CẦN PHẢI KHAI CHÂN THẬT TRÊN ĐƠN XIN CHIẾU KHÁN DS-160

Thứ Tư, 25 Tháng Chín 201300:00(Xem: 61306)
CẦN PHẢI KHAI CHÂN THẬT TRÊN ĐƠN XIN CHIẾU KHÁN DS-160
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Trong không gian điện tử ngày nay, không có điều gì có thể dấu diếm được. Trong một chủ đề trước đây, chúng tôi đã đề cập đến việc các nhân viên Lãnh sự Hoa Kỳ rất quan tâm đến những thông tin của đương đơn ghi trong đơn xin chiếu khán (visa) DS160, và những câu trả lời của đương đơn trong cuộc phỏng vấn. Đơn DS160 được dùng do những đương đơn xin chiếu khán du lịch (visa B2) hoặc công việc (visa B1). Vì thế, điều quan trọng là những câu hỏi trên đơn DS160 phải được trả lời chính xác và thành thật. Không cần thiết phải nghĩ ra những câu trả lời tốt nhất để làm sao được cấp chiếu khán. Trong mọi trường hợp, trả lời chân thật vẫn là cách tốt nhất. Và các đương đơn nên nhớ rằng những nguồn dự trữ và kiểm chứng thông tin của Lãnh sự gần như vô hạn. Một nhân viên lãnh sự rất dễ dàng kiểm chứng với những hồ sơ lưu trữ của Sở di trú và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để kiểm chứng những câu trả lời được khai trên đơn DS160.

Và những đơn xin chiếu khán trong tương lai có thể sẽ gặp trở ngại nếu những đơn xin chiếu khán Du lịch hoặc Du học không được điền chính xác và sai sự thật. Nếu qúy vị cố tình dấu diếm điều gì đó làm cho Tòa Lãnh sự từ chối đơn xin chiếu khán, sự từ chối này có thể được xem là "man khai thông tin" hoặc "man khai giấy tờ". Nói cách khác, nếu Lãnh sự biết sự thật, họ sẽ từ chối đơn xin chiếu khán. Việc man khai có thể đưa đến việc trừng phạt không cấp chiếu khán vĩnh viễn.

Thí dụ như cha mẹ của một thanh niên là ngư phủ nhưng anh rất muốn có chiếu khán để sang Hoa kỳ du học. Một người làm dịch vụ nào đó cung cấp cho anh ta những giấy tờ giả mạo chứng nhận rằng cha mẹ anh là chủ cơ sở thương mại. Đây là hành động man khai giấy tờ và nếu Lãnh sự khám phá rằng cha mẹ anh làm nghề đánh cá, anh đã có thể sẽ bị từ chối chiếu khán du học.

Chúng tôi cũng được biết có những hồ sơ xin chiếu khán du lịch, một số đương đơn đã ly dị nhưng vẫn khai đang còn kết hôn. Họ hy vọng rằng với gia cảnh có gia đình thì Lãnh sự sẽ tin tưởng rằng họ sẽ trở về với gia đình tại Việt Nam. Đây cũng là hành động man khai thông tin và sẽ đưa đến việc đơn xin chiếu khán bị từ chối vĩnh viễn.

Trong một vài năm nữa, chúng ta có thể nói rằng các đương đơn xin chiếu khán du học với những giấy tờ giả mạo, hoặc những người đã thực sự ly dị nhưng không khai điều này và muốn nộp đơn xin chiếu khán di dân diện vợ chồng hoặc diện hôn phu-thê (fiancée). Nhưng chỉ cần vài nút bấm trên bàn phím máy điện toán, các nhân viên lãnh sự hoặc sở di trú dễ dàng khám phá những sự man khai thông tin kể trên.

Hiện nay, với những quan tâm về an ninh quốc gia, các văn phòng chính phủ Hoa Kỳ đang nối kết và chia sẻ hệ thống thông tin lẫn nhau. Nếu Tòa Lãnh sự biết rằng qúy vị đã từng man khai, rồi Sở di trú cũng sẽ biết điều này và ngược lại. Đương đơn không thể hy vọng rằng đơn khai man trong quá khứ sẽ biến mất. Nó sẽ không bị xóa và sẽ trở lại gây phiền nhiễu.

