Bảo Trợ Tài Chánh Cho Người Di Dân

Thứ Tư, 06 Tháng Năm 200900:00(Xem: 98582)
Bảo Trợ Tài Chánh Cho Người Di Dân

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi các bằng chứng mà người di dân sẽ phải có các nguồn tài chánh thích hợp để có thể tự lo khi họ đến Hoa Kỳ. Người muốn di dân sang Hoa Kỳ phải thể hiện rằng họ sẽ không sống dựa vào trợ cấp xã hội hay những nguồn tiền khác của chính phủ sau khi đến Hoa Kỳ.

Mẫu Bảo Trợ Tài Chánh I-864 là sự cam kết pháp lý của người ký tên trên mẫu đơn này. Nếu người bảp lãnh không đủ lợi tức, các thành viên khác sống chung trong nhà có thể làm người cùng bảo trợ. Nếu tổng số lợi tức trong gia dình không đủ, người bảo lãnh có thể nhờ một người khác đồng bảo trợ. Người đồng bảo trợ phải là người không sống cùng một nhà với người bảo lãnh.

Người bảo trợ và người đồng bảo trợ phải là một công dân Hoa Kỳ hoặc là thường trú nhân, trên 18 tuổi và hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ. Những người bảo trợ tài chánh phải có lợi tức ít nhất trên 125% so với mức lợi tức nghèo đói theo chính phủ quy định mỗi năm. Mức độ lợi tức nghèo đói thay đổi tùy theo số thành viên trong một gia đình. Với mẫu đơn I-864, những người sống trong gia đình bao gồm người bảo lãnh và tất cả những người liên hệ với người bảo lãnh (hoặc người đồng bảo trợ tài chánh) như ruột thịt, liên hệ qua hôn nhân hoặc con nuôi đang sống chung trong một nhà. Lợi tức của người bảo trợ phải trên mức nghèo đói quy định về số người trong gia đình tại Hoa Kỳ, cộng với tất cả số người di dân đến từ Việt Nam.

Những người đến Hoa Kỳ theo diện thăm viếng hoặc khách du lịch hầu hết đều cần người bảo trợ tài chánh. Trong trường hợp này, mẫu đơn cần dùng là I-134 và những đòi hỏi cũng ít hơn mẫu đơn sử dụng cho người di dân. Người bảo trợ cho khách viếng thăm chỉ cần hứa sẽ cung cấp sự giúp đỡ trong thời gian khách viếng thăm Hoa Kỳ. Thực tế, điều quan trọng nhất khi nộp đơn xin viếng thăm Hoa Kỳ vẫn là sự thuyết phục Tỗng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn tin rằng đương đơn có sự ràng buộc gia đình rất mạnh mẽ và ràng buộc về tài chánh rất nhiều ở Việt Nam, để đương đơn sẽ có động lực trở về Việt Nam và không làm việc bất hợp lệ trong thời gian ở Hoa Kỳ.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Người bảo trợ tài chánh sẽ chịu trách nhiện pháp lý với người di dân bao lâu?

- Đáp: Sự cam kết của người bảo lãnh, người đồng bảo trợ không chấm dứt cho đến khi người di dân có quốc tịch Mỹ, hoặc cho đến khi người di dân làm việc đủ 40 "quarters", hoặc rời khỏi Hoa Kỳ vĩnh viễn, hoặc từ trần. Ly dị không có nghĩa sẽ chấm dứt sự cam kết.

- Hỏi: Người bảo trợ hoặc đồng bảo trợ có phải chịu trách nhiệm về chi phí y tế hay các vấn đề pháp lý không?

- Đáp: Người bảo trợ sẽ cần cung cấp tiền để mua bảo hiểm y tế nếu người di dân không được bảo hiểm ở chỗ làm việc. Người bảo trợ không chịu trách nhiệm về các khoản nợ hay các vấn đề pháp lý của người di dân.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 92637)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95758)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100789)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 97514)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96292)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 101084)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 103415)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100681)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 97029)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 102404)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).