Dự Luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện S-744 Tiến Triển Ra Sao?

Thứ Tư, 19 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 73120)
Dự Luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện S-744 Tiến Triển Ra Sao?
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Vào ngày Thứ Ba, 11 tháng 6 năm 2013 vừa qua, dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện S.744 đã được chấp thuận để đưa ra bàn thảo. Điều này có nghĩa là dự luật sẽ được Thượng viện thảo luận và sửa đổi. Việc này sẽ phải mất vài tuần lễ. Điểm quan trọng cần nhấn mạnh là 82 trong số 100 Thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu cho phép dự luật S-744 tiến lên một bước trong tiến trình thảo luận để chấp thuận dự luật. Điều này cũng cho thấy mong ước của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong Thượng viện muốn thương thảo về dự luật này và kỳ vọng sẽ chỉ kéo dài 3 tuần lễ.

Trở ngại lớn nhất để thông qua bất cứ dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện nào được đưa ra, chính là câu hỏi liên quan đến an ninh biên giới. Một số chính giới quốc hội nói rằng đây phải là ưu tiên cao nhất và vấn đề an ninh nên được bảo đảm trước khi 11 triệu ngoại kiều bất hợp pháp được phép chuẩn bị tiến đến con đường quốc tịch hóa. Tuy nhiên, trong tuần qua, các Thượng nghị sĩ đã nói rằng sẽ không đòi hỏi phải hoàn tất chương trình an ninh biên giới trước khi cho phép các ngoại kiều bất hợp pháp chuẩn bị tiến đến con đường quốc tịch hóa.

Thượng nghĩ sĩ Mark Rubio, một trong Nhóm Tám Người Thượng Viện, khởi đầu đã nói rằng vấn đề an ninh biên giới nên có trước nhưng nay ông nói lại rằng tiến trình hợp pháp hóa nên bắt đầu trước để tìm hiểu lý lịch 11 triệu ngoại kiều bất hợp pháp.

Nói cho cùng, không ai có thể biết được liệu dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện sẽ trở thành luật chính thức trong năm nay hay không. Vẫn còn những thành viên quốc hội muốn bỏ qua dự luật S-744. Họ muốn giới thiệu những luật di trú sẽ giải quyết vấn đề di trú từng bước, thay vì giải quyết việc cải tổ toàn diện chỉ một lần.

Dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện có 4 điểm chính: Sẽ giải quyết ra sao với hơn 11 triệu ngoại kiều bất hợp pháp đang sống không hợp pháp ở Hoa Kỳ; Làm sao siết chặt an ninh biên giới; Làm sao ngăn cản những người sống bất hợp pháp làm việc tại Hoa Kỳ; và Làm thế nào để cải thiện hệ thống di trú.

Trong số 11 triệu di dân sống bất hợp pháp, gần 60% đến từ nước Mễ Tây Cơ. Khoảng 6% đến từ nước El Salvador cũng ở Nam Mỹ. Gần 3 triệu người di dân bất hợp pháp sống tại tiểu bang California.

Có rất nhiều người bàn về việc tạo một "con đường quốc tịch hóa" cho những di dân đang sống ở Hoa Kỳ không hợp lệ.

Dự luật của Thượng viện sẽ cho phép những người đang sống bất hợp pháp ở Hoa Kỳ được quy chế "di dân đã đăng ký tạm thời" trong sáu tháng sau khi dự luật S.744 trở thành luật chính thức. Những tiến triển hơn nữa về an ninh biên giới sẽ phải thực hiện trước khi những di dân này được cấp Thẻ Xanh hoặc quốc tịch Mỹ.

Dự luật này sẽ cho những di dân sống bất hợp pháp ở đây ít nhất 13 năm có tất cả cơ hội thụ đắc quốc tịch Hoa Kỳ. Họ sẽ phải trả thuế, lệ phí và 2000 Mỹ kim tiền phạt. Bất cứ ai đến Mỹ bất hợp lệ sau ngày 31 tháng 12 năm 2011 sẽ không được hưởng quyền lợi của dự luật này.

