Ý Nghĩa Của Chữ "Vô Cùng Khó Khăn"

Thứ Tư, 06 Tháng Hai 201300:00(Xem: 68670)
Ý Nghĩa Của Chữ "Vô Cùng Khó Khăn"
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Trong một số trường hợp, người xin chiếu khán (visa) cần thể hiện tình trạng "vô cùng khó khăn" đối với người bảo lãnh nếu chiếu khán của họ bị từ chối.

Việc thể hiện tình trạng "vô cùng khó khăn" đối với những người được bảo lãnh nộp mẫu đơn I-601 ở Việt Nam, từng bị từ chối cấp chiếu khán và được yêu cầu phải nộp đơn xin miễn (hình phạt); hay đối với những những đương đơn nộp mẫu mới I-601A nếu đang ở Hoa Kỳ, hoặc đối với những đương đơn đang ở nước ngoài có hồ sơ theo Đạo Luật Bảo Lãnh Gia Đình, vì người bảo lãnh qua đời và đòi hỏi phải có một người kế quyền hồ sơ bảo lãnh; hoặc đối với những đương đơn có hồ sơ theo điều luật 204(l) vì người bảo lãnh đã mất khi đương đơn đang ở Hoa Kỳ.

Ý nghĩa của tình trạng vô cùng khó khăn không phải là những khó khăn mà người được bảo lãnh gặp phải, mà là nỗi khó khăn người bảo lãnh sẽ đối diện nếu người được bảo lãnh không được cấp chiếu khán. Đương đơn xin chiếu khán phải thể hiện rằng nếu bị phân cách bởi người hôn phối hoặc cha mẹ công dân Mỹ sẽ tạo nên tình trạng vô cùng khó khăn đối với những người thân công dân Mỹ này. Hoặc, đương đơn phải cho thấy sẽ xảy ra tình trạng vô cùng khó khăn nếu người bảo lãnh phải di chuyển qua Việt Nam để sống với người hôn phối hoặc với con cái.

Nếu chỉ nói rằng người được bảo lãnh và người bảo lãnh sẽ nhớ thương nhau vô cùng sẽ không đủ yêu cầu, ngoại trừ những bằng chứng tâm lý cho thấy việc chia cách nhau sẽ tạo mối nguy hại cho người bảo lãnh. Nói tóm lại, các bằng chứng giấy tờ thật nhiều mới có thể thuyết phục Sở di trú về tình trạng "vô cùng khó khăn". Tình trạng vô cùng khó khăn có thể được thể hiện trong nhiều tình huống của đời sống người bảo lãnh, chẳng hạn như:

Sức Khỏe - Hầu hết những chứng minh về tình trạng vô cùng khó khăn thành công thường liên quan đến vấn đề sức khỏe. Thí dụ, người bảo lãnh có những yêu cầu được điều trị liên tục hoặc có những yêu cầu được điều trị chuyên môn về cơ thể hoặc tình trạng về tinh thần và việc điều trị có chất lượng cao hiện chưa có ở Việt Nam. Vì tình trạng này đã làm cho người bảo lãnh không thể di chuyển ra nước ngoài và chắc chắn cần có người được bảo lãnh ở Hoa Kỳ để săn sóc.

Hoặc người bảo lãnh đang săn sóc thân nhân cao tuổi, bệnh hoạn triền miên, hoặc tàn tật và rất cần sự săn sóc thường xuyên; vì tình huống quá xấu đến nỗi người bảo lãnh PHẢI sống với thân nhân. Và điều này làm cho người bảo lãnh không thể ra nước ngoài được và rất cần người được bảo lãnh ở Hoa Kỳ để giúp đỡ cho người thân và giải quyết những trách nhiệm khác.

Những Liên Quan Về Tài Chánh của người bảo lãnh cũng có thể là những lý do đưa đến tình trạng vô cùng khó khăn. Nếu người được bảo lãnh không thể có chiếu khán di dân và người bảo lãnh phải về sống ở Việt Nam thì việc làm tương lai của người bảo lãnh sẽ ra sao? Có phải sẽ mất mát vì phải bán nhà hoặc lỗ lã trong kinh doanh hoặc phải chấm dứt việc hành nghề chuyên môn? Có phải đời sống căn bản sẽ bị xuống dốc? Có phải sẽ phải tốn kém thêm về những nhu cầu khác thường như việc học hành hoặc tập huấn đặc biệt cho con cái ở Việt Nam? Có phải sẽ tốn kém cho việc chăm sóc cha mẹ thường xuyên đau yếu vẫn còn ở Hoa Kỳ?

Giáo Dục - Thí dụ, nếu người bảo lãnh đang theo học một trường đại học ở Hoa Kỳ, điều gì sẽ xảy ra nếu người này phải về Việt Nam sinh sống với người hôn phối? Có phải họ sẽ mất đi cơ hội được học cao hơn? Sẽ ra sao nếu họ phải học với ngôn ngữ Việt Nam?

