Kháng Nghị Đơn I-751 Bị Từ Chối Rất Phức Tạp

Thứ Tư, 21 Tháng Mười 200900:00(Xem: 103188)
Kháng Nghị  Đơn I-751 Bị Từ Chối Rất Phức Tạp

Mục di trú  và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495 

Nếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ. 

Qúy vị và người hôn phối phải cùng ký tên trên đơn xin huỷ bỏ quy chế "có điều kiện" về tình trạng thườnng trú. Qúy vị phải nộp đơn trong vòng 90 ngày trước khi tình trạng thường trú kéo dài đúng hai năm. Ngày hết hạn trên Thẻ Xanh của qúy vị cũng là ngày đánh dấu năm thứ hai là thường trú nhân. Nếu qúy vị không nộp đơn xin hủy bỏ quy chế "có điều kiện" đúng thời hạn, qúy vị có thể bị mất diện thường trú có điều kiện và sẽ bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. 

Nếu một phụ nữ  chấm dứt hôn nhân với chồng, hoặc từng bị chồng đánh đập, hay bị chồng ngược đãi, bà có thể xin miễn có chữ ký của chồng trong đơn. Trong trường hợp này, bà có thể nộp đơn xin huỷ bỏ quy chế "có điều kiện" về tình trạng  thường trú bất cứ lúc nào sau khi bà trở thành một thường trú nhân "có điều kiện". 

Để có thể huỷ bỏ quy chế thường trú "có điều kiện", qúy vị phải nộp mẫu đơn I-751 cho sở di trú USCIS với những chứng từ hỗ trợ đính kèm. Những chứng từ cụ thể được nộp chung với đơn I-751 phải cho thấy qúy vị vẫn còn sống chung với người hôn phối kể từ lúc kết hôn, hoặc ít nhất kể từ ngày qúy vị đến Hoa Kỳ. Những chứng từ hỗ trợ thường là: 

1- Khai sinh của con cái chung trong hôn nhân.

2- Hợp đồng thuê hay nợ nhà cho thấy hai người cư trú chung và, hoặc đứng chung tên chủ quyền căn nhà.

3- Giấy tờ tài chánh cho thấy qúy vị cùng đứng tên sở hữu các tài sản và cùng chung trách nhiệm về mặt pháp lý. Chẳng hạn như có chung tên trên các bản báo cáo của ngân hàng, trên các bản khai thuế lợi tức hàng năm, trên các hợp đồng bảo hiểm, các hóa đơn trả tiền sử dụng các nhu cầu cần thiết trong nhà (như điện, khí đốt, nước...). Có tên chung trên những hợp đồng trả góp hàng tháng hoặc các món nợ....

4- Hai bản xác nhận có  thị thực chữ ký, của ít nhất hai nhân chứng đã từng quen biết từ khi qúy vị có quy chế thường trú "có điều kiện" và biết rõ về sự liên hệ hôn nhân của qúy vị.

5- Bản sao hôn thú. 

Nếu qúy vị không nộp hợp lệ mẫu đơn I-751 để xin hủy bỏ quy chế "có điều kiện" thường trú trong vòng 90 ngày trước khi đúng hai năm của quy chế thường trú "có điều kiện", diện thường trú nhân có điều kiện của qúy vị sẽ tự động bị hủy bỏ và sở di trú USCIS sẽ tiến hành thủ tục trục xuất. Qúy vị sẽ nhận được một thông báo từ sở di trú cho biết qúy vị đã không xin hủy bỏ quy chế có điều kiện và qúy vị cũng sẽ nhận được một Thông Báo Trình Diện trước một buổi điều trần 

Trong buổi điều trần này, qúy vị có thể xin xem xét lại và phản bác những bằng chứng bất lợi cho mình. Qúy vị có trách nhiệm chứng minh đã tuân thủ những đòi hỏi quy định (sở di trú USCIS không có trách nhiệm chứng minh rằng qúy vị đã không tuân thủ những đòi hỏi này). 

Mẫu đơn I-751 có thể nộp sau thời gian 90 ngày như ấn định nếu qúy vị có thể chứng minh có lý do chính đáng không thể nộp đơn đúng ngày. 

