỳ, đó là: Camp Pedleton ở tiểu bang California; căn cứ Fort Chaffee tại tiểu bang Arkansas; Căn Cứ Không Quân Eglin tại tiểu bang Florida, và căn cứ Fort Indiantown Gap tại tiểu bang Pennsylvania.

Khởi đầu, làn sóng di dânh Việt Nam không được chào đón nồng hậu bởi một số quần chúng Mỹ. Một cuộc trưng cầu ý kiến năm 1975 cho thấy khoảng 36% người Mỹ không "mặn mà" lắm với việc di dân người Việt Nam. May mắn thay, chính quyền Tổng thống Ford đã hỗ trợ việc nhập cư của di dân Việt và đã thông qua Đạo luật Di Dân và Tỵ Nạn Đông Dương 1975. Đạo luật này lập một chương trình trợ giúp tái định cư những người tỵ nạn vượt thoát khỏi Cam Bốt và Việt Nam.

Năm 1977, một làn sóng thứ hai của người tỵ nạn Việt Nam đã tái diễn từ Việt Nam. Làn sóng di dân này kéo dài cho đến giữa thập niên 1980. Làn sóng vượt biển, vượt biên lần thứ hai này là hệ quả của chính sách mới mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam áp đặt trên cả dân tộc như kinh tế, chính trị và nông nghiệp dựa trên chủ thuyết cộng sản. Các chính sách này bao gồm cả việc bắt tù "cải tạo" và hành hạ các cựu binh lính Việt Nam Cộng Hòa và những người có liên hệ mật thiết với chính quyền miền Nam, đã đưa đến việc đóng cửa các doanh nghiệp lớn của các doanh nhân Việt Nam và người Việt gốc Hoa qua chính sách tiêu diệt "tư sản mại bản", chiếm ruộng đất, cũng như cưỡng bách việc tái định cư nhiều gia đình từ thành thị đến các vùng thôn quê khô cằn sỏi đá chưa được khai hoang hoặc bị tàn phá trong thời chiến tranh. Trong suốt thời gian này, gần 2 triệu người đã trốn khỏi Việt Nam trên những con tàu nhỏ bé phải chứa quá nhiều người.

Danh từ "thuyền nhân" đã có từ đó.

Hầu hết các thuyền nhân đến nương náu tại các trại tỵ nạn ở Thái Lan, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương, Phi Luật Tân và Hồng Kông, chờ tái định ở các quốc gia khác. Để giúp đỡ tỵ nạn Việt Nam, quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo Luật Tỵ Nạn năm 1980 để giảm các điều luật hạn chế việc nhập cảnh Hoa Kỳ. Đạo Luật Tỵ Nạn năm 1980 định nghĩa quy chế người tỵ nạn, thành lập các Văn Phòng Tái Định Cư Người Tỵ Nạn, ấn định việc thu nhận 50.000 người tỵ nạn mỗi năm (ngoại từ những trường hợp khẩn cấp), và cho phép người tỵ nạn điều chỉnh diện cư trú của mình sau một năm để trở thành Thường trú nhân và sau bốn năm có thể xin nộp đơn nhập tịch Hoa Kỳ. Thêm vào đó, nhiều đạo luật cũng đã được thông qua để cho phép đưa con cái các nhân viên, binh lính Hoa Kỳ, và các cựu tù nhân "cải tạo" được tái định cư ở Hoa Kỳ. Tổng cộng, chính phủ Hoa Kỳ đã chấp nhận 531,310 người tỵ nạn và các diện tạm dung khác từ Việt Nam đến Hoa Kỳ trong thời gian từ năm 1981 đến năm 2000.

