Vấn Đề Bảo Lãnh Con Trưởng Thành

Thứ Tư, 30 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 114980)
Vấn Đề Bảo Lãnh Con Trưởng Thành
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 

Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh con đã ở tuổi trưởng thành (trên 21 tuổi), còn độc thân hoặc đã lập gia đình. Một thường trú nhân có thể bảo lãnh con trưởng thành còn độc thân.

 Tất cả hồ sơ của cha mẹ bảo lãnh con đòi hỏi một giấy tờ căn bản nhất đó là giấy khai sinh của người con cho thấy có tên của cha mẹ. Nếu việc đăng ký khai sinh trễ xảy ra, các bằng chứng thứ hai sẽ cần nộp, kèm theo một giấy xác nhận của chính quyền địa phương cho biết lý do việc đăng ký khai sinh bị chậm trễ.

 Nếu một người cha công dân Mỹ bảo lãnh một người con ngoại hôn (tức người cha và người mẹ của người con chưa bao giờ làm giấy hôn thú), và nếu người con không được hợp thức hóa trước 18 tuổi, người cha phải cung cấp bằng chứng cho thấy quan hệ cha con thật sự hiện hữu giữa người cha và người con trước khi người con 21 tuổi. Đây có thể bao gồm các bằng chứng đã sống chung với con, hỗ trợ con, hoặc phải cho thấy sự liên tục quan tâm của người cha trong sự phúc lợi của con.

 Một công dân Mỹ có thể bảo lãnh con chưa lập gia đình. "Chưa lập gia đình" có nghĩa là "chưa từng kết hôn", hoặc "đã kết hôn và đã ly dị". Những người con đã lập gia đình có thời gian chờ đợi lâu hơn các con còn độc thân, thường phải chờ lâu hơn 4 năm. Chính vì lý do này, một số người được bảo lãnh đã xin ly dị, trở thành độc thân, để có thể rút ngắn thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, điều này sẽ ngay tức khắc gây nên sự chú ý và nhân viên lãnh sự thường nghi vấn về việc ly dị này.

 Một thường trú nhân có thể bảo lãnh con trưởng thành chưa lập gia đình, với thời gian chờ đợi khoảng từ 5 đến 7 năm. Nếu người bảo lãnh không trở thành công dân Mỹ và nếu người con kết hôn trong thời gian chờ đợi, đơn bảo lãnh sẽ tự động bị hủy bỏ. Con đã lập gia đình sẽ phải chờ cho đến khi người bảo lãnh trở thành công dân Mỹ và nộp đơn bảo lãnh mới.

 Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh con đã kế hôn và gia đình của người con này. Vấn đề của hầu hết hồ sơ thuộc diện này là một số trẻ em trong gia đình có thể lên 21 tuổi trước khi có thể nộp đơn xin chiếu khán (visa). Nếu điều này xảy ra, Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có thể giúp.

 

Hỏi Đáp Di Trú

 

- Hỏi: Nếu người cha muốn bảo lãnh con ngoại hôn, liệu ông ta có thể chỉ cần thử quan hệ di truyền huyết thống (DNA) để chứng minh về sự liên hệ cha-con?

 - Đáp: Vấn đề không đơn giản như vậy. Sở di trú đòi hỏi nhiều hơn bằng chứng liên hệ huyết thống. Họ cũng yêu cầu bằng chứng về sự liên hệ cha-con thật sự. Các bằng chứng có thể bao gồm thư tín liên lạc, hình ảnh, biên nhận gửi tiền cho con, bằng chứng các cuộc thăm viếng con cái, và tên của người cha trên khai sinh của con và trên hồ sơ trường học.

 

- Hỏi: Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA) có thể giúp các cháu nội ngoại của người bảo lãnh ra sao khi các cháu lên 21 tuổi?

 - Đáp: Trong nhiều trường hợp, số tuổi có thể được giảm theo thời gian hồ sơ bảo lãnh chờ duyệt xét ở sở di trú trước khi được chấp thuận. Thí dụ, nếu sở di trú mất 3 hay 4 năm để duyệt xét đơn bảo lãnh, thì thời gian này có thể được trừ vào tuổi của đứa trẻ.

 

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 06 Tháng Tư 2011(Xem: 130403)
Đối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện.
Thứ Tư, 30 Tháng Ba 2011(Xem: 128480)
Mỗi loại chiếu khán (visa) đều có mục đích riêng biệt. Chiếu khán di dân được cấp để cho phép người di dân được quyền ở lại nước Mỹ thường xuyên.
Thứ Tư, 23 Tháng Ba 2011(Xem: 138435)
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, Văn phòng Di Trú của chính phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng nhận đơn và sẽ chính thức đóng cửa Văn phòng Di Trú vào ngày 31 tháng 3 năm 2011.
Thứ Năm, 17 Tháng Ba 2011(Xem: 125122)
Trong chủ đề di trú hôm nay, chúng ta sẽ nói về một bài viết đặc biệt của Giáo sư Vivek Wadhwa, hiện là giảng sư các trường đại học nổi tiếng tại UC-Berkeley, Harvard Law School, Duke University and Emory University.
Thứ Tư, 09 Tháng Ba 2011(Xem: 137222)
Trong bất cứ hồ sơ xin chiếu khán (visa) phi-di-dân bị từ chối, các nhân viên Lãnh sự được yêu cầu cấp cho đương đơn một "Giấy Ghi Nhận Sự Từ Chối". Nhiều sự từ chối cấp chiếu khán này dựa trên điều luật 221(g) của Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú.
Thứ Bảy, 05 Tháng Ba 2011(Xem: 134139)
Thẻ mới trông giống như Thẻ Được Phép Làm Việc hiện nay nhưng sẽ có thêm dòng chữ "Dùng như Giấy I-512 Tạm Dung".
Thứ Năm, 24 Tháng Hai 2011(Xem: 125499)
Người di dân thường sống trong hoàn cảnh đặc biệt không thể tự vệ vì nhiều người không nói tiếng Anh giỏi, và thường sống xa gia đình và bạn bè thân thiết, và họ có thể không hiểu biết nhiều về luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 16 Tháng Hai 2011(Xem: 133239)
Nhiều thính giả và độc giả của Văn phòng Robert Mullins International luôn theo dõi rất sát thời gian các loại chiếu khán di dân đến ngày đáo hạn. Thời gian đáo hạn chiếu khán đã gia tăng khá nhanh trong suốt năm 2010, nhưng cũng đã trở lui rất nhanh từ tháng Giêng năm 2011.
Thứ Tư, 09 Tháng Hai 2011(Xem: 141075)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Chủ Nhật, 30 Tháng Giêng 2011(Xem: 142974)
Việc ban hành luật di trú tai Quốc Hội trong năm 2010 đã chấm trong sự thất vọng. Đạo luật Ước Mơ từng được Hạ Viện thông qua khá sít sao thì bị Thượng viện bác bỏ vì không đủ 60 số phiếu cần thiết. Đạo luật cải tổ di trú đã không được đưa ra bầu bán lần nào trong năm ngoái.