Nếu đơn xin hủy bỏ quy chế "có điều kiện" thường trú của qúy vị bị từ chối, bạn sẽ nhận được một thư cho biết lý do tại sao đơn bị từ chối. Sở di trú USCIS phải thông báo qúy vị về những lý do đơn I-751 bị bác bỏ, nhưng qúy vị không thể phản bác lại quyết định từ chối của sở di trú. 

Nếu Bộ Nội An bắt  đầu tiến hành thủ tục trục xuất chống lại quy chế có điều kiện sau khi từ chối đơn I-751, đương đơn có thể xin xét lại đơn với một chánh án di trú. Nếu vị chánh án di trú vẫn bác đơn, qúy vị vẫn còn có thể kháng án lên Hội Đồng Kháng Án Di Trú. 

Điều quan trọng là quý vị có thể giải quyết đúng cách khi đơn I-751 bị từ chối. Vì qúy vị có thể chỉ có một cơ hội duy nhất để xin tái xét đơn của mình và sau đó được chấp thuận. Nếu qúy vị không làm đúng cách và nhanh chóng khi đơn I-751 bị từ chối, sẽ tốn nhiều  thời gian kiện tụng và hàng ngàn mỹ kim án phí. 

Không phải lúc nào cũng có thể xin một tòa án xét lại đơn I-751 đã bị từ chối. Nó tùy thuộc vào một số điều như sau: Đương đơn phải có gắng tìm một nơi nào duyệt xét hồ sơ của mình. Tòa án ở một số nơi sẽ đồng ý làm việc này, nhưng các nơi khác thì không. Và nó cũng tùy thuộc vào đương đơn có phạm một số tội nào hay không. 

Tòa án sẽ rất quan tâm đến việc trình bày hồ sơ. Tòa có thể không có thẩm quyền phán quyết chống lại quyền của sở di trú từ chối một đơn, nhưng một số tòa án khác cảm thấy họ có thẩm quyền chấp thuận sự tranh cãi liên quan đến sự việc có thể vi phạm luật pháp hay hiến pháp Hoa Kỳ. 

Qúy vị rất cần một luật sư giàu kinh nghiệm để quyết định chính xác giải pháp nào có thể tiến hành nếu đơn I-751 bị sở di trú từ chối. Luật sư phải quen thuộc luật hiện hành và những vụ án liên hệ đến kháng án, chẳng hạn như sự từ chối của sở di trú. Luật sư cũng phải quen thuộc việc trình bày hồ sơ của qúy vị trước vị chánh án di trú.  Sau cùng, qúy vị phải hành động nhanh và mướn một người đại diện pháp lý sau khi nhận được đơn I-751 bị từ chối.

Hỏi  Đáp Di Trú

 

- Hõi 1: Tôi có  phải từ bỏ Thẻ  Xanh "có điều kiện" khi đã có đơn ly dị giữa tôi và người bảo lãnh không? 

- Đáp 2: Điều này còn tùy thuộc một số yếu tố. Nếu qúy vị có  một cuộc hôn nhân trong sáng, qúy vị có thể  tự nộp đơn theo diện người vợ bị hành hung, v.v... Qúy vị cần hiểu rõ trường hợp của mình, nếu không, qúy vị sẽ bị cho là kết hôn giả mạo, sẽ đưa đến hậu quả là bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ trong 10 năm. Nếu biết rõ mình không ở trong diện có thể tự nộp đơn, qúy vị có trách nhiệm nộp lại thẻ xanh và rời khỏi Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày hoặc phải đối diện với tiến trình bị trục xuất. 

- Hỏi 2: Tôi không có  mặt ở phiên tòa  điều trần về vấn đề trục xuất vì tôi không nhận được giấy triệu tập. Tôi phải làm sao? 

- Đáp 2: Tòa án sẽ  tiến hành vụ xử "vắng mặt" và một  án lệnh trục xuất có thể được ban hành. Qúy vị cần tham vấn ngay một luật sư chuyên về trục xuất và giàu kinh nghiệm để giúp qúy vị giải quyết hồ sơ này. 

- Hỏi 3: Tôi vừa có  một buổi điều trần về đơn I-751 nhưng nhân viên di trú không tin cuộc hôn nhân của tôi là hợp pháp. Điều gì sẽ xảy ra? 

