Không Nên Tạo Cơ Hội Mất Quy Chế Thường Trú Nhân

Thứ Sáu, 06 Tháng Tư 201200:00(Xem: 118569)
Không Nên Tạo Cơ Hội Mất Quy Chế Thường Trú Nhân
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tuyến trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.
 
Trong tuần vừa qua, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư của một phụ nữ Việt Nam không hiểu rõ về Thẻ Xanh được sử dụng ra sao! Dường như bà nghĩ rằng Thẻ Xanh Thường trú nhân được sử dụng cho vấn đề du lịch hơn là quy chế thường trú ở Hoa Kỳ.

Sau một vài tháng di dân sang Mỹ, bà đã đi Việt Nam và ở lại sáu tháng. Sau đó bà trở về Hoa Kỳ và ở đúng một tháng, và lại đi Việt Nam. Người thân của bà hỏi văn phòng chúng tôi rằng Sở di trú sẽ làm gì nếu bà tiếp tục dành qúa nhiều thì giờ sống ở Việt Nam.

Văn phòng chúng tôi đã góp ý với bà rằng Sở di trú Hoa Kỳ sẽ tìm hiểu ý định của bà. Họ sẽ đưa ra quyết định về việc nếu bà thực sự muốn trở thành một Thường trú nhân tại Hoa Kỳ hay bà chỉ muốn dùng Thẻ Xanh như một phương tiện di chuyển hơn là phải nộp đơn xin chiếu khán du lịch nhiều lần. Nếu bà thường xuyên vắng mặt ở Hoa kỳ, Sở di trú có thể quyết định rằng quy chế thường trú nhân của bà có thể bị hủy bỏ.

Người thân của bà cũng hỏi văn phòng chúng tôi nếu bà muốn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-Entry Permit) để có thể ở lại Việt Nam trên một năm. Chúng tôi đã góp ý rằng Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh cho phép Thường trú nhân sống ở ngoài Hoa Kỳ trên một năm, nhưng phải dưới hai năm. Nhưng điều quan trọng cần ghi nhớ là mỗi lần Thường trú nhân trở lại Hoa Kỳ sau một thời gian dài ở ngoại quốc, Sở di trú có quyền chất vấn ý định của người này và cũng có quyền thu lại Thẻ Xanh.

Sở di trú có thể đưa ra hình phạt ngay cả cho những lần vắng mặt trên 6 tháng nếu họ cảm thấy rằng Thường trú nhân này không có ý định sống thường xuyên tại Hoa Kỳ, và Sở di trú có thể cho phép những người vắng mặt trên một năm được tái nhập cảnh nếu họ có lý do vắng mặt hợp lý.

Giấy Phép Tái Nhập Cảnh không thể xin cấp lại hoặc gia hạn khi Thường trú nhân đang ở ngoại quốc. Sau hai năm ở nước ngoài, phải xin lại giấy mới và đơn xin phải nộp khi người này đang ở Hoa Kỳ.

Liệu sự vắng mặt thường xuyên của bà có ảnh hưởng đến việc bà nộp đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ không? Để nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn phải sống 5 năm ở Hoa Kỳ. Một số thời gian vắng mặt được chấp thuận, nhưng thông thường bất cứ thời gian ở nước ngoài trên 6 tháng sẽ bị trừ vào thời gian cư trú 5 năm theo quy định.

Đối với những người du lịch thường xuyên, điều quan trọng nhất là họ có thể chứng minh cho Sở di trú biết ý định chắc chắn của mình là sẽ giữ quy chế Thường trú nhân. Một trong những thể hiện cụ thể là nên giới hạn những chuyến xuất ngoại trên 6 tháng cho một chuyến đi. Những bằng chứng khác cũng là điều quan trọng mà Thường trú nhân cần có, chẳng hạn như chương mục ngân hàng ở Hoa Kỳ, thẻ tín dụng, bằng lái xe, các loại bảo hiểm, và bằng chứng mua bất động sản hoặc hợp đồng thuê nhà. Nói tóm lại, Sở di trú muốn thấy rằng Thường trú nhân ổn định vững chắc ở Hoa Kỳ và có ý định xem nước Mỹ là ngôi nhà thường xuyên của họ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu một Thường trú nhân muốn ở lại Việt Nam trên một năm, người này có thể nộp đơn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh khi đang còn ở nước ngoài không?

- Đáp: Đơn xin tái nhập cảnh cần phải được lấy dấu vân tay và chụp hình tại một cơ sở di trú ở Hoa kỳ. Vì thế, đơn xin chỉ có thể nộp khi người này đang ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, người này có thể rời khỏi Hoa Kỳ sau hoàn tất thủ tục kể trên và sẽ nhận giấy phép khi ở nước ngoài.