Chiếu khán du lịch sẽ bị từ chối nếu nhân viên lãnh sự nghi ngờ đương đơn sẽ tìm cách ở lại Hoa Kỳ sau khi chiếu khán hết hạn. Sẽ không có cơ hội kháng cáo nếu chiếu khán xin du lịch bị từ chối. Lãnh sự thường đề nghị các đương đơn nếu muốn nộp đơn xin du lịch một lần nữa thì nên đợi sau 6 tháng và nên có thêm những bằng chứng mới để có thể không bị từ chối một lần nữa.

Chuẩn bị đơn DS160: Trong thời gian gần đây, đơn xin chiếu khán DS160 phải nộp trên mang điện tử (online). Người khác có thể giúp điền đơn, nhưng khi đương đơn ký tên trên máy điện toán, đương đơn đã xác nhận rằng những câu trả lời trên đơn DS160 là chính xác. Vì thế, đương đơn hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung trên mẫu đơn DS160.

Mặc dù bản hướng dẫn đơn DS160 có tiếng Việt Nam, một số đương đơn không rành về máy điện toán hoặc không tự tin khi điền đơn Anh ngữ, vì thế họ đến nhờ một nhân viên nào đó giúp đỡ. Người nhân viên này vì muốn giúp đương đơn được chấp thuận nên họ đã điền đơn bằng những cách mà họ nghĩ rằng sẽ thành công, chẳng hạn như cung cấp thông tin man khai về tình trạng hôn nhân hoặc những nguồn tài chánh của đương đơn.
Dĩ nhiên, đương đơn - chứ không phải nhân viên giúp điền đơn - hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đơn DS160.

Điều gì sẽ xảy ra nếu đương đơn xin chiếu khán du lịch được cấp chiếu khán bằng cách che dấu những dữ kiện quan trọng và sau đó muốn nộp đơn xin quy chế thường trú nhân tại Hoa Kỳ? Nếu sự thật bị Sở di trú khám phá, đương đơn sẽ nhận được lệnh bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.

Những đương đơn xin chiếu khán ở Việt Nam cho biết, thật may mắn, vì họ luôn tin cậy văn phòng Robert Mullins International ở Sài Gòn điền đơn DS160 chính xác cho họ.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Một số nhân viên hành nghề di trú cho rằng họ có "những móc nối" trong Tòa Lãnh sự nên sẽ "bảo đảm" sẽ có chiếu khán nếu giá cả phải chăng. Điều này đúng không?

- Đáp: Đôi lúc một nhân viên làm việc cho Tòa Lãnh sự nhận tiền hối lộ để cấp chiếu khán. Tòa Lãnh sự luôn luôn khám phá những hành vi này và sẽ quan tâm đặc biệt về việc cấp chiếu khán. Nếu Tòa Lãnh sự có thể xác định một đương đơn nào đó đưa tiền hối lộ, người này sẽ không bao giờ được cấp chiếu khán sang Hoa Kỳ.

- Hỏi: Đương đơn cần những gì khi điền đơn DS160?

- Đáp: Bộ Ngoại Giao đề nghị những điều như sau:

* Thông hành (passport)
* Lịch trình chuyến bay nếu đương đơn đã chuẩn bị chuyến du lịch của mình
* Thời gian của 5 chuyến du lịch sau cùng của đương đơn tại Hoa Kỳ nếu họ đã từng ở Hoa Kỳ trước đây, và những chuyến du lịch quốc tế khác trong 5 năm qua
* Những thông tin về học vấn và công việc làm trước đây và hiện tại.

- Hỏi: Làm sao đương đơn có thể ký đơn DS160 trên máy điện tử được?