- Đáp 3: Hồ sơ của qúy vị sẽ được chuyển đến một vị chánh án di trú và qúy vị sẽ phải chứng minh cuộc hôn nhân của mình là hợp pháp trước vị chánh án này. Hồ sơ của qúy vị nên được một luật sư chuyên về trục xuất duyệt lại để tìm hiểu nguyên nhân tại sao đơn I-751 của qúy vị bị từ chối ngay từ đầu. Đây là cơ hội cuối cùng để trình bày hồ sơ của qúy vị. Cần tiến hành thủ tục rất cẩn thận vì nếu qúy vị không thể thuyết phục vị chánh án di trú rằng cuộc hôn nhân của qúy vị là hợp pháp, qúy vị sẽ nhận được lệnh trục xuất. Các  luật sư thiếu kinh nghiệm về vấn đề trục xuất sẽ không thể giúp được vấn đề này. 

- Hỏi 4: Nguyên nhân chính nào làm cho đơn I-751 bị từ chối? 

- Đáp 4: Thiếu các bằng chứng về liên hệ vợ chồng. Thí dụ  như không có những bằng chứng sống chung, không có hồ sơ tài chính chung, không có các nhân chứng xác nhận qúy vị là vợ chồng thật sự. 

- Hỏi 5: Tôi sắp có  một buổi điều trần về đơn I-751. Tôi đã ly dị với người bảo lãnh đầu tiên nhưng tôi đã kết hôn với người chồng mới là công dân Mỹ. Chồng mới có thể bảo lãnh tôi không? 

- Đáp 5: Điều thực tế  là qúy vị đã đến Hoa Kỳ theo diện chiếu khán hôn thê (K-1). Theo luật di trú, người bảo lãnh qúy vị theo diện hôn thê sẽ phải là người cùng ký tên với qúy vị trên đơn I-751. Luật không cho phép qúy vị đổi người bảo lãnh. 

- Hỏi 6: Tôi  đã có một buổi điều trần về đơn I-751, nhưng đã hơn 6 tháng rồi tôi không nhận được quyết đînh gì hết. Tôi phải làm sao? 

- Đáp 6: Qúy vị có  thể xin một buổi hẹn trên mạng điện tử của sở di trú và đến gặp một nhân viên di trú hỏi về quyết định của họ. Nếu qúy vị đã làm việc này, bước kế tiếp là nộp  một án lệnh tại tòa án liên bang để yêu cầu chánh án ra lệnh cho sở di trú giải quyết đơn I-751 của qúy vị. 
 