Sau khi đến Hoa Kỳ, những người di dân chân ướt chân ráo này sẽ liên hệ với một trong chín cơ quan thiện nguyện có nhiệm vụ phối hợp việc tái định cư sau cùng với những người bảo lãnh với các cộng đồng trên khắp Hoa Kỳ. Nhà thờ và các gia đình là những nơi thích hợp bảo trợ gia đình Việt Nam, cung cấp thực phẩm, quần áo và nơi ở cho người tỵ nạn đến khi họ có thể tự túc được. Những người bảo trợ cũng có trách nhiệm giúp đỡ những người di dân mới nhập cư tìm công ăn việc làm, ghi danh trường học cho con cái họ và những điều chỉnh tổng quát để hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ. Mục đích chính sách chi tiêu của chính phủ là không gây gánh nặng cho các nguồn xã hội của một thành phố đặc thù nào hay đồng hóa người Việt Nam vào xã hội càng nhanh càng tốt. Cũng như, chính phủ cũng không xem nhu cầu của người tỵ nạn là chuyện riêng của họ và xem họ khó thể hội nhập vào một xã hội xa lạ. Vào thập niên 90, khá đông người Việt Nam đã rời khỏi nơi tái định cư ngắn ngủi của họ để đoàn tụ với gia đình hay bằng hữu tại các thành phố lớn và từ đó thành lập các cộng đồng Việt Nam.

Hiện nay, khoảng 40% người Mỹ gốc Việt sống ở Orange County, tiểu cang California. Các cộng đồng người Việt khác, tương đối nhỏ hơn, được ghi nhận ở San Jose, phía Bắc tiểu bang California; Houston, tiểu bang Texas, và thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Giống như các nhóm cộng đồng di dân Mỹ gốc Á Châu khác, các cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã mang lại sức sống mới cho nhiều thành phố. Về tiếng mẹ đẻ, khoảng một triệu người nói tiếng Việt trong gia đình và trở thành ngoại ngữ được sử dụng đứng hàng thứ bảy tại Hoa Kỳ. Thống kê mới đây cho thấy trong 83% các gia đình người Mỹ gốc Việt, tiếng Việt là ngôn ngữ chính được sử dụng. Thêm vào đó, nói về người tỵ nạn, người Mỹ gốc Việt có tỷ lệ nhập tịch cao nhất trong các nhóm di dân.

Người Mỹ gốc Việt đã thích nghi với văn hóa Mỹ, tuy nhiên vẫn còn giữ nguyên vẹn các truyền thống và nguyên lý tôn giáo của họ. Đối với họ, hệ thống giá trị bao gồm mong đợi học vấn cao và tận tụy lo lắng cho gia đình. Họ đặt tầm quan trọng đặc biệt vào giáo dục, vì vậy một phần đang phát triển nhanh chóng của số người Mỹ gốc Việt định cư đã chuyển sang nắm giữ những chức vụ chuyên môn, quản lý và doanh nghiệp, đặc biệt trong lãnh vực kỹ thuật cao và ở những địa điểm như Silicon Valley.

Trong một thời gian tương đối ngắn, người Mỹ gốc Việt đã đóng góp nhiều vào xã hội Mỹ. Nhiều người đã tỏ ra rất quan tâm đến nhiệm vụ công dân. Trong nhiều thành phố ở California, kể cả Westminster và Garden Grove, người ta đã chứng kiến cảnh những người Mỹ gốc Việt phục vụ trong các văn phòng công cộng, trong khi đó có những người khác như dân biểu Trần Thái Văn đang phục vụ tận tụy trong các văn phòng tiểu bang ở California. Một người Mỹ gốc Việt có tầm cỡ khác, tận tâm trong ngành công cộng là ông John Quốc Dương, đang phục vụ dưới quyền Tổng Thống George W. Bush với chức vụ giám đốc điều hành của White House Initiative on Asian Americans and Pacific Islanders.

Tương tự, người Mỹ gốc Việt đã có tác động mạnh trên các ngành giải trí và thể thao. Anh Phan Đạt đã đoạt giải nhất của chương trình tìm kiếm nhân tài có tên là "Last Comic Standing in 2003" của NBC, trong khi anh Nguyễn Đạt là một cầu thủ chuyên nghiệp về bóng chày của hội NFL, dẫn đầu đội phòng thủ của Dallas Cowboys.

Do sự bình thường hóa gần đây của mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng như tỷ lệ tiếp tục gia tăng mạnh của sự nghèo khó ở Việt Nam, người ta tin rằng số lượng di dân Việt vào Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục với một tỷ lệ rất cao, nhất là qua chương trình đoàn tụ gia đình. Theo thống kê dân số năm 2000, hiện đang có 1.223.736 người Mỹ gốc Việt. Họ là nhóm di dân Á Châu lớn thứ năm sau các nhóm di dân Tàu, Phi Luật Tân, Ấn Độ và Đại Hàn. Tuy nhiên, các thống kê gần đây cho thấy rằng đến năm 2010, những người Mỹ gốc Việt sẽ vượt qua tất cả các nhóm Á Châu khác, ngoại trừ di dân Tàu, để trở thành nhóm dân cư Mỹ gốc Á lớn thứ nhì ở Hoa Kỳ.


Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 860AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 18 Tháng Giêng 2012(Xem: 116015)
Một số dân biểu Hoa Kỳ hay muốn làm khó những đương đơn xin chiếu khán (visa) phi di dân. Một bản nghiên cứu mới đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Di Trú sẽ giải thích tại sao họ cảm thấy như vậy.
Thứ Tư, 11 Tháng Giêng 2012(Xem: 123072)
Với dự tính thắng số phiếu của cư tri gốc Latinh mà không cần săn tay áo đôi co với Quốc hội, Tổng thống Obama đang tiến lên bằng... cửa sau để giải quyết phần nào kế hoạch cải tổ di trú mà ông đã hứa bốn năm trước nhưng chẳng làm được gì.
Thứ Tư, 04 Tháng Giêng 2012(Xem: 114601)
Thông tin đầu tiên trong đề tài hôm nay liên quan đến một loai chiếu khán (visa) mới của Gia Nã Đại. Chính phủ Gia Nã Đại hiện nay đã cung cấp loại "Chiếu Khán Thượng Hạng" (tức Super Visa"cho cha mẹ và ông bà của công dân hoặc thường trú nhân Gia Nã Đại.
Thứ Ba, 27 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 111870)
Cũng giống như năm 2010, Quốc hội đã thất bại trong việc ban hành bất cứ luật di trú nào có ý nghĩa trong năm 2011, và còn để lại một hệ thống di trú chưa hoàn chỉnh đã mang lại một số phương hướng xấu trong ngành di trú hiện nay.
Thứ Tư, 21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 104410)
Trong tiến trình bảo lãnh, đơn của những người bảo lãnh sẽ được các trung tâm di trú ở Hoa Kỳ chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và sau khi hoàn tất một số thủ tục sau cùng, Trung Tâm này sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ đến các Tòa Lãnh sự liên hệ. Những người được bảo lãnh thuộc nhiều diện khác nhau có số lượng chiếu khán (visa) giới hạn được đăng ký trong danh sách chờ đợi chiếu khán.
Thứ Tư, 14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 111427)
Nhiều cặp vợ chồng không có con đã nghĩ đến việc nhận con nuôi. Khi nghiên cứu tiến trình thực hiện điều này, họ nhận thấy rằng việc nhận con nuôi, ở Hoa Kỳ hoặc ở ngoại quốc, rất tốn kém, mất nhiều thời gian và thủ tục dễ mang lại sự thất vọng. Hơn nữa, vào thời điểm này không thể xin con nuôi ở Việt Nam.
Thứ Năm, 08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 117429)
Đạo luật H.R.3012, tức Đạo Luật Công Bằng Cho Người Di Dân Có Năng Khiếu Cao (The Fairness for High-Skilled Immigrants Act), vừa được Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua và đã được chuyển lên Thương Viện vào ngày 30/11/2011 vừa qua. Đạo luật HR 3012 sẽ tăng số chiếu khán (visa) giới hạn của mỗi quốc gia từ 7% lên 15% trong tổng số chiếu khán dành cho diện bảo lãnh gia đình.
Thứ Tư, 30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 121925)
Một nhân viên quản lý người Đức của hãng xe nổi tiếng Mercedes đã được trả tự do sau khi bị bắt vì không mang theo bằng lái xe, trong thời gian tiểu bang Alabama đang áp dụng luật mới nhắm vào những di dân bất hợp pháp.
Thứ Tư, 23 Tháng Mười Một 2011(Xem: 115991)
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có trách nhiệm quyết định số chiếu khán (visa) được cấp trong mỗi tháng, cho mỗi diện bảo lãnh, và cho từng quốc gia.
Thứ Tư, 16 Tháng Mười Một 2011(Xem: 119727)
Kể từ khi văn phòng chúng tôi tường trình về việc Tòa Án Mở Rộng Quận 5 thực hiện cởi mở hơn về Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức CSPA), đã có nhiều câu hỏi về cách nào có thể được hưởng lợi ích từ sự phán quyết của tòa này.