- Đáp: Đơn DS160 được ký bằng cách "nhấp" trên ô chữ "Ký Đơn" (tức Sign Application) nằm ở cuối đơn. Chữ ký trên đơn xác nhận rằng đương đơn đã đọc và hiểu những câu hỏi trên đơn và những câu trả lời là sự thật và đúng theo sự hiểu biết và tin tưởng nhất của đương đơn. Một đơn có những lời khai gian dối và lừa gạt sẽ đưa đến việc bị từ chối cấp chiếu khán hoặc bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 18 Tháng Mười 2007(Xem: 123906)
Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến qúy vị 25 câu hỏi đàu tiên trong số 100 câu hỏi sẽ được áp dụng trong kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ theo phương thức mới. Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới.
Thứ Sáu, 12 Tháng Mười 2007(Xem: 121440)
Theo thông báo chính thức của Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, cơ quan USCIS sẽ bắt đầu áp dụng cuộc thi nhập tịch được điều chỉnh theo lối mới. Những người xin nhập tịch nếu nộp đơn sau ngày 1 tháng 10 năm 2008 sẽ được thi theo lối mới.
Thứ Sáu, 05 Tháng Mười 2007(Xem: 124715)
Cơ quan chuyên trách các Dịch Vụ Công Dân Hoa Kỳ Và Di Trú (USCIS) vừa loan báo sẽ có 100 câu hỏi và trả lời liên quan đến các vấn đề dân sự trong cách thi quốc tịch mới. Cơ quan di trú USCIS sẽ tiến hành cuộc thi mới này cho các đương đơn xin nhập tịch kể từ tháng 10 năm 2008.
Thứ Năm, 27 Tháng Chín 2007(Xem: 125849)
Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển vừa loan bao Tu chính án mang tên của Thượng Nghị Sĩ John McCain và Dân Biểu Tom Davis đã được Thượng Viện Hoa-Kỳ chấp thuận gia hạn thêm hai năm (2007 - 2009).  Uỷ Ban hi vọng vọng rằng sau một tháng nghỉ hè lưỡng viện Quốc Hội Hoa-Kỳ sẽ cùng thảo luận và chấp thuận tu chính án này trong tháng 9.
Thứ Hai, 24 Tháng Chín 2007(Xem: 128562)
Vào tháng Ba năm 2007 vừa qua, khi nữ tài tử xinh đẹp Angelina Jolie và nam tài tử Brad Pitt nhận một em bé người Việt Nam làm con nuôi, họ đã tạo nên một trong những sự huyên náo lớn nhất của giới truyền thông Việt Nam.
Thứ Năm, 13 Tháng Chín 2007(Xem: 124979)
Theo tin tức được trích dẫn từ trang điện tử di trú Siskind, trong tuần qua, Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo cho những thường trú nhân đang có Thẻ xanh loại không có ngày hết hạn trước đây phải nộp xin gia hạn Thẻ xanh mới. Thông tấn AP cho biết có khoảng 750,000 thường trú nhân đang có loại Thẻ xanh cũ này.
Thứ Năm, 06 Tháng Chín 2007(Xem: 125205)
Hàng năm, một vài nhân vật quốc hội thường đưa ra một dự luật để loại bỏ hoặc giảm bớt vài diện di dân. Cho đến cuối năm ngoái, những dự luật này thường bị "khai tử" âm thầm lặng lẽ vì không đủ số người ủng hộ thành luật chính thức.
Thứ Sáu, 31 Tháng Tám 2007(Xem: 125092)
Hầu hết những lý do thông thường bị từ chối lúc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) xuất cảnh trong những diện bảo lãnh hôn phu-thê, hoặc vợ-chồng là do nhân viên phỏng vấn không nghĩ rằng có đủ chứng minh về quan hệ. Nhữ vậy, thế nào được xem là "đủ"? Vấn đề ở đây là mỗi nhân viên phỏng vấn có thể định nghĩa chữ "đủ" khác nhau.
Thứ Năm, 23 Tháng Tám 2007(Xem: 129757)
Chương trình McCain sẽ chấm dứt vào ngày 30 tháng 9 năm 2007. Sau đó, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ sẽ không chấp thuận cấp chiếu khán (visa) cho bất kỳ ai nộp đơn Chương trình McCain. Tu chính án McCain cứu xét đơn của những người con trai hay gái của các tù nhân cải tạo ở Việt Nam có thể hợp lệ xin tái định cư tại Hoa Kỳ, nếu họ đã trên 20 tuổi và còn độc thân trong thời điểm cha mẹ của họ được chấp thuận chiếu khán sang Hoa Kỳ theo diện H.O.
Thứ Năm, 16 Tháng Tám 2007(Xem: 138755)
Một khi Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn tin tưởng rằng những bằng chứng về sự liên hệ trong những hồ sơ vợ-chồng, hay hôn thê-hôn phu không đủ thuyết phục, họ sẽ quyết định gửi trả đơn bảo lãnh về cơ quan di trú tại Hoa Kỳ và có thể sẽ hủy bỏ. Điều này có nghĩa là những bộ đơn bảo lãnh kém may mắn này sẽ ở cơ quan di trú ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm trước khi họ duyệt xét lại những hồ sơ kể trên.