Bảo Trợ Tài Chánh Cho Người Di Dân

Thứ Tư, 06 Tháng Năm 200900:00(Xem: 98507)
Bảo Trợ Tài Chánh Cho Người Di Dân

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi các bằng chứng mà người di dân sẽ phải có các nguồn tài chánh thích hợp để có thể tự lo khi họ đến Hoa Kỳ. Người muốn di dân sang Hoa Kỳ phải thể hiện rằng họ sẽ không sống dựa vào trợ cấp xã hội hay những nguồn tiền khác của chính phủ sau khi đến Hoa Kỳ.

Mẫu Bảo Trợ Tài Chánh I-864 là sự cam kết pháp lý của người ký tên trên mẫu đơn này. Nếu người bảp lãnh không đủ lợi tức, các thành viên khác sống chung trong nhà có thể làm người cùng bảo trợ. Nếu tổng số lợi tức trong gia dình không đủ, người bảo lãnh có thể nhờ một người khác đồng bảo trợ. Người đồng bảo trợ phải là người không sống cùng một nhà với người bảo lãnh.

Người bảo trợ và người đồng bảo trợ phải là một công dân Hoa Kỳ hoặc là thường trú nhân, trên 18 tuổi và hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ. Những người bảo trợ tài chánh phải có lợi tức ít nhất trên 125% so với mức lợi tức nghèo đói theo chính phủ quy định mỗi năm. Mức độ lợi tức nghèo đói thay đổi tùy theo số thành viên trong một gia đình. Với mẫu đơn I-864, những người sống trong gia đình bao gồm người bảo lãnh và tất cả những người liên hệ với người bảo lãnh (hoặc người đồng bảo trợ tài chánh) như ruột thịt, liên hệ qua hôn nhân hoặc con nuôi đang sống chung trong một nhà. Lợi tức của người bảo trợ phải trên mức nghèo đói quy định về số người trong gia đình tại Hoa Kỳ, cộng với tất cả số người di dân đến từ Việt Nam.

Những người đến Hoa Kỳ theo diện thăm viếng hoặc khách du lịch hầu hết đều cần người bảo trợ tài chánh. Trong trường hợp này, mẫu đơn cần dùng là I-134 và những đòi hỏi cũng ít hơn mẫu đơn sử dụng cho người di dân. Người bảo trợ cho khách viếng thăm chỉ cần hứa sẽ cung cấp sự giúp đỡ trong thời gian khách viếng thăm Hoa Kỳ. Thực tế, điều quan trọng nhất khi nộp đơn xin viếng thăm Hoa Kỳ vẫn là sự thuyết phục Tỗng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn tin rằng đương đơn có sự ràng buộc gia đình rất mạnh mẽ và ràng buộc về tài chánh rất nhiều ở Việt Nam, để đương đơn sẽ có động lực trở về Việt Nam và không làm việc bất hợp lệ trong thời gian ở Hoa Kỳ.

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Người bảo trợ tài chánh sẽ chịu trách nhiện pháp lý với người di dân bao lâu?

- Đáp: Sự cam kết của người bảo lãnh, người đồng bảo trợ không chấm dứt cho đến khi người di dân có quốc tịch Mỹ, hoặc cho đến khi người di dân làm việc đủ 40 "quarters", hoặc rời khỏi Hoa Kỳ vĩnh viễn, hoặc từ trần. Ly dị không có nghĩa sẽ chấm dứt sự cam kết.

- Hỏi: Người bảo trợ hoặc đồng bảo trợ có phải chịu trách nhiệm về chi phí y tế hay các vấn đề pháp lý không?

- Đáp: Người bảo trợ sẽ cần cung cấp tiền để mua bảo hiểm y tế nếu người di dân không được bảo hiểm ở chỗ làm việc. Người bảo trợ không chịu trách nhiệm về các khoản nợ hay các vấn đề pháp lý của người di dân.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 15 Tháng Giêng 2009(Xem: 92617)
Lời thú nhận "có tội" là con đường mà 95% những hồ sơ hình sự được định đoạt. Trong những hồ sơ mà bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, lời thú nhận có thương lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng và phải đi đến một số thay đổi làm tội nhẹ đi.
Thứ Tư, 07 Tháng Giêng 2009(Xem: 98378)
Trong chủ đề kỳ này, chúng ta sẽ nói đến hai đề tài liên quan đến các hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.
Thứ Sáu, 02 Tháng Giêng 2009(Xem: 95019)
Chiếu khán R-1 được cấp cho các nhân viên phục vụ trong lãnh vực tôn giáo. Đây là loại chiếu khán phi-di-dân, chiếu khán tạm thời.
Thứ Tư, 24 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97506)
Trong năm 2008, người ta không thấy có những tiến triển nào quan trọng trong các luật lệ về di trú toàn cầu.
Chủ Nhật, 21 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 99155)
Tại Đông Nam Á, công dân ở các nước Nhật, Brunei, Tân Gia Ba và Nam Hàn có thể sang Hoa Kỳ để du lịch hay làm công việc nào đó và cư ngụ trong 90 ngày mà không cần xin chiếu khán (visa)
Thứ Tư, 10 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97904)
Liệu có thể có một cuộc phỏng vấn thoải mái tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam không? Có thể là không, nhưng có một số điều mà đương đơn (tức người được bảo lãnh) nên ghi nhớ khi chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn.
Thứ Sáu, 05 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 104827)
Hàng năm, văn phòng chúng tôi thường nhận hai, ba câu hỏi tương tự như sau: "Tôi ở Việt Nam và có liên hệ với một cô gái, kết quả là đứa con chung của chúng tôi ra đời. Làm sao tôi có thể đưa cháu sang Hoa Kỳ?".
Thứ Tư, 26 Tháng Mười Một 2008(Xem: 99267)
Nếu bạn đã có Thẻ Xanh tạm có giá trị 2 năm, bạn cần phải nộp đơn xin Thẻ Xanh dài hạn chính thức (có giá trị 10 năm) trước khi Thẻ Xanh tạm hết hạn.
Thứ Sáu, 21 Tháng Mười Một 2008(Xem: 104693)
Đôi lúc, thính giả hoặc thân chủ của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International hỏi tại sao lại mất quá nhiều thời gian cho việc thẩm tra lý lịch người xin chiếu khán (visa) di dân hoặc xin Thẻ Xanh. Đã có một số người phải đợi trên 2 năm cho việc thẩm tra lý lịch. Tại sao vậy?
Thứ Sáu, 19 Tháng Chín 2008(Xem: 99417)
Khi là một thường trú nhân, bạn được quyền sống thường trú trên đất Mỹ và được làm việc cho hầu hết các chủ nhân.