Những Liên Quan Đến Cá Nhân - Với những thân nhân cật ruột ở Hoa Kỳ và Việt Nam. Sự xa cách người bạn đời/ con cái; tuổi tác của hai bên; thời gian cư ngụ và những gắn bó cộng đồng ở Hoa Kỳ.

 Ngoài ra còn có những yếu tố khác liên quan đến văn hóa, ngôn ngữ và cơ cấu xã hội có thể tạo nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bảo lãnh công dân Hoa Kỳ phải về Việt Nam sinh sống.

Sau đây là một câu chuyện thương tâm của đôi vợ chồng Mỹ - Mễ Tây Cơ phải kiên nhẫn đấu tranh trong một thời gian dài để hồ sơ xin miễn (hình phạt) I-601 được chấp thuận:

Người chồng Mễ Tây Cơ nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp và ở khá lâu cũng đủ để sở di trú Hoa Kỳ cấm nhập cảnh trong 10 năm. Kể từ khi người chồng không thể trở lại California, người vợ Mỹ cố gắng di chuyển đến Mễ Tây Cơ để sống với chồng nhưng cô đang bị chứng bịnh viêm cuống phổi trầm trọng, vốn không thể được bác sĩ chữa trị có hiệu quả ở Mễ Tây Cơ. Người vợ không thể xin dạy học ở Mễ và đang trải qua thời kỳ khó khăn tài chánh. Ngôi nhà của hai vợ chồng sinh sống đã bị trộm viếng thăm. Cô vợ sợ hãi tình trạng an toàn của mình và không thể chăm lo cơn bệnh kinh niên của mình ở Mễ, vì thế cô đã trở về sống tại thành phố San Diego, miền Nam California, trong khi chồng cô vẫn sống ở thành phố Tijuana giáp biên giới Hoa Kỳ.

Sau khi đứa con trai đầu tiên của họ chào đời, người vợ xin việc dạy lớp mẫu giáo toàn thời gian và phải đi qua biên giới Mỹ - Mễ mỗi ngày để người chồng chăm sóc đứa con trai cả ngay để cô Samantha có thì giờ làm việc. Đời sống của hai vợ chồng ngày càng khó khăn hơn khi đứa con trai của cô Samantha và anh Enrique được chuẩn đoán mang bệnh tự kỷ và đòi hỏi việc điều trị đặc biệt chưa có ở Mễ Tây Cơ.

Với việc làm toàn thời gian của cô Samantha, chăm sóc con cái, và hàng ngày phải đi qua biên giới hai lần, cô chỉ có thể ngủ 4 tiếng mỗi ngày. Thời khóa biểu này bắt đầu gây hại và ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng làm việc hữu hiệu của cô tại trường học và ở gia đình. Samantha mất việc dạy học và chỉ còn làm bán thời gian công việc trong văn phòng của trường học, một việc làm ít yêu cầu nhưng rất ít lương. Sau khi hai vợ chồng có đứa con thứ hai, một vụ cấn thai ngoài dự tính, đời sống của họ lạị càng khó khăn hơn. Cô Samantha bắt đầu trải qua những triệu chứng bị căng thẳng và lo âu trầm trọng.

Điều quá dễ dàng nếu phải có bằng chứng về tình trạng vô cùng khó khăn của người vợ khi phải cố sống ở Mễ Tây Cơ và sự khó khăn của cô khi phải sống ở Mỹ nhưng không có chồng bên cạnh. Cũng không khó để chứng minh rằng cô sẽ không thể di chuyển sang Mễ và cũng không thể tiếp tục sống xa Enrique nếu ở Hoa Kỳ. Đã có vấn đề bệnh kinh niên của cô ở Mễ Tây Cơ, vấn đề điều trị đặc biệt cho người con với bệnh tự kỷ, sự bất lực làm gián đoạn sự ghiệp của cô làm giáo viên mẫu giáo, những liên hệ mạnh mẽ về gia đình và cộng đồng ở Mỹ và những yếu tố quan trọng khác. Những giấy tờ chứng minh cho thấy không thể nuôi con với bệnh tự kỷ mà không có sự hiện diện của cha mẹ.

Vì thế, đơn I-601, dựa trên những giấy tờ chứng minh hùng hồn kể trên, sau cùng đã được chấp thuận và hai vợ chồng cùng con cái đã đoàn tụ ở Hoa Kỳ. Từ hồ sơ này, chúng ta có thể thấy rõ ràng lý do để nêu lên tình trạng vô cùng khó khăn phải thật nghiêm chỉnh và kiểm chứng được. Nếu chỉ nói rằng rất nhớ thương nhau thì không bao giờ là lý do để sở di trú chấp thuận đơn xin miễn (hình phạt).

