Bảo Lãnh Diện Vợ Chồng LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 7-2010

Thứ Tư, 23 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 112425)
Bảo Lãnh Diện Vợ Chồng LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 7-2010
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 

Để nộp đơn xin chiếu khán (visa) cho người hôn phối, đòi hỏi căn bản đầu tiên là nộp một bản sao hôn thú. Nếu qúy vị hoặc người hôn phối của qúy vị đã từng kết hôn trước đây, qúy vị cần nộp các bản ly dị cho thấy những cuộc hôn nhân trước đây đã kết thúc hợp pháp.

 

Những vấn đề đang xảy ra trong những cuộc phỏng vấn cấp chiếu khán ở Sài Gòn đã đưa đến hai quan điểm trái ngược nhau. Qúy vị và người hôn phối của qúy vị đều biết rất rõ quan hệ hôn nhân chân thật của mình. Nhưng với quan điểm khác, nhân viên Lãnh sự đến nơi phỏng vấn với ý nghĩ tất cả hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê, hôn phu và diện vợ, chồng đều có khả năng toan tính giả mạo. Chính vì thế, điều này hoàn toàn tùy thuộc vào sự chứng minh liên hệ trong sáng của người bảo lãnh và người được bảo lãnh.

 Vì có yếu tố con người trong việc quyết định nên không thể tiên liệu kết quả cuộc phỏng vấn sẽ ra sao. Nhân viên lãnh sự có thể mệt mỏi hay nhàm chán và có thể quyết định không xem xét tất cả những bằng chứng đã được nộp. Nhân viên thông dịch Việt Nam cũng có thể mỏi mệt và có thể nhầm lẫn trong việc thông dịch những câu trả lời của người được phỏng vấn. Thêm vào đó là khu vực phỏng vấn luôn ồn ào và người được bảo lãnh thường rất căng thẳng.

 Những lý do nào thường xảy ra cho những hồ sơ bị Lãnh sự từ chối? "Liên lạc không nhiều" có thể là lý do thông thường nhất. Điều có thể là do không có nhiều hóa đơn điện thoại, hoặc email, hay hình ảnh nộp cho Lãnh sự. Cũng có thể là hai người chưa hiểu biết nhau lâu dài trước khi kết hôn. Hay cũng có thể là người bảo lãnh không có nhiều chuyến đi Việt Nam thăm người hôn phối của mình.

 

Nhưng bao nhiêu mới là "đủ"? Không có cách nào có thể tiên đoán được điều này. Nó hoàn toàn dựa vào sự "cảm nhận" của nhân viên Lãnh sự.

 

Lý do từ chối khác cũng thường xảy ra là "những hình ảnh nộp cho thấy hai người chỉ ở chung với nhau vài ngày". Điều này có nghĩa là qúy vị không nên chỉ dựa vào hình ảnh để mong hồ sơ được chấp thuận. Bạn cũng nên có biên nhận thuê khách sạn hay bản sao chứng nhận tạm trú ở điạ phương để chứng minh rằng cả hai người có nhiều thời gian ở bên nhau, hoặc chung sống với nhau, dù ngắn ngủi, sau khi kết hôn ở Việt Nam.

 Người hôn phối có thể mô tả nơi của qúy vị sống ở Hoa Kỳ không? Người hôn phối có thể kể cho nhân viên Lãnh sự tên người chủ nhân của qúy vị, tên bạn bè của qúy vị và tên những người thân của qúy vị ở Hoa Kỳ không? Người hôn phối có biết về sở thích, xe hơi, tiền lương, sinh hoạt trong đời sống của qúy vị không? Đúng, nhân viên Lãnh sự luôn kỳ vọng người được bảo lãnh phải biết tất cả về đời sống của qúy vị tại Hoa Kỳ, mặc dù người vợ, hay chồng, chưa hề ra khỏi nước Việt Nam.

 

Qúy vị có tổ chức lễ đính hôn không? Nếu không, tại sao? Bao nhiều khách tham dự tiệc cưới? Hai trăm? Ba trăm? Hầu hết nhân viên lãnh sự kỳ vọng được xem bằng chứng về một tiệc cưới rất lớn!

 

Chính vì những vấn đề gai góc kể trên, qúy vị cần tham vấn những chuyên viên đứng đắn và nhiều kinh nghiệm về lãnh vực bảo lãnh di trú, để có thể đạt được kết quả tốt đẹp nhất.

 LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 7-2010

 A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)

B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 01-04-2005 (Tăng 19 tuần)

C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 01-07-2008 (Tăng 24 tuần)

D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 01-05-2003 (Tăng 22 tuần)

E- Ưu tiên F3: Xét đến 01-09-2001 (Tăng 5 tuần)

F- Ưu tiên F4: Xét đến 01-01-2001 (Tăng 16 tuần)

G- Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

 Hỏi Đáp Di Trú:

 - Hỏi: Ngoài những giấy tờ và bằng chứng về sự liên hệ, có những yếu tố nào khác có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhân viên Lãnh sự trong cuộc phỏng vấn không?

 - Đáp: Hầu hết các đương đơn đều căng thẳng trong cuộc phỏng vấn. Điều sẽ giúp ích rất nhiều cho vợ của qúy vị là sự tự tin, thoải mái và thái độ thân thiện, để giúp cho nhân viên Lãnh sự thấy rằng cô ấy không có gì để dấu diếm và sự liên hệ vợ chồng rất trong sáng.

 

- Hỏi: Nếu Lãnh sự từ chối hồ sơ, ngay cả sau khi đã nộp thêm bằng chứng, cả hai vợ chồng có thể làm gì?

 - Đáp: Họ không nên bỏ cuộc. Hầu hết những cuộc hôn nhân chân thật sau cùng cũng đều được chấp thuận. Một lá thư khiếu nại có thể gửi cho Lãnh sự. Nếu điều này không thành công, những khiếu nại, giải thích và thêm bằng chứng có thể nộp cho Sở di trú ở Hoa Kỳ. Điều này cần thêm thời gian, nhưng nếu việc khiếu nại được thực hiện một cách chuyên nghiệp thường sẽ đưa đến thành công.

 

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134836)
Chiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 03 Tháng Mười Một 2010(Xem: 144486)
Mới đây, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư hỏi như sau: "Tôi là một sinh viên hiện đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) du học F1. Tôi muốn ở lại và nộp đơn xin Thẻ Xanh. Xin qúy vị cho biết cách tốt nhất để thực hiện điều này".
Thứ Tư, 27 Tháng Mười 2010(Xem: 129107)
Đạo Luật Di Trú Bảo Lãnh Gia Đình cho phép người thân trong gia đình kế quyền một hồ sơ bảo lãnh gia đình khi người bảo lãnh qua đời, với mục đích hoàn tất hồ sơ Bảo Trợ Tài Chánh I-864.
Thứ Tư, 20 Tháng Mười 2010(Xem: 124173)
Sở di trú Hoa Kỳ đang có một trang mới trên trang nhà điện tử, có tên là "Trung Tâm Cung Cấp Thông Tin Quốc Tịch". Qúy vị có thể vào trang nhà chính thức của Sở di trú qua địa chỉ: http://uscis.gov.
Thứ Tư, 13 Tháng Mười 2010(Xem: 119320)
Vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp tường trình sự việc Văn Phòng Chiếu Khán của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhận được rất nhiều thư than phiền từ nhiều nơi liên quan đến việc từ chối đơn xin chiếu khán (visa) diện hôn thê - hôn phu (tức diện fiancée).
Thứ Tư, 06 Tháng Mười 2010(Xem: 119369)
Trong năm 2002, các chính giới thuộc đảng Dân Chủ đã đệ trình một đạo luật có tên gọi là HR-5600, tức Đạo Luật Được Hưởng Sự Hợp Pháp Hóa và Đoàn Tụ Gia Đình. Đạo luật này sẽ cho cho phép những học sinh không có giấy tờ hợp lệ, dưới 25 tuổi, học trung học, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân.
Thứ Tư, 29 Tháng Chín 2010(Xem: 119031)
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa điều chỉnh một số luật lệ liên quan đến sự rối loạn về tinh thần hay thể chất có thể cản trở một người được cấp chiếu khán (visa) vào Hoa Kỳ. Những sự thay đổi luật lệ này nhằm vào tình trạng rối loạn tinh thần hay thể chất với hành vị gây nguy hại, và nhằm vào tình trạng rối loạn vì lạm dụng hóa chất.
Thứ Tư, 22 Tháng Chín 2010(Xem: 122724)
Nếu một đứa trẻ được sinh ra ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ và một trong cha mẹ là công dân Mỹ thì đứa con thường được chấp nhận là công dân Mỹ. Nhưng nếu cả hai che mẹ vẫn là Thường Trú Nhân thì chuyện gì sẽ xảy ra? Làm sao đứa trẻ có thể đi Mỹ được?
Thứ Tư, 15 Tháng Chín 2010(Xem: 118897)
- Gồm công dân của các nước Việt Nam, Phi Luật Tân, Cam Bốt, Mã Lai, Nam Dương và Nhật Bản
Thứ Tư, 08 Tháng Chín 2010(Xem: 137164)
Những cuộc bầu cử sắp diễn ra trong tháng 11 năm nay và một trong những vấn đề sẽ được các ứng cử viên bàn thảo đó là quyền của những đứa trẻ sinh ở Mỹ đương nhiên là công dân Hoa Kỳ.