Quý  độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Hai, 05 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5737)
Gần đây nhiều độc giả và thân chủ văn phòng RMI-USA đã đặt nhiều thắc mắc liên quan đến các loại chiếu khán lao động, có hay không có kỹ năng, mà nguồn gốc xuất phát từ nhiều hình thức khác nhau, đã làm cho những người quan tâm phát sinh thêm nhiều thắc mắc hơn là được trả lời. Chúng tôi tổng hợp những câu hỏi tiêu biểu thành 2 phần. Phần một liên quan đến chiếu khán Lao Động EB-3 và chiếu khán doanh nhân L-1A. Phần hai về chương trình EB-5 đã được tái ủy quyền 5 năm cho đến 30/09/2027, sẽ tiếp theo vào kỳ tới.
Thứ Hai, 28 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6362)
(Robert Mullins International) Số lượng người di dân đến Hoa Kỳ hợp pháp đã giảm mạnh vào năm 2020, do đại dịch đã khoá cửa những người đang chờ đợi để nhập cảnh và điều đó làm chậm lại công việc của các quan chức Mỹ xét duyệt các yêu cầu của họ. Chỉ hơn 700,000 người mới được nhận cư trú hợp pháp trong năm tài khoá vừa qua, giảm so với hơn một triệu người đã trở thành người cư trú hợp pháp trong mỗi năm của sáu năm trước đó. Khoảng một phần bảy trong số đó là những người được cấp thường trú hợp pháp lâu dài, Khoảng 100,000 người đến từ Mexico, một tỷ lệ cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Điều đó có nghĩa là khoảng một trong bảy thường trú nhân mới là đến từ Mexico.
Thứ Hai, 21 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6143)
(Robert Mullins International) Nhân dịp Lễ Tạ Ơn, ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên văn phòng RMI-USA kính chúc toàn thể quý vị và quý quyến một mùa lễ an lành và đoàn viên với thân nhân tại Hoa Kỳ. Không có gì nghi ngờ rằng Fentanyl là một vấn đề lớn ở Hoa Kỳ. Trong thập kỷ qua, Fentanyl đã gây ra sự gia tăng số ca tử vong do dùng thuốc quá liều ở Mỹ. Năm 2021, gần 90% số ca tử vong do sử dụng quá liều thuốc giảm đau gây nghiện nhóm Opioid, là Fentanyl. Nhưng có một điều rõ ràng rằng: đó không phải là những người di dân mang Fentanyl đến Hoa Kỳ trong ba lô; hầu hết là do các công dân Hoa Kỳ và các tài xế xe tải buôn lậu nó vào nước này, thông qua các cảng nhập cảnh hợp pháp.
Thứ Hai, 14 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6451)
(Robert Mullins International) Vào ngày 31 tháng 10 năm 2022, Luật cuối của Bộ Nội An cho DACA đã có hiệu lực. Luật cuối này có nghĩa là DACA hiện được dựa trên một luật định chính thức, theo đó chương trình được bảo tồn và củng cố, mặc dù chương trình vẫn là chủ đề của các vụ kiện tụng trước tòa. Kể từ khi bắt đầu vào năm 2012, DACA đã cho phép hơn 800.000 người trẻ tuổi ở lại Hoa Kỳ với gia đình của họ. Luật cuối xác nhận rằng: • Việc tạm hoãn bị trục xuất, được phép làm việc, và thông hành tạm thời (advance parole) của người nhận DACA hiện tại sẽ tiếp tục. • DACA không phải là một dạng tình trạng hợp pháp, nhưng những người đã nhận được DACA được coi là “hiện diện hợp pháp” ở Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6129)
(Robert Mullins International) Vào ngày 19 tháng 8, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (ED) thông báo rằng họ không còn công nhận Hội đồng Kiểm định các trường Đại học và Cao đẳng độc lập (ACICS) là một cơ quan kiểm định. Điều này ngay lập tức ảnh hưởng đến hai chương trình sinh viên liên quan đến di trú: • Các chương trình học tiếng Anh, vì các chương trình này bắt buộc phải được công nhận theo Đạo luật Kiểm định các Chương trình Đào tạo Ngôn ngữ Anh; và • Sinh viên F-1 ghi danh phần mở rộng đào tạo thực hành tùy chọn (OPT) về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) 24 tháng. Luật yêu cầu họ phải sử dụng bằng cấp của một trường được công nhận, được cấp phép Chương trình dành cho sinh viên và khách trao đổi (SEVP) cho phần mở rộng STEM OPT của họ.
Chủ Nhật, 30 Tháng Mười 2022(Xem: 11902)