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Chẳng lẽ không có thời gian nào để người ta có thể trả tiền phạt cho sở di trú để đơn xin Thẻ Xanh của họ được chấp thuận hay sao?

- Đáp: Đã từng có luật 245(I). Luật này cho phép những thân nhân trực hệ của công dân Mỹ được điều chỉnh diện thường trú nhân mặc dù họ nhập cảnh bất hợp pháp. nhưng luật này đã hết hiệu lực. Hiện nay, thân nhân trực hệ đang ở Mỹ bất hợp pháp phải trở về quốc gia của họ để nộp đơn xin chiếu khán (visa) di dân.

- Hỏi: Kết hôn với một công dân Mỹ không mang lại quyền lợi đặc biệt nào cho người ngoại kiều đang sống ở Mỹ bất hợp pháp hay sao?

- Đáp: Nếu chỉ kết hôn thôi thì không đủ để tránh việc yêu cầu phải rời khỏi Hoa Kỳ để xin chiếu khán di dân. Nếu đơn xin miễn (hình phạt) I-601A được chấp thuận sẽ dễ xin chiếu khán di dân hơn, sau khi hai người sống với nhau một thời gian và có con chung. Sau đó, họ sẽ có cơ hội chứng minh tình trạng "vô cùng khó khăn" dễ hơn nếu người hôn phối ngoại kiều không thể xin chiếu khán di dân tại Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134877)
Chiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Thứ Tư, 03 Tháng Mười Một 2010(Xem: 144580)
Mới đây, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư hỏi như sau: "Tôi là một sinh viên hiện đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) du học F1. Tôi muốn ở lại và nộp đơn xin Thẻ Xanh. Xin qúy vị cho biết cách tốt nhất để thực hiện điều này".
Thứ Tư, 27 Tháng Mười 2010(Xem: 129239)
Đạo Luật Di Trú Bảo Lãnh Gia Đình cho phép người thân trong gia đình kế quyền một hồ sơ bảo lãnh gia đình khi người bảo lãnh qua đời, với mục đích hoàn tất hồ sơ Bảo Trợ Tài Chánh I-864.
Thứ Tư, 20 Tháng Mười 2010(Xem: 124244)
Sở di trú Hoa Kỳ đang có một trang mới trên trang nhà điện tử, có tên là "Trung Tâm Cung Cấp Thông Tin Quốc Tịch". Qúy vị có thể vào trang nhà chính thức của Sở di trú qua địa chỉ: http://uscis.gov.
Thứ Tư, 13 Tháng Mười 2010(Xem: 119463)
Vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp tường trình sự việc Văn Phòng Chiếu Khán của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhận được rất nhiều thư than phiền từ nhiều nơi liên quan đến việc từ chối đơn xin chiếu khán (visa) diện hôn thê - hôn phu (tức diện fiancée).
Thứ Tư, 06 Tháng Mười 2010(Xem: 119505)
Trong năm 2002, các chính giới thuộc đảng Dân Chủ đã đệ trình một đạo luật có tên gọi là HR-5600, tức Đạo Luật Được Hưởng Sự Hợp Pháp Hóa và Đoàn Tụ Gia Đình. Đạo luật này sẽ cho cho phép những học sinh không có giấy tờ hợp lệ, dưới 25 tuổi, học trung học, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân.
Thứ Tư, 29 Tháng Chín 2010(Xem: 119083)
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa điều chỉnh một số luật lệ liên quan đến sự rối loạn về tinh thần hay thể chất có thể cản trở một người được cấp chiếu khán (visa) vào Hoa Kỳ. Những sự thay đổi luật lệ này nhằm vào tình trạng rối loạn tinh thần hay thể chất với hành vị gây nguy hại, và nhằm vào tình trạng rối loạn vì lạm dụng hóa chất.
Thứ Tư, 22 Tháng Chín 2010(Xem: 122773)
Nếu một đứa trẻ được sinh ra ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ và một trong cha mẹ là công dân Mỹ thì đứa con thường được chấp nhận là công dân Mỹ. Nhưng nếu cả hai che mẹ vẫn là Thường Trú Nhân thì chuyện gì sẽ xảy ra? Làm sao đứa trẻ có thể đi Mỹ được?
Thứ Tư, 15 Tháng Chín 2010(Xem: 118940)
- Gồm công dân của các nước Việt Nam, Phi Luật Tân, Cam Bốt, Mã Lai, Nam Dương và Nhật Bản
Thứ Tư, 08 Tháng Chín 2010(Xem: 137229)
Những cuộc bầu cử sắp diễn ra trong tháng 11 năm nay và một trong những vấn đề sẽ được các ứng cử viên bàn thảo đó là quyền của những đứa trẻ sinh ở Mỹ đương nhiên là công dân Hoa Kỳ.