Những Người Mua Nhà Gốc Di Dân Đang Đẩy Mạnh Thị Truờng Địa Ốc Trên Khắp Nước Mỹ

Thứ Tư, 27 Tháng Ba 201300:00(Xem: 59167)
Những Người Mua Nhà Gốc Di Dân Đang Đẩy Mạnh Thị Truờng Địa Ốc Trên Khắp Nước Mỹ
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Chủ đề của bài viết lần này sẽ giúp cho rất nhiều người quan tâm từng gọi đến các văn phòng Robert Mullins để hỏi về việc di trú liên quan đến nhà cửa.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người mua nhà gốc di dân đang làm phục hồi thị trường địa ốc tại Hoa Kỳ. Trên hai thập niên qua, số chủ nhà sinh ở ngoại quốc đã gia tăng đều đặn. Người di dân được ghi nhận chiếm gần 40% sự gia tăng số người làm chủ căn nhà của mình từ năm 2000 đến năm 2010, trong khi họ cũng được ghi nhận đang chiếm gần 13% dân số Hoa Kỳ.

Trong khoảng 10 năm (từ năm 2000 đến năm 2010), những người mua nhà gốc di dân đạt 82% sự gia tăng của những người làm chủ nhà tại tiểu bang California, 65% tại New York, và khoảng 40% tại hai tiểu bang Florida và Texas.

Và trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2020, người di dân trên toàn quốc kỳ vọng sẽ đạt 82% mức gia tăng trong mọi lãnh vực về nhà ở, bao gồm 36% gia tăng số người làm chủ nhà và 26% gia tăng số người thuê nhà.

Mua Một Căn Nhà Để Có Chiếu Khán (Visa)? Xin Thưa Là Không, Chưa Xảy Ra. Hai nghị sĩ Hoa Kỳ đã đề nghị một điều luật di trú mới sẽ thúc đẩy việc đầu tư ở Hoa Kỳ và cùng lúc sẽ không lấy bớt công việc của người dân Mỹ và sẽ không làm giảm số lượng chiếu khán của những người đang chờ đợi đến Hoa Kỳ hợp pháp.

Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng đây chỉ là dự luật được đề nghị. Dự luật này CHƯA được thông qua. Và dĩ nhiên vẫn Chưa thành luật. Dự luật này sẽ giúp thị trường địa ốc, nhưng chúng ta nên xem xét kỹ lưỡng loại chiếu khán Thăm Viếng Hoa Kỳ hoặc "chiếu khán địa ốc" mang lại những gì:

Nếu (xin nhấn mạnh là Nếu) điều luật này được đề nghị trở thành luật chính thức, những nhà đầu ngoại quốc có thể có chiếu khán Hoa Kỳ bằng cách mua một căn nhà trị giá 500.000 Mỹ kim hoặc hơn. Đây có thể là bất cứ loại nhà ở nào. Đương đơn có thể sử dụng toàn bộ số tiền mua một căn nhà hoặc sử dụng một phần 250.000 Mỹ kim mua một căn nhà và đầu tư số tiền còn lại cho một căn nhà khác và có thể cho thuê.

Người ngoại quốc đến Hoa Kỳ với chiếu khán "điạ ốc" mới sẽ không thể làm việc, ngoại trừ họ xin được chiếu khán làm việc theo thủ tục thông thường. Họ có thể mang theo vợ và các con dưới 18 tuổi, nhưng nếu họ bán những bất động sản này, họ sẽ không thể ở lại Hoa Kỳ.

Dự luật mới này chính xác đã đưa ra những quy định gì?

- Người ngoại quốc mua nhà phải dùng ít nhất 500.000 Mỹ kim bằng tiền mặt để mua 1 hay nhiều căn nhà tại Hoa Kỳ. Mỗi bất động sản phải được bán trên 100% trị giá dựa trên bản thẩm định giá nhà mới nhất.

- Người ngoại quốc phải duy trì tình trạng làm chủ tài sản gia cư này ở Hoa Kỳ trị giá ít nhất 500.000 Mỹ kim trong suốt thời gian cư ngụ tại Hoa Kỳ như một phi di dân.

- Người đầu tư phải sống hơn 180 ngày mỗi năm trong căn nhà mua ở Hoa Kỳ, và căn nhà này trị giá ít nhất 250.000 Mỹ kim, và

- Người hôn phối và các con dưới 18 tuổi có thể đi theo sống với người đầu tư ngoại quốc.

