Một Vài Nhắc Nhở Công Việc Lãnh Sự Và Cập Nhật Thông Tin Từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Thứ Tư, 18 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 111106)
Một Vài Nhắc Nhở Công Việc Lãnh Sự Và Cập Nhật Thông Tin Từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

1- 5 Năm Có Mặt Thực Sự Ở Hoa Kỳ: Một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc của một công dân Mỹ được thụ đắc quốc tịch Hoa Kỳ ngay khi bé chào đời. Một đòi hỏi duy nhất là người công dân Mỹ có 5 năm thực sự có mặt ở Hoa Kỳ trước khi đứa con chào đời. Hai trong số 5 năm phải sau khi người cha hoặc mẹ 14 tuổi.

Để có thể tính thời gian 5 năm có mặt thực sự, các công dân được quốc tịch hóa có thể tính bất cứ thời gian nào họ đã sống ở Hoa Kỳ trước hoặc sau khi nhập quốc tịch, bất kể tình trạng di trú của họ ra sao trong thời gian 5 năm đó. Điều này có nghĩa là các công dân Mỹ được quốc tịch hóa có thể tính luôn cả thời gian họ có mặt ở Hoa Kỳ bất hợp pháp, trước khi họ nhập tịch. Dĩ nhiên họ phải có thể trưng ra những bằng chứng cư ngụ ở Hoa Kỳ trong thời gian họ cho rằng đã có mặt thực sự.

2- Những Thay Đổi Trong Sách Hướng Dẫn Của Bộ Ngoại Giao: Xin Hủy Bỏ Vi Phạm Chiếu Khán Di Trú

Một số đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân bị phát giác là bất hợp lệ trong thời gian phỏng vấn ở tòa lãnh sự vì những lý do về y tế hoặc những thông tin sai lạc trong đơn của họ. Nếu người bảo lãnh họ là công dân Hoa Kỳ, họ có thể hợp lệ vượt qua sự từ chối cấp chiếu khán bằng cách cách nộp đơn I-601 Xin Hủy Bỏ Vi Phạm với Sở di trú Hoa Kỳ.

Trong qúa khứ, đơn I-601 Xin Hủy Bỏ Vi Phạm được nộp ở Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn và sau đó được chuyển cho văn phòng Sở di trú ở Bangkok, Thái Lan để duyệt xét. Thủ tục xét duyệt này mất rất nhiều thời gian, đôi khi kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn nữa. Các nhân viên lãnh sự hiện nay đã yêu cầu đương đơn xin chiếu khán di dân bị từ chối có thể nộp đơn I-601 trực tiếp với văn phòng chuyên biệt của Sở di trú USCIS. Cơ sở chuyên biệt này sẽ chuyển tất cả đơn I-601 đến Trung Tâm Dîch Vụ Nebraska USCIS (tức USCIS Nebraska Service Center). Hy vọng rằng trung tâm này sẽ đẩy nhanh việc xét duyệt đơn Xin Hủy Bỏ Vi Phạm.

3- Số An Sinh Xã Hội cho di dân:

Văn phòng Hành Chánh An Sinh Xã Hội (tức Social Service Administration) vừa thêm một vài đoạn văn mới trong thư gửi cho người di dân mới tới. Đoạn thư mới nói rằng: "Qúy vị có thể nhận được thẻ An Sinh Xã Hội ở địa chỉ mà bạn đã ghi trong đơn xin chiếu khán di dân. Nếu qúy vị không nhận được thẻ này ở địa chỉ của bạn ở Hoa Kỳ trong 3 tuần sau khi nhập cảnh Hoa Kỳ, xin vui lòng gọi cho văn phòng An Sinh Xã Hội gần nhất. Số điện thoại được đăng trên trang điện tử www.ssa.gov/locator và trong sổ niên giám điện thoại địa phương trong mục "Chính Phủ Hoa Kỳ" (tức mục United States Government).

4- Những Người Thụ Hưởng Đi Theo Không Thể Đến Trước Đương Đơn Chính:

Các nhân viên lãnh sự sẽ thông báo cho các đương đơn xin chiếu khán rằng họ không thể đến Hoa Kỳ trước đương đơn chính. Chiếu khán của họ chỉ có hiệu lực nếu và chỉ nếu họ tháp tùng hoặc sau đó xin theo đoàn tụ với đương đơn chính. Thí dụ, nếu mẹ của bạn là đương đơn chính, bạn phải nhập cảnh nước Mỹ cùng với mẹ hoặc đi sau, được gọi là Đi Theo Để Đoàn Tụ. Không có cách nào bạn có thể nhập cảnh Hoa Kỳ hợp pháp trước khi đương đơn chính đến Hoa Kỳ.

6- Một công dân Mỹ có thể bảo lãnh con riêng (của vợ hoặc chồng), sinh ở ngoại quốc, di dân đến Hoa Kỳ không? Câu trả lời là chắc chắn được. Một công dân Mỹ có thể nộp đơn I-130 để bảo lãnh nếu giấy hôn thú mà người bảo lãnh ký với mẹ (hoặc cha) của đứa con xảy ra trước khi đứa con lên 18 tuổi.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Một người di dân mới nên làm gì nếu họ không nhận được thẻ An Sinh Xã Hội trong 3 tuần lễ sau khi đến Hoa Kỳ?

