Vấn Đề Bảo Lãnh Con Trưởng Thành

Thứ Tư, 30 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 115120)
Vấn Đề Bảo Lãnh Con Trưởng Thành
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 

Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh con đã ở tuổi trưởng thành (trên 21 tuổi), còn độc thân hoặc đã lập gia đình. Một thường trú nhân có thể bảo lãnh con trưởng thành còn độc thân.

 Tất cả hồ sơ của cha mẹ bảo lãnh con đòi hỏi một giấy tờ căn bản nhất đó là giấy khai sinh của người con cho thấy có tên của cha mẹ. Nếu việc đăng ký khai sinh trễ xảy ra, các bằng chứng thứ hai sẽ cần nộp, kèm theo một giấy xác nhận của chính quyền địa phương cho biết lý do việc đăng ký khai sinh bị chậm trễ.

 Nếu một người cha công dân Mỹ bảo lãnh một người con ngoại hôn (tức người cha và người mẹ của người con chưa bao giờ làm giấy hôn thú), và nếu người con không được hợp thức hóa trước 18 tuổi, người cha phải cung cấp bằng chứng cho thấy quan hệ cha con thật sự hiện hữu giữa người cha và người con trước khi người con 21 tuổi. Đây có thể bao gồm các bằng chứng đã sống chung với con, hỗ trợ con, hoặc phải cho thấy sự liên tục quan tâm của người cha trong sự phúc lợi của con.

 Một công dân Mỹ có thể bảo lãnh con chưa lập gia đình. "Chưa lập gia đình" có nghĩa là "chưa từng kết hôn", hoặc "đã kết hôn và đã ly dị". Những người con đã lập gia đình có thời gian chờ đợi lâu hơn các con còn độc thân, thường phải chờ lâu hơn 4 năm. Chính vì lý do này, một số người được bảo lãnh đã xin ly dị, trở thành độc thân, để có thể rút ngắn thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, điều này sẽ ngay tức khắc gây nên sự chú ý và nhân viên lãnh sự thường nghi vấn về việc ly dị này.

 Một thường trú nhân có thể bảo lãnh con trưởng thành chưa lập gia đình, với thời gian chờ đợi khoảng từ 5 đến 7 năm. Nếu người bảo lãnh không trở thành công dân Mỹ và nếu người con kết hôn trong thời gian chờ đợi, đơn bảo lãnh sẽ tự động bị hủy bỏ. Con đã lập gia đình sẽ phải chờ cho đến khi người bảo lãnh trở thành công dân Mỹ và nộp đơn bảo lãnh mới.

 Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh con đã kế hôn và gia đình của người con này. Vấn đề của hầu hết hồ sơ thuộc diện này là một số trẻ em trong gia đình có thể lên 21 tuổi trước khi có thể nộp đơn xin chiếu khán (visa). Nếu điều này xảy ra, Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có thể giúp.

 

Hỏi Đáp Di Trú

 

- Hỏi: Nếu người cha muốn bảo lãnh con ngoại hôn, liệu ông ta có thể chỉ cần thử quan hệ di truyền huyết thống (DNA) để chứng minh về sự liên hệ cha-con?

 - Đáp: Vấn đề không đơn giản như vậy. Sở di trú đòi hỏi nhiều hơn bằng chứng liên hệ huyết thống. Họ cũng yêu cầu bằng chứng về sự liên hệ cha-con thật sự. Các bằng chứng có thể bao gồm thư tín liên lạc, hình ảnh, biên nhận gửi tiền cho con, bằng chứng các cuộc thăm viếng con cái, và tên của người cha trên khai sinh của con và trên hồ sơ trường học.

 

- Hỏi: Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA) có thể giúp các cháu nội ngoại của người bảo lãnh ra sao khi các cháu lên 21 tuổi?

 - Đáp: Trong nhiều trường hợp, số tuổi có thể được giảm theo thời gian hồ sơ bảo lãnh chờ duyệt xét ở sở di trú trước khi được chấp thuận. Thí dụ, nếu sở di trú mất 3 hay 4 năm để duyệt xét đơn bảo lãnh, thì thời gian này có thể được trừ vào tuổi của đứa trẻ.

 

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 2007(Xem: 111005)
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cho biết, theo ký giả Melissa Trujillo của Thông tấn AP, chính phủ Liên Bang vừa ra thông báo cho hay trong nỗ lực tạo ý nghĩa cho các kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ, những người đi thi có thể được miễn trả lời một số vấn đề lịch sử, chẳng hạn như hỏi tên quê hương của các tổng thống, nhưng các ứng viên sẽ bị thử thách bởi các câu hỏi về dự án
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 115463)
Việc Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu đơn I-864) hiện nay chỉ đòi hỏi năm thuế lợi tức mới nhất, và cách tính về số người trong gia đình cũng đã thay đổi. Tương tự, mẫu đơn mới I-864EZ dành cho những người chỉ bảo lãnh một thân nhân. Sau hết, mẫu đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 không còn cần thiết phải thị thực chữ ký nữa.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 113818)
Chính phủ Trung Quốc khẳng định người Gia Nã Đại gốc Hoa bị bắt giữ tại Bắc Kinh vì tội khủng bố thì sẽ bị xét xử theo luật pháp trong nước vì vẫn là công dân Trung Quốc. Luật  ở Việt Nam cũng qui định như vậy đối với người Việt cư ngụ ở hải ngoại. Vấn đề song tịch từng được giới ngoại giao Hoa Kỳ và Gia Nã Đại nhắc nhở
Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 118433)
Một vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp nói về những giấy tờ cần thiết khi qúy vị du lịch ở ngoài Hoa Kỳ. Có tin đòn cho rằng kể từ đàu năm 2007, qúy vị không thể du lịch ngoài Hoa Kỳ nếu không có một sổ thông hành (passport). Điều này không đúng. Và nếu tin đòn này đúng sự thật thì sẽ cản trở thường trú nhân, kiều dân chi có Thẻ Xanh, không thể du lịch nước ngoài.
Thứ Năm, 07 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 120087)
Một bản tin gây xôn xao trong lãnh vực di trú và an ninh Hoa Kỳ liên quan đến một số lượng hồ sơ di trú rất lớn bị thất lạc. Theo đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), nếu qúy vị chờ hoài mà không thấy hồ sơ qúy vị bảo lãnh thân nhân có hồi đáp nào mới... thì có thể là hồ sơ của qúy vị đã bị thất lạc.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128906)
Càng ngày người Mỹ càng nhận thêm con nuôi từ nước ngoài. Năm 1989 chỉ có 8.000 trẻ từ nước ngoài được nhận vào nước Mỹ qua thủ tục xin con nuôi. Đến năm 2005, con số này đã lên tới gần 23.000 em.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 2006(Xem: 122322)
Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo, ngày 22/11/2006, tất cả các du khách nhập cảnh Hoa Kỳ bằng đường hàng không đều phải trình sổ thông hành (passport).
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123208)
Các nhân viên diện H-1B có thể xin thay đổi chủ nhân khác nhưng chủ nhân mới phải nộp đơn mới cho nhân viên của mình.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123754)
Sau một năm nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân chính thức (có giá trị 10 năm), người mẹ hợp lệ nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128168)
Khi cơ quan di trú tái-chấp-thuận đơn bảo lãnh đã bị Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam trả về, đơn bảo lãnh này sau đó sẽ được gửi ngược về Sài Gòn để chờ đợi một cuộc phỏng vấn mới.