Đây là loại chiếu khán phi di dân tạm thời và có giá trị 3 năm và có thể gia hạn nếu người đầu tư vẫn còn làm chủ những tài sản địa ốc trị giá từ 500.000 Mỹ kim trở lên. Chiếu khán này KHÔNG (xin nhắc lại là KHÔNG) thể được xem là chiếu khán di dân hoặc chiếu khán làm việc và KHÔNG là con đường mang lại quốc tịch Hoa Kỳ.

Người đầu tư sẽ không được hưởng bất cứ trợ giúp của chính phủ, chẳng hạn như trợ giúp y tế. Họ sẽ không hợp lệ để xin số An Sinh Xã Hội, vì thế, họ sẽ không thể làm việc ở Hoa Kỳ, ngoại trừ họ đủ điều kiện để xin chiếu khán làm việc, khác với loại chiếu khán "địa ốc".

Người mua phải mua bất động sản nhà cửa bằng tiền mặt. Họ không thể mua nhà bằng cách đi vay nợ.

Dự luật này cho các đương đơn thoải mái sử dụng tiền của họ. Thí dụ: Số tiền 250.000 Mỹ kim có thể mua ngay một căn nhà và dùng 250.000 Mỹ kim còn lại mua một căn nhà khác đề đầu tư bằng cách cho thuê.

Thanh toán số lượng nhà bị tịch thu đang tồn đọng là vấn đề thiết yếu để cứu chữa thị trường nhà cửa tại Hoa Kỳ. Nhiều dân biểu tin rằng những nhà đầu tư ngoại quốc rất thiết tha và mong muốn đến Mỹ và muốn mua hết số nhà đang bị tồn đọng này. Những người đàu tư ngoại quốc vẫn xem vấn đề nhà cửa ở Hoa Kỳ là loại tài sản đáng giá. Họ đã mua nhiều bất động sản gia cư trị giá 82 tỷ Mỹ kim trong năm 2010, trong khi năm 2009 là 66 tỷ Mỹ kim.

Nhân dịp này xin nói thêm, chính phủ Nam Hàn cấp Thẻ Xanh thường trú cho những người ngoại quốc muốn mua nhà trị giá từ 500.000 Mỹ kim trở lên. Có ai thích ăn Kim Chi không?

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu điều luật được đề nghị này không mang lại Thẻ Xanh, vậy điều gì mang lại ích lợi cho những người ngoại quốc muốn mua nhà?

- Đáp: Điều này sẽ cho họ cơ hội kiếm tiền trong việc mua những bất động sản này, đồng thời sẽ giúp nền kinh tế Hoa Kỳ. Điều này cũng cho phép họ và gia đình của họ có thể cùng sinh sống ở Hoa Kỳ 3 năm mà không cần phải rời khỏi sau 6 tháng như loại chiếu khán du lịch.

- Hỏi: Theo điều luật được đề nghị, các con của người mua nhà ngoại quốc có thể xin học các trường công lập ở Hoa Kỳ không?

- Đáp: Trẻ em dưới 18 tuổi có thể đi theo người mua nhà và có thể xin vào trường học.

-Hỏi: Làm thế nào để chứng minh số tiền $500,000 Mỹ Kim được chuyển từ ngoại quốc đến là hợp pháp?