(Robert Mullins International) Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) đã và đang làm việc để đơn giản hóa quy trình nhập cảnh cho du khách khi đến Hoa kỳ. Do đó, họ đã quyết định loại bỏ việc cấp dấu nhập cảnh trên hộ chiếu của công dân nước ngoài khi họ đến Mỹ. Quá trình này đã bắt đầu tại một số phi cảng của Hoa Kỳ. CBP sẽ tiếp tục triển khai chương trình này tại nhiều phi cảng hơn trên cả nước. Tầm quan trọng của Mẫu I-94 Điện tử đối với Công dân Nước ngoài Du lịch đến Hoa Kỳ Trước đây, CBP đã loại bỏ yêu cầu tất cả công dân nước ngoài phải có mẫu đơn giấy I-94 thực tế (hồ sơ nhập cảnh). Do đó, hiện nay các du khách nước ngoài đến Mỹ bắt buộc phải truy cập nhanh vào phiên bản điện tử I-94 của họ mỗi khi nhập cảnh vào đất nước này. Họ phải làm như vậy để xác nhận rằng họ đã được phép nhận vào quốc gia với tình trạng nhập cư đúng đắn và chính xác ngày hết hạn.
Thứ Hai, 24 Tháng Mười 2022(Xem: 7555)
(Robert Mullins International) WASHINGTON — Sở Di trú và Nhập tịch (USCIS) hôm nay công bố Bản Hướng dẫn chính sách đã được cập nhật để làm rõ ràng và phù hợp với bản sửa đổi của Mẫu đơn N-648, Giấy chứng nhận Y tế cho các trường hợp ngoại lệ dành cho người khuyết tật. Mẫu đơn N-648 đã được rút ngắn và đơn giản hóa, đồng thời hướng dẫn cho việc Khám sức khoẻ viễn thông, tiếp tục loại bỏ các cản trở đối với đương đơn và các chuyên gia y tế. Các bản biểu mẫu sửa đổi cũng nhằm đáp ứng mục tiêu của chính quyền Tổng Thống Biden là loại bỏ các cản trở đối với các nhóm dân cư chưa được phục vụ.
Thứ Hai, 17 Tháng Mười 2022(Xem: 10226)
(Robert Mullins International) Hai năm qua rất khó khăn cho các trường hợp ưu tiên gia đình (diện F), đặc biệt là những đương đơn ở hải ngoại. Các lãnh sự quán vẫn đang vật lộn để giải quyết các công việc tồn đọng do đại dịch gây ra và ngày đáo hạn chiếu khán vẫn giữ nguyên trong hơn một năm. Ngoài ra, bất kỳ chiếu khán gia đình nào không được sử dụng trong một năm tài khoá sẽ được chuyển sang cho giới hạn hạn ngạch dựa trên việc làm trong năm tài khoá tiếp theo. Những chiếu khán gia đình chưa sử dụng đó không dành sẵn cho những đương đơn gia đình trong năm tài khoá mới bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 này. Đại dịch và các chính sách chống di dân của chính quyền trước đã hạn chế số lượng các cuộc phỏng vấn tại các lãnh sự quán trên khắp thế giới. Cũng trong thời gian đại dịch, nhiều viên chức lãnh sự đã rời cơ sở Ngoại giao của Bộ Ngoại giao. Những yếu tố này đã hạn chế khả năng của các Lãnh sự quán và Đại sứ quán Hoa Kỳ trong việc duyệt xét các trường hợp ưu tiên dựa trên gia đình.
Thứ Hai, 10 Tháng Mười 2022(Xem: 8805)
(Robert Mullins International) Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Ngoại giao cho thấy lượng di dân từ Việt Nam đã giảm đáng kể. Đây là kết quả của đại dịch và các chính sách chống nhập cư của chính quyền trước ông Biden. Tuy nhiên, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đang cố gắng hết sức để giảm lượng hồ sơ tồn đọng và duyệt xét hồ sơ nhanh nhất càng sớm càng tốt. Vẫn còn thời gian chờ đợi cho các cuộc phỏng vấn xin visa nhưng sự chờ đợi chắc chắn đang giảm xuống. • 10,450 chiếu khán định cư đã được cấp cho người Việt Nam vào năm 2021. Khoảng 6,590 chiếu khán dành cho Người thân trực hệ (diện IR), tức là vợ / chồng, cha mẹ hoặc con cái của công dân Hoa Kỳ. Và 2,860 chiếu khán đã được cấp cho những đương đơn bảo lãnh diện F.
Chủ Nhật, 02 Tháng Mười 2022(Xem: 9814)
(Robert Mullins International) Ngày 26 tháng 9: Người dân California hiện có thể nhận được thẻ ID của tiểu bang, bất kể tình trạng di trú như thế nào, theo luật do Thống đốc Gavin Newsom ký vào ngày 23 tháng 9. Thống đốc Newsom cho biết ông tự hào thông báo luật này để hỗ trợ thêm cho cộng đồng người di dân của chúng ta. Một luật đã được thông qua vào năm 2013, cho phép cư dân California có bằng lái xe, nhưng dự luật được ký vào ngày 23 tháng 9 sẽ cho phép những người không lái xe có được thẻ ID do chính phủ cấp, ngay cả khi họ không phải là người nhập cư hợp pháp. Các chính trị gia California đang gọi những thẻ ID này là "giấy thông hành để tham gia kinh tế và xã hội", cho phép các cá nhân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, nhận các phúc lợi của chính phủ và chăm sóc sức khỏe.