- Hỏi: Theo Sở di trú, số thời gian chính xác mà Thường trú nhân phải ở Hoa Kỳ để tránh bị mất Thẻ Xanh là bao lâu?

- Đáp: Không có thời gian chính xác trong quy định của Sở di trú. Sở di trú sẽ xem xét cả hai vấn đề, thời gian ở nước ngoài và những bằng chứng thể hiện người thường trú cho thấy họ có ý định sống thường xuyên ở Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tuyến của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM , trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 09 Tháng Tám 2007(Xem: 126852)
Nhiều người tin rằng chỉ cần một chuyến quay trở lại Hoa Kỳ mỗi năm sẽ duy trì tình trạng thường trú nhân, nhưng thực tế cho thấy điều này không đủ chứng minh dự tính duy trì diện cư dân tại Hoa Kỳ. Thường trú nhân phải thực hiện thêm một số việc để có thể duy trì diện cư trú của mình.
Thứ Năm, 02 Tháng Tám 2007(Xem: 125562)
Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do Bắc Mỹ (viết tắt là NAFTA) năm 1993 đã lập ra chiếu khán (visa)  nghiệp vụ TN dành cho các công dân cư ngụ tại Canada và Mễ Tây Cơ. Ngoại kiều có đủ điều kiện xin chiếu khán TN sẽ được làm việc tại Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 26 Tháng Bảy 2007(Xem: 123434)
Một trong những vấn đề lớn đã được đưa ra tranh luận trước Quốc Hội Hoa Kỳ là cải tổ  luật  di trú. Cuộc tranh luận này có nhiều mặt, trong đó phải kể đến sự quan tâm của các công ty Hoa Kỳ đang sử dụng rất nhiều công nhân không có giấy tờ hợp lệ. Các công ty này đang chờ xem luật cải cách di trú sẽ ảnh hưởng thế nào đến công ty họ.
Thứ Sáu, 20 Tháng Bảy 2007(Xem: 123695)
Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thứ Năm, 12 Tháng Bảy 2007(Xem: 120337)
Du học Mỹ đã trở thành một hoài bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thứ Năm, 28 Tháng Sáu 2007(Xem: 121948)
Dự luật Cải tổ Di trú Toàn diện được đặt số mới là S-1639, và hy vọng sẽ được đem ra thảo luận tiếp tuc vào tuần lễ cuối tháng 6, 2007, và một số người kỳ vọng dự luật sẽ được thông qua vào trước ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, 4 tháng 7 tới.
Thứ Năm, 21 Tháng Sáu 2007(Xem: 125188)
Dự luật Cải Tổ Di Trú 2007 đang gặp bế tắc tại quốc hội, chương trình chiếu khán (visa) "Y" sẽ bắt đầu cấp phát sau khi biên giới Mễ Tây Cơ - Hoa Kỳ được củng cố về an ninh. Điều này có nghĩa là bức tường biên giới sẽ phải hoàn tất, số nhân viên kiểm soát biên phòng phải được gia tăng, và các phương tiện an ninh kỹ thuật phải được chuẩn bị sẵn sàng.
Thứ Sáu, 15 Tháng Sáu 2007(Xem: 129995)
Chưa rõ các cộng đồng di dân khác phản ứng ra sao, tuy nhiên cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã phản ứng khá mạnh mẽ về những đề nghị cải tổ di trú của Thượng viện liên quan đến việc bảo lãnh đoàn tụ gia đình. Trong vài tuần lễ qua, gần một nửa những liên lạc với Văn phòng Robert Mullins International
Thứ Sáu, 08 Tháng Sáu 2007(Xem: 121203)
Vừa qua, chúng ta đã có dịp nói về Hệ thống Tính điểm cho các loại chiếu khán (visa) di dân đang được bàn thảo tại Quốc hội Hoa Kỳ. Với hệ thống tính điểm này, tất cả đương đơn xin chiếu khán di dân sẽ được duyệt xét dựa trên lý lịch và tiêu chuẩn, và sự hiện diện của người thân ở Hoa Kỳ chỉ được tính 10% số điểm. Điều này cho thấy người thân tại Hoa Kỳ chưa hẳn là người bảo lãnh theo đúng nghĩa của nó như trước đây.
Thứ Sáu, 01 Tháng Sáu 2007(Xem: 116031)
Điều duy nhất mà chúng ta biết được hiện nay về những dự luật cải tổ di trú tại quốc hội là chúng sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi cho đến khi những dự luật sau cùng được trình Tổng thống phê chuẩn vào tháng Tám năm nay. Mọi viễn ảnh của các dự luật này vẫn còn đang được tranh luận, nhiều vấn đề còn gay gắt đến độ Thượng viện phải ngưng hẳn một tuần để giảm không khí căng thẳng.