-Đáp: Trước hết phải chuyển qua hệ thống ngân hàng và phải chứng minh nguồn gốc số tiền là hợp lệ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Hai, 11 Tháng Chín 2023(Xem: 4465)
(Robert Mullins International) Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng. Khi ông Biden trở thành tổng thống, ông đã bãi bỏ chính sách của chính quyền trước. Nói cách khác, Luật gánh nặng xã hội của chính quyền trước hiện không còn tồn tại. Nó đã đi và sẽ không trở lại. Người di dân không phải lo lắng về điều đó. Sở Di Trú Hoa Kỳ đã quay trở lại Luật gánh nặng xã hội cũ của năm 1999. Luật đó thoáng và nhân đạo hơn nhiều so với luật của chính quyền trước.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4684)
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây. Ở một số quận của các bang phía tây, nếu tỷ lệ người da trắng miền Nam tăng lên, thì những quận đó có nhiều khả năng ủng hộ ông Donald Trump, phản đối phá thai, xây dựng nhà thờ Tin lành, nghe nhạc đồng quê và thậm chí thích gà nướng hơn pizza.
Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2023(Xem: 4490)
(Robert Mullins International) Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan.
Thứ Hai, 21 Tháng Tám 2023(Xem: 4579)
(Robert Mullins International) Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ. Điều này đã được quan sát thấy trong quá trình di dân của người miền Nam da trắng ở Hoa Kỳ, cũng như trong số những người di dân từ nước ngoài.
Thứ Ba, 15 Tháng Tám 2023(Xem: 4426)
(Robert Mullins International) Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan. Những người xin chiếu khán không di dân từ tất cả các quốc gia khác ở châu Á sẽ phải trả từ 5,000 đến 15,000 Mỹ kim dưới dạng tiền đặt cọc hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền đó sau đó sẽ được trả lại cho họ, nếu họ rời khỏi Hoa kỳ theo các điều khoản của chiếu khán, hoặc nếu khi họ trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 08 Tháng Tám 2023(Xem: 4624)
(Robert Mullins International) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không? Việc sử dụng AI tiếp tục mở rộng ở các chính phủ trong và ngoài nước, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng đó không phải là giải pháp một thứ dùng được chung cho tất cả. Trên thực tế, nó có thể không hoàn toàn phù hợp với các chương trình đầu tư định cư như EB5. Thật vậy, sử dụng AI mà không chú ý đến bối cảnh có thể là một sai lầm lớn. Việc duyệt xét chương trình EB-5 tại Sở Di trú liên quan đến các quy trình rất phức tạp đối với những người duyệt xét không phải là con người. Hiện tại, AI không có khả năng xem xét tất cả các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lệ. Việc đánh giá các hồ sơ di dân là rất chủ quan và chỉ một số yêu cầu của đơn xin có thể được AI đảm trách thỏa đáng.
Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy 2023(Xem: 5268)
(Robert Mullins International) Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này. Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu không phải là chiếu khán. Đó là một quy trình ghi danh trực tuyến đơn giản và việc chấp thuận sẽ được gửi qua email cho du khách. Du khách sẽ chỉ cần điền vào mẫu đơn trực tuyến với các thông tin cá nhân cơ bản, kế hoạch du lịch và lịch sử du lịch, cùng với các câu hỏi bảo mật.
Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2023(Xem: 5011)
(Robert Mullins International) Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ. Sáu mươi tám phần trăm cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi trở lên được xác định là thuộc Đảng Cộng hòa, 58% cử tri gốc Việt trẻ tuổi được xác định là thuộc Đảng Dân chủ. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ lớn tuổi có chung một lịch sử di dân duy nhất mà việc này có tác động mạnh mẽ đến tình cảm chính trị của họ. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, hàng trăm ngàn người di cư cảm thấy bị đe dọa bởi chế độ Cộng sản đã chạy sang Mỹ.
Thứ Hai, 17 Tháng Bảy 2023(Xem: 4757)
(Robert Mullins International) Hoa Kỳ luôn là một xã hội có nhiều cộng đồng người di dân. Nhưng di trú vẫn còn là một chủ đề được tranh luận và chưa được hiểu rõ. Khi các chính trị gia nói về di dân, bình luận của họ thường dựa trên những chuyện tưởng tượng, thay vì thực tế. Dưới đây là một số tưởng tượng hoặc quan niệm sai lầm: Lầm tưởng số 1: Người di dân không muốn học tiếng Anh. Hoa Kỳ là nơi có nhiều người di dân quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Gần 20% tổng số người di dân toàn cầu cư trú tại Hoa Kỳ. Ngày nay, người di dân và con cái của họ học tiếng Anh với tốc độ tương đương với người Ý, người Đức và người Đông Âu di cư vào đầu những năm 1800. Và từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ người di dân có thể nói tiếng Anh “rất tốt” đã tăng từ 57% lên 62%.
Chủ Nhật, 09 Tháng Bảy 2023(Xem: 5187)
(Robert Mullins International) Theo luật hiện hành, nếu những đương đơn xin Điều chỉnh Tình trạng (Thẻ Xanh) đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ mà không có Giấy tái nhập cảnh tạm thời (Advance Parole), Sở Di Trú coi như đơn của họ bị từ bỏ. Kết quả là lãng phí thời gian, tiền bạc và cần phải bắt đầu lại quy trình cấp thẻ xanh từ đầu. Hơn nữa, để có được Giấy tái nhập cảnh tạm thời có thể là một quá trình khó khăn. Thời gian chờ đợi để được phê duyệt Giấy tái nhập cảnh tạm thời đã bị kéo dài lên đến 9, 10 và thậm chí là hơn 24 tháng. Chính sách này đã cản trở những đương đơn xin Điều chỉnh đi thăm người thân bị bệnh hoặc tham dự các sự kiện gia đình quan trọng ở nước ngoài. Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế.