Cải Tổ Di Trú Năm 2007, Thay Đổi Từng Ngày....

Thứ Sáu, 01 Tháng Sáu 200700:00(Xem: 116081)
Cải Tổ Di Trú Năm 2007, Thay Đổi Từng Ngày....

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 06-2007

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Điều duy nhất mà chúng ta biết được hiện nay về những dự luật cải tổ di trú tại quốc hội là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi cho đến khi những dự luật sau cùng được trình Tổng thống phê chuẩn vào tháng Tám năm nay. Mọi viễn ảnh của các dự luật này vẫn còn đang được tranh luận, nhiều vấn đề còn gay gắt đến độ Thượng viện phải ngưng hẳn một tuần để giảm không khí căng thẳng.

Tuy nhiên, chúng ta biết chắc sẽ có 3 lãnh vực thay đổi chính yếu: Thứ nhất, việc cấp Thẻ Xanh thường trú nhân của ngoại kiều cư trú bất hợp pháp; Thứ hai là Chương trình Công nhân Tạm thời; và Thứ ba là hoàn tất việc thay đổi các diện di dân gia đình và làm việc.

Cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, và những gia đình liên hệ tại Việt Nam quan tâm rất nhiều về các diện di dân dựa trên quan hệ gia đình. Trong thời gian gần đây, Văn phòng Robert Mullins International ở Hoa Kỳ, cũng như ở Việt Nam, đã nhận được rất nhiều liên lạc hỏi thăm về sự thay đổi này; nhất là một số báo chí tại Việt Nam đã loan tải tin tức này nhưng không đầy đủ đã khiến mối lo lắng của người bên nhà lại càng gia tăng.

May mắn thay, diện bảo lãnh vợ-chồng và con cái dưới 21 tuổi của các công dân Mỹ và Thường trú nhân không bị ảnh hưởng. Theo một số thông tin cho thấy rất có thể thời gian chờ đợi có thể được hủy bỏ cho các hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và con cái dưới 21 tuổi của các Thường trú nhân nếu đạo luật thành hình cho phép diện bảo lãnh này giống như diện bảo lãnh trực hệ của những người có quốc tịch Hoa Kỳ.

Còn những đơn bảo lãnh đã được nộp tại các cơ quan di trú thì sao? Các hồ sơ bảo lãnh này có được tiếp tục duyệt xét sau khi luật thay đổi không? Một khoản đề nghị của dự luật nói rằng các hồ sơ bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và anh-chị-em sẽ không bị ảnh hưởng nếu đơn bảo lãnh của họ nộp trước ngày 1 tháng 5 năm 2005. Một dân biểu khác thì muốn ngày giới hạn sẽ là 1 tháng 7 năm 2007, nhưng một dân biểu khác đề nghị ngày 15 tháng Năm 2007, hoặc ngày hiệu lực thật sự có lẽ phải là tháng Tám 2007. Nhiều người liên quan đến ngành di trú thì cho rằng các cơ quan di trú sẽ gặp sự phản đối mạnh mẽ từ những người bảo lãnh vì thời gian hồi tố lùi lại trên hai năm là điều không hợp tình hợp lý; thêm vào đó là các khoản lệ phí đơn từ đã được các cơ quan di trú và các văn phòng tiến hành thủ tục duyệt xét chiếu khán (visa) sử dụng.

Điều chúng ta có thể thấy ngay bốn diện bảo lãnh gia đình sẽ chịu thiệt thòi là: Diện F-1 (diện cha-mẹ quốc tịch Mỹ bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi; Diện F2B (diện cha-mẹ Thường trú nhân bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi; Diện F-3 (diện cha-mẹ quốc tịch Mỹ bảo lãnh con đã lập gia đình); và Diện F-4 (anh-chị-em bảo lãnh nhau). Điều này có nghĩa là con cái trên 21 tuổi của các công dân Mỹ và Thường trú nhân, và các anh-chị-em của công dân Mỹ sẽ phải nộp đơn xin chiếu khán di dân dưới một hệ thống tính điểm mới. Chi tiết về hệ thống tính điểm này đang thay đổi hàng ngày trong các cuộc thảo luận tại quốc hội. Điều rất khó cho quốc hội có thể đi đến một giải pháp công bằng khi quyết định  các điều kiện về công việc làm, quá trình giáo dục, và khả năng thông thạo Anh ngữ.

Một số dân biểu hiểu rằng người dân diện bảo lãnh gia đình hòa nhập rất tốt tại Hoa Kỳ,  và di dân diện gia đình từng chứng tỏ sự thành công lớn lao của họ qua nhiều thế hệ. Các dân biểu nói rằng thay vì hủy bỏ các diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi, tại sao không phối hợp hệ thống tính điểm với việc cấp chiếu khán di dân diện gia đình như trước đây. Chẳng hạn như chị em của công dân Mỹ, với bằng cấp tiến sĩ sẽ được ưu tiên hơn chị em chưa có bằng trung học. Trong kế hoạch này, sự liên hệ gia đình sẽ là yêu cầu chính, nhưng người được bảo lãnh vẫn cần phải đáp ứng các đòi hỏi khác.

Bản văn sau cùng của Đạo Luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện sẽ không làm hài lòng mọi người, nhưng chúng ta vẫn hy vọng quốc hội sẽ nhớ rằng tổ tiên của họ khởi nghiệp tại Hoa Kỳ như những người di dân, và những người di dân đủ tiêu chuẩn khác hiện nay cũng xứng đáng được hưởng cơ hội này.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 06-2007

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1:   Xét đến 01-06-2001 (Tăng 2 tuần)
C- Ưu tiên F2-A:  Xét đến 22-04-2002 (Tăng 2 tuần)
D- Ưu tiên F2-B:  Xét đến 01-12-1997 (Tăng 8 tuần)
E- Ưu tiên F3:      Xét đến 15-05-1999 (Tăng 6 tuần)
F- Ưu tiên F4:      Xét đến 08-06-1996 (Tăng 3 tuần)


- Hỏi:  Dự luật của Thượng viện về những giới hạn của diện công nhân tạm thời chỉ có thể làm việc ở Hoa Kỳ 2 năm, và sau mỗi 2 năm họ phải trở về quê hương của họ 1 năm. Tại sao vậy?

- Đáp: Chưa có lý do nào được công bố. Một số dân biểu còn đề nghị rằng chỉ nên áp dụng một lần cho bốn năm, không đòi hỏi phải trở về quê hương sau mỗi 2 năm.

- Hỏi: 12,000,000 ngoại kiều sống bất hợp pháp sẽ được khoan hồng và sẽ được cấp Thẻ Xanh và Quốc Tịch, điều này có đúng không?

- Đáp: Điều này đúng. Quốc hội không còn cách nào khác để giải quyết số người này.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 2007(Xem: 111005)
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cho biết, theo ký giả Melissa Trujillo của Thông tấn AP, chính phủ Liên Bang vừa ra thông báo cho hay trong nỗ lực tạo ý nghĩa cho các kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ, những người đi thi có thể được miễn trả lời một số vấn đề lịch sử, chẳng hạn như hỏi tên quê hương của các tổng thống, nhưng các ứng viên sẽ bị thử thách bởi các câu hỏi về dự án
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 115463)
Việc Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu đơn I-864) hiện nay chỉ đòi hỏi năm thuế lợi tức mới nhất, và cách tính về số người trong gia đình cũng đã thay đổi. Tương tự, mẫu đơn mới I-864EZ dành cho những người chỉ bảo lãnh một thân nhân. Sau hết, mẫu đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 không còn cần thiết phải thị thực chữ ký nữa.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 113818)
Chính phủ Trung Quốc khẳng định người Gia Nã Đại gốc Hoa bị bắt giữ tại Bắc Kinh vì tội khủng bố thì sẽ bị xét xử theo luật pháp trong nước vì vẫn là công dân Trung Quốc. Luật  ở Việt Nam cũng qui định như vậy đối với người Việt cư ngụ ở hải ngoại. Vấn đề song tịch từng được giới ngoại giao Hoa Kỳ và Gia Nã Đại nhắc nhở
Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 118433)
Một vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp nói về những giấy tờ cần thiết khi qúy vị du lịch ở ngoài Hoa Kỳ. Có tin đòn cho rằng kể từ đàu năm 2007, qúy vị không thể du lịch ngoài Hoa Kỳ nếu không có một sổ thông hành (passport). Điều này không đúng. Và nếu tin đòn này đúng sự thật thì sẽ cản trở thường trú nhân, kiều dân chi có Thẻ Xanh, không thể du lịch nước ngoài.
Thứ Năm, 07 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 120087)
Một bản tin gây xôn xao trong lãnh vực di trú và an ninh Hoa Kỳ liên quan đến một số lượng hồ sơ di trú rất lớn bị thất lạc. Theo đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), nếu qúy vị chờ hoài mà không thấy hồ sơ qúy vị bảo lãnh thân nhân có hồi đáp nào mới... thì có thể là hồ sơ của qúy vị đã bị thất lạc.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128906)
Càng ngày người Mỹ càng nhận thêm con nuôi từ nước ngoài. Năm 1989 chỉ có 8.000 trẻ từ nước ngoài được nhận vào nước Mỹ qua thủ tục xin con nuôi. Đến năm 2005, con số này đã lên tới gần 23.000 em.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 2006(Xem: 122322)
Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo, ngày 22/11/2006, tất cả các du khách nhập cảnh Hoa Kỳ bằng đường hàng không đều phải trình sổ thông hành (passport).
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123208)
Các nhân viên diện H-1B có thể xin thay đổi chủ nhân khác nhưng chủ nhân mới phải nộp đơn mới cho nhân viên của mình.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123754)
Sau một năm nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân chính thức (có giá trị 10 năm), người mẹ hợp lệ nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128168)
Khi cơ quan di trú tái-chấp-thuận đơn bảo lãnh đã bị Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam trả về, đơn bảo lãnh này sau đó sẽ được gửi ngược về Sài Gòn để chờ đợi một cuộc phỏng vấn mới.