- Đáp: Người di dân mới đến Mỹ nên mang theo sổ thông hành Việt Nam và giấy khai sinh đến văn phòng An Sinh Xã Hội gần nhất. Sau khi văn phòng nhận được những giấy tờ cần thiết, họ sẽ gửi thẻ An Sinh Xã Hội đến đương đơn trong 2 tuần lễ.

Hỏi: Trường hợp của tôi như sau: Ông Nội của tôi là người bảo lãnh và cha tôi là đương đơn chính. Tất cả gia đình tôi đều nhận được chiếu khán nhưng cha tôi cần thêm thời gian giải quyết công việc ở Việt Nam. Mẹ tôi và tôi có thể đến Mỹ ngay bây giờ để tôi có thể ghi danh học trong khóa hè sắp tới không?

- Đáp: Chiếu khán của bạn chỉ có hiệu lực khi bạn nhập cảnh Hoa Kỳ với cha của bạn hoặc sau khi cha của bạn đến Hoa Kỳ. Bạn không thể nào đến Mỹ trước cha của bạn được.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 26 Tháng Mười 2011(Xem: 121142)
Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn vừa ra thông báo cho biết việc nhận chiếu khán di dân (còn gọi là visa di dân hay thị thực di dân) đã có những thay đổi quan trọng bắt đầu từ ngày 17 tháng 10 năm 2011.
Thứ Tư, 12 Tháng Mười 2011(Xem: 112276)
Vài năm trước đây, một số hãng máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất đã kiểm tra Thẻ Xanh (tức Green Card) và Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permits) rất kỹ lưỡng trước khi cho phép các Thường Trú Nhân Hoa Kỳ nhận được thẻ lên máy bay trở về Mỹ. Trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận được những báo cáo cho biết bộ phận Kiểm Soát Thông Hành tại phi trường Tân Sơn Nhất đang thi hành những luật lệ tương tự, nhưng nghiêm ngặt hơn.
Thứ Tư, 05 Tháng Mười 2011(Xem: 111926)
Sở di trú Hoa Kỳ vừa phổ biến một thông báo nhắc nhở ngày hết hạn của một số người góa bụa của các công dân Hoa Kỳ; những người này cần nộp ngay mẫu đơn I-360, tức Đơn Dành Cho Những Người Góa Buạ, Con Lai và Người Di Dân Đặc Biệt, nếu họ đang nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân dựa trên cuộc hôn nhân của họ với người chồng là công dân Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 28 Tháng Chín 2011(Xem: 116170)
Không thay địa chỉ đúng cách có thể đưa đến việc hồ sơ bị từ chối và gây nên những phiền toái trong lãnh vực di trú. Chính phủ Hoa Kỳ đang kêu gọi các đương đơn và người bảo lãnh nên thông báo nhanh chóng cho sở di trú và Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC), cũng như Lãnh sự Hoa Kỳ nếu có những thay đổi về địa chỉ cư trú hoặc địa chỉ liên lạc. Việc nhờ các bưu điện địa phương chuyển thư đến địa chỉ mới đôi khi làm chậm trễ và không chắc chắn lắm.
Thứ Tư, 21 Tháng Chín 2011(Xem: 121525)
Ngày 1 tháng 10 năm 2011 là ngày bắt đầu trong tài khóa mới để chính phủ và dân chúng có thể thấy một số tín hiệu khả quan về ngày đáo hạn di trú. Trong năm nay, những ngày đáo hạn của tháng 10 không đến nỗi tệ. Tãt cả các diện bảo lãnh đều lên được ít nhất hai tuần lễ.
Thứ Tư, 14 Tháng Chín 2011(Xem: 134793)
Buổi lễ tái khai trương của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI) trên phố Bolsa hôm Thứ Bảy 10-9-2011 đã diễn ra trong tiếng trống múa lân tưng bừng, lời chúc mừng từ Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Lou Correa gửi tới, và những lời cảm ơn từ nhiều thế hệ di dân gốc Việt bảo lãnh đoàn tụ qua văn phòng này.
Thứ Tư, 07 Tháng Chín 2011(Xem: 121096)
Mới đây thôi, một thân chủ xưa của văn phòng Robert Mullins ghé thăm như tình thân, loan báo người con gái vừa tốt nghiệp đại học ưu hạng ở tuổi 22.
Thứ Tư, 31 Tháng Tám 2011(Xem: 128774)
Trong những tháng vừa qua đã xảy ra một vài sự nhầm lẫn tại Trung Tâm Chiếu Khán Quố Gia (tức National Visa Center - NVC) về việc điền đơn chính xác để Bảo Trợ Tài Chánh. Sự việc này đã làm chậm trễ nhiều hồ sơ tại Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Thứ Tư, 24 Tháng Tám 2011(Xem: 113628)
Cơ quan Hành Pháp Obama dự tính sẽ duyệt xét 300.000 hồ sơ đang chờ bị trục xuất, với dự tính cho phép những kiều dân bất hợp pháp được ở lại Hoa Kỳ nếu họ không vi phạm tội ác.