Tại sao những ngoại kiều bất hợp pháp hy vọng trở thành công dân Mỹ trong tương lai? Đó là vì những công dân được nhập tịch sẽ được bảo vệ không mất quyền cư trú và không thể bị trục xuất nếu họ bị rắc rối pháp luật. Và họ có thể đưa thân nhân sang Hoa Kỳ mau chóng hơn. Thêm vào đó, một số công việc của chính phủ, và nghề nghiệp được cấp giấy phép, đòi hỏi phải có quốc tịch Mỹ.

Tuy nhiên, gần 2/3 trong số 5 triệu 400 ngàn di dân hợp pháp đến từ Mễ Tây Cơ, những người hợp lệ để trở thành công dân Mỹ đã không làm được điều này. Những Thường trú nhân gốc Mễ Tây Cơ nói rằng những cản trở để quốc tịch hóa đòi hỏi phải học Anh ngữ, gặp khó khăn trong kỳ thi quốc tịch và phải đóng lệ phí 680 Mỹ kim.

Một câu hỏi lớn trong việc thảo luật di trú là mức ưu tiên dành cho thân nhân của các công dân Mỹ và Thường trú nhân là bao nhiêu. Hiện nay, chính phủ Hoa Kỳ dành khá nhiều chiếu khán (visa) cho thân nhân của những người ngoại quốc đến Mỹ làm việc. Khoảng 2/3 chiếu khán dành cho những di dân đến Mỹ theo diện bảo lãnh gia đình, so với khoảng 15% đến Mỹ theo diện thân nhân của người làm việc tại Hoa Kỳ.

Kế hoạch của Chương Trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện sẽ cản trở các công dân Mỹ muốn đưa anh chị em sang Mỹ và vẫn cho phép họ bảo lãnh con đã lập gia đình nhưng những đứa con này phải dưới 31 tuổi lúc nộp đơn bảo lãnh.

Một số nhà làm luật nghĩ rằng việc di dân theo diện làm việc sẽ tăng việc hỗ trợ nền kinh tế. Dự luật S.744 sẽ tăng số chiếu khán dành cho những công nhân có năng khiếu cao, tạo thêm loại chiếu khán "khởi động" dành cho doanh nhân ngoại quốc, và lập thêm chiếu khán tưởng lệ mới sẽ tính thêm điểm cho những di dân tương lai dựa trên học vấn, nghề nghiệp và thời gian cư trú tại Hoa Kỳ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nghị sĩ Rubio nói rằng ông sẽ đưa ra một tu chính trong dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện sẽ đòi hỏi tất cả di dân phải chứng minh thông thạo Anh ngữ trước khi họ có thể nhận được quy chế di trú hợp pháp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến 11 triệu ngoại kiều bất hợp pháp tại Hoa Kỳ ra sao?

- Đáp: Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho hàng triệu di dân muốn xin nhập tịch Hoa Kỳ. Khoảng 55 phần trăm những ngoại kiều bất hợp pháp sẽ không thể đậu phần thi Anh ngữ trong kỳ thi quốc tịch nếu họ thi ngày hôm nay. Phải mất khoảng 600 giờ để hướng dẫn một người đi từ những cấp căn bản hiểu biết Anh ngữ đến mức đàm thoại thông thạo.

- Hỏi: Hầu hết 11 triệu di dân bất hợp pháp đến Mỹ bằng cách nào?

- Đáp: Hơn một nửa những người bất hợp pháp ở Hoa Kỳ đã nhập cảnh không qua việc kiểm tra, vi phạm việc kiểm soát ở biên giới. Số còn lại là những ngoại kiều bất hợp pháp nhưng nhập cảnh Hoa Kỳ hợp lệ, tuy nhiên họ đã không rời khỏi Hoa Kỳ như luật định.

- Hỏi: Khi nào các Nghị sĩ và Dân biểu sẽ chấm dứt việc thảo luận về dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện?

- Đáp: Thượng viện sẽ cố gắng chấm dứt việc thảo luận của họ trước ngày 4 tháng 7, và các Dân biểu hy vọng hoàn tất việc thảo luận vào cuối tháng 7 sắp tới.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 116825)
Trong những buổi hội luận của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International trong thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều dịp trình bày về chủ đề du học tại Hoa Kỳ. Để có thêm nhiều thông tin khác liên quan đến diện du học lý thú này, chúng tôi xin trích dẫn một bài phỏng vấn đặc biệt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 115366)
Vài tháng trước đây, trong chương trình hội thoại của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International, chúng tôi đã nói về Dự thảo luật Biên giới (HR-4437). Vào thời điểm đó, dự luật này bao gồm một số điều khoản được đưa ra nhằm cắt giảm tình trạng nhập cư bất hợp pháp và tăng cường an ninh quốc gia.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120170)
Trong những buổi hội luận của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International trong thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều dịp trình bày về chủ đề du học tại Hoa Kỳ. Để có thêm nhiều thông tin khác liên quan đến diện du học lý thú này, chúng tôi xin trích dẫn một bài phỏng vấn đặc biệt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 121517)
Đương đơn muốn xin chiếu khán (visa) nghiệp vụ phải xin hẹn phỏng vấn trực tiếp. Trước hết, đương đơn phải đến ngân hàng Citibank trong khu Sun Wah Tower trên đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn, để trả 100 Mỹ kim lệ phí nộp đơn xin chiếu khán xuất cảnh và được cho biết ngày hẹn để phỏng vấn.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 117372)
Không ai ngạc nhiên về công việc rất bận rộn của Tỏa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Trong năm 2005, Tòa tổng lãnh sự đã cấp khoảng 17.000 chiếu khán (visa) cho công dân Việt Nam. Điều này có nghĩa là số đương đơn được cấp chiếu khán tại Việt Nam chiếm 10% tổng số chiếu khán di dân tại Á Châu.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 118994)
Trong một bản thông tin liên phòng của Phòng Công Dân Và Các Dịch Vụ Di Trú (gọi tắt là USCIS), ông Michael Aytes, Phụ tá Giám đốc, đã trả lời những khúc mắc về vấn đề hôn nhân được lợi dụng nhằm vi phạm các luật di trú. Những đôi vợ/chồng ở trên nước Mỹ có thể nộp mẫu đơn I-751 xin huỷ bỏ các điều kiện về tình trạng thường trú.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120685)
Năm nay, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến sớm bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2006, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2006. Những con số trên bảng quy định mới này cho thấy con số đã tăng từ 400 đến 500 Mỹ kim gần giống như năm 2005 .  
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 122893)
Trong khi có nhiều du khách ngoại quốc không thể xin chiếu khán (visa) nhập cảnh Hoa Kỳ một cách dễ dàng thì có nhiều du khách ở những quốc gia khác lại được hưởng Chương Trình Miễn Thị Thực Chiếu Khán. Vậy những người may mắn này là ai?  
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 123368)
Khi một nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ chưa hài lòng các chứng từ mà người được bảo lãnh nộp lúc phỏng vấn, họ sẽ yêu cầu phải nộp thêm các bằng chứng khác. Điều quan trọng nhất mà qúy vị cần ghi nhớ là tất cả những chứng từ được nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi phải được nộp một lần .
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 124030)
Mới đây, chúng ta đã thấy Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn ngày càng cẩn thận hơn khi cứu xét các khoản lợi tức của người bảo lãnh cho những người thân của họ muốn xin chiếu khán phi di dân. Lý do đơn giản là việc xin chiếu khán phi di dân tương đối dễ dàng hơn việc xin chiếu khán di dân. Và sau khi người du khách này đến